Lao động đang làm việc trong nền kinh tế (kể

Một phần của tài liệu Dồn điền đổi thửa ở tam nông (Trang 53 - 59)

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế (kể

cả ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động) Người 38.310

* Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Người 18.540

- Nông nghiệp Người 16.950

- Lâm nghiệp Người 620

- Thủy sản Người 970

* Công nghiệp, xây dựng Người 9.000

- Công nghiệp Người 4.900

- Xây dựng Người 4.100

* Dịch vụ Người 7.110

4. Lao động khu vực nhà nước Người 3.660

- Trung ương quản lý Người 160

- Địa phương quản lý Người 3.440

+ Tỉnh quản lý Người 320

+ Huyện, quận, thị xã quản lý Người 3.120

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Nông năm 2013) Nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khoẻ, có trình độ văn hoá. Về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm thấp, mới đạt khoảng 30% số lao động tham gia các lĩnh vực trong nền kinh tế.

* Việc làm, thu nhập và mức sống dân cư: Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách với người có công và các chính sách an sinh xã hội đã đạt được nhiều kết quả tốt. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên: Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 12,5 triệu/đồng/năm (theo giá thực tế) tăng 1,6 lần so với năm 2009. Bình quân lượng lương thực có hạt trên đầu người của huyện là 377 kg/người/năm tăng 12,45% so với năm 2009; số hộ khá, giàu ngày một tăng, tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm xuống

(còn 10%), hết năm 2013 cơ bản xóa xong nhà tạm cho các hộ nghèo; các tiện nghi sinh hoạt của đại bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nằm trong tình trạng chung của các tỉnh thuộc khu vực miền núi Bắc Bộ, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của người dân huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ nhìn chung còn ở mức thấp, bình quân GDP trên đầu người của tỉnh chỉ bằng khoảng 60% bình quân chung của cả nước.

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3.1.3.1 Những thuận lợi

* Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường:

Huyện Tam Nông có vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, địa hình có cả đồng bằng, trung du và miền núi mang lại cho huyện nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp tổng hợp và đa dạng hóa cây trồng. Vùng đồng bằng thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực, nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương) cho năng suất cao; vùng đồi gò thấp và một số bãi bồi ven sông thuận lợi với việc chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa (bò hướng nạc, bò hướng sữa).

- Hệ thống giao thông của huyện khá thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, vận chuyển hàng hóa, nông sản, vật tư phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.

- Huyện có hệ thống kênh mương cấp 1, 2 và kênh mặt ruộng (cấp 3) đã được kiên cố hóa tạo điều kiện cho việc chủ động tưới tiêu cho phần lớn diện tích canh tác.

- Địa bàn huyện có 3 con sông lớn chảy qua nên hàng năm các vùng bãi ngoài đê được bồi đắp thêm một lượng phù sa lớn làm tăng độ màu mỡ cho đất, thuận lợi cho việc trồng các loại cây hoa màu.

- Do ít chịu tác động về môi trường nên trong việc sử dụng đất canh tác luôn đảm bảo về năng suất và sản lượng của cây trồng.

* Về điều kiện kinh tế - xã hội

Có sự thống nhất tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng; sự chỉ đạo điều hành năng động sáng tạo, nhạy bén của chính quyền, sự kết phối kết hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân, sự nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Đường lối đổi mới tiếp tục được thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, hiệu lực

quản lý của chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính. Có nhiều biện pháp phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện giải phóng mặt bằng xây dựng phát triển công nghiệp.

Giá trị sản xuất tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu sản xuất chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá, nhiều mô hình sản xuất mới có thu nhập cao được phát triển ở các địa phương. Không còn hộ đói, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ giàu ngày một tăng. Khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng đưa vào sản xuất, góp phần tăng năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi.

Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, 100% số xã có trường học, trụ sở làm việc, trạm y tế mới, hệ thống đường giao thông được nhựa và bê tông hoá. Hoạt động tài chính lành mạnh, tăng nguồn thu trên địa bàn.

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, quy mô trường lớp ổn định đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hoạt động văn hoá xã hội phát triển cả bề rộng và chiều sâu, thực hiện tốt nếp sống văn hoá, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển rộng khắp, thực hiện tốt các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.

An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hạn chế tai, tệ nạn xã hội, giải quyết dứt điểm các vụ việc xảy ra trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Trên địa bàn không có khiếu kiện đông người và đơn, thư vượt cấp.

Thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, hiệu lực quản lý Nhà nước được tăng cường, thực hiện tốt cơ chế “Một cửa” từ huyện đến cơ sở.

Ngoài ra, Tam Nông còn có một lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào với truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời, cần cù chịu khó. Đồng thời, huyện được ưu tiên đầu tư nhiều hơn trong việc sản xuất nông nghiệp.

Tất cả những thuận lợi trên đã tạo điều kiện cho Tam Nông những tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.3.2 Những khó khăn thách thức

Địa hình của huyện với 38,3% đất đai là đồi núi đã gây ra không ít khó khăn trong canh tác nông nghiệp, trong sinh hoạt của người dân cũng như quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Tập quán canh tác của một bộ phận nhân dân còn lạc hậu, chưa có sự nhạy bén trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kinh tế hàng hóa phát triển chưa cao, sản phẩm làm ra chưa có nơi tiêu thụ ổn định. Sản phẩm nông lâm nghiệp chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến nên giá trị thấp.

Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm: Sự tăng trưởng của từng ngành chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của huyện. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, chưa xứng với tiềm năng và lợi thế, sản xuất manh mún, chưa có doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn, công nghệ còn lạc hậu, trình độ tổ chức, quản lý yếu kém, khả năng hội nhập còn hạn chế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh vào phát triển kinh tế - xã hội. Các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ tổng hợp v.v... phát triển còn yếu.

Huy động các nguồn nội lực: Sự huy động các nguồn lực chưa cao, đặc biệt là huy động nội lực còn yếu, thể hiện trong việc sử dụng khai thác các nguồn đất đai, khoáng sản, mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, tài nguyên rừng chưa biến thành nguồn vốn đầu tư.

Một số lĩnh vực xã hội còn nhiều tồn tại, khó khăn: Về giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội còn có một số tồn tại hạn chế như chất lượng giáo dục, đào tạo chưa cao, chưa phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, xã hội hóa giáo dục đào tạo, y tế còn hạn chế. Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Các hoạt động văn hoá, TTTT chưa đồng đều ở các xã, cơ sở vật chất đáp ứng cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá TTTT còn thiếu, hoạt động thể dục thể thao chưa có thành tích cao.

Đời sống của một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn. Mức thu nhập thấp nên việc đầu tư cho phát triển sản xuất chưa được quan tâm đúng mức.

Trong thời gian tới chính quyền địa phương cần có các biện pháp tổ chức, chính sách đầu tư, khuyến khích sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.

3.2 Thực trạng và quá trình thực hiện chính sách DĐĐT ở huyện Tam Nông 3.2.1 Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Nông 3.2.1.1 Tình hình quản lý đất đai

UBND huyện Tam Nông đã chỉ đạo, quản lý tốt việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã theo đúng định kỳ, đảm bảo đúng Luật Đất đai. Do đó, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương ngày càng ổn định, chặt chẽ và đi vào nền nếp.

Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính chính quy của toàn huyện đến nay đã được 6/20 xã đã đo đạc xong. Có 3 xã đang thực hiện đo đạc, còn lại 11/20 xã chưa được đo đạc bản đồ địa chính chính quy mà vẫn dùng tài liệu bản đồ 299.

Công tác cấp giấy chứng nhận QSD Đất của huyện đã được triển khai thực hiện cùng cả nước từ năm 1993 đến nay. Kết quả là tính đến hết năm 2013 toàn huyện đã cấp được hơn 95% số lượng giấy chứng nhận QSD Đất cần cấp.

3.2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013

Huyện Tam Nông có diện tích tự nhiên 15.596,92 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Huyện gồm 19 xã và 1 thị trấn, trong đó xã có diện tích lớn nhất là xã Tề Lễ với diện tích là 1732,15ha, chiếm 11,10% diện tích tự nhiên toàn huyện; xã có diện tích nhỏ nhất là xã Dậu Dương với diện tích 287,53ha, chiếm 1,84% diện tích tự nhiên toàn huyện. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện được thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Nông năm 2013

TT Mục đích sử dụng đất

Tổng diện tích các loại đất theo địa giới

hành chính (ha)

Cơ cấu diện tích loại đất so với diện tích tự nhiên

(%)

(1) (2) (3) (4)

Tổng diện tích tự nhiên 15.596,92 100,00

1 Đất nông nghiệp 10.988,78 70,45

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.757,60 43,33

1.2 Đất lâm nghiệp 3.608,90 23,14

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 621,83 3,99

2 Đất phi nông nghiệp 4.207,65 26,98

2.1 Đất ở 569,36 3,65

2.2 Đất chuyên dùng 1.591,3 10,20

2.3 Đất tôn giáo, tín ngỡng 11,49 0,07

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 80,39 0,52

2.5 Đất sông suối và mặt nớc chuyên dùng 1.955,11 12,54

3 Đất cha sử dụng 400,49 2,57

3.1 Đất bằng cha sử dụng 222,17 1,42

3.2 Đất đồi núi cha sử dụng 174,36 1,12

3.3 Núi đá không có rừng cây 3,96 0,03

(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Tam Nông)

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu các loại đất năm 2013 1. Đất nông nghiệp 70,45%

2. Đất

Một phần của tài liệu Dồn điền đổi thửa ở tam nông (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w