Ảnh hưởng của công tác DĐĐT đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .1 Ảnh hưởng của công tác DĐĐT đến diện tích, năng suất, sản lượng một số

Một phần của tài liệu Dồn điền đổi thửa ở tam nông (Trang 69 - 79)

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. Đất chưa sử dụng 2,57%

3.3 Ảnh hưởng của công tác DĐĐT đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .1 Ảnh hưởng của công tác DĐĐT đến diện tích, năng suất, sản lượng một số

cây trồng chính trước và sau DĐĐT

Sau khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất, diện tích, năng suất một số loại cây trồng đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nhìn chung, diện tích các loại cây trồng chính đều tăng lên. Nguyên nhân diện tích các loại cây trồng chính tăng là do việc chuyển đổi ruộng đất làm cho đồng ruộng được cải tạo, chủ động được tưới tiêu nên bà con đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ khiến cho diện tích các loại cây trồng chính tăng lên, đặc biệt là diện tích ngô đông, trước đây có những chân ruộng chỉ cấy được 2 vụ lúa, nay do chủ động được tưới tiêu nên đã trồng thêm vụ ngô đông...góp phần làm nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích. Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chính được thể hiện tại bảng 3.11

Qua kết quả điều tra cho thấy, hệ số sử dụng đất của hai xã nghiên cứu sau dồn đổi đều tăng, trong đó xã Thượng Nông (đạt 2,0 lần, tăng 0,3 lần) và xã Hương Nộn (đạt 2,15 lần, tăng 0,35 lần).

Bảng 3.11. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trước và sau DĐĐT

Loại cây trồng

Xã Thượng Nông Xã Hương Nộn Trước

DĐĐT

Sau DĐĐT

Trước

DĐĐT Sau DĐĐT 1. Lúa xuân

- Diện tích (ha) - Năng xuất (tạ/ha)

- Sản lượng (tấn)

260,0 53 1378,0

265,0 55 1457,5

230,0 54,5 1253,5

233,0 56,8 1323,4 2. Lúa mùa

- Diện tích (ha) - Năng xuất (tạ/ha)

- Sản lượng (tấn)

125,5 49,0 615,0

125,5 50 627,5

195,5 48,0 938,4

200 52,1 1042,0 3. Ngô đông

- Diện tích (ha) - Năng xuất (tạ/ha)

- Sản lượng (tấn)

42,0 50,0 210,0

45 55 247,5

65,0 56,0 364,0

75 60,7 455,3 4. Lạc

- Diện tích (ha) - Năng xuất (tạ/ha) - Sản lượng (tấn)

1,5 20 3,0

2 22 4,4

1,0 17 1,7

4,7 18 8,46

5. Hệ số sử dụng đất 1,7 2,0 1,8 2,15

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tam Nông) 3.3.2 Ảnh hưởng của công tác DĐĐT đến hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng

Quá trình dồn điền đổi thửa cho phép khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất làm cho quy mô diện tích các thửa ruộng tăng lên. Nhưng đi kèm theo đó là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hoá sản xuất trong tương lai. Vì vậy trong triển khai dồn điền đổi thửa việc mở rộng và bê tông hoá hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà các xã điều tra đã đạt được. Kết quả nghiên cứu ở hai xã điều tra về diện tích đất giao thông, đất thuỷ lợi nội đồng đều tăng được thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi trước và sau DĐĐT

Loại đất Trước

DĐĐT (ha)

Sau DĐĐT (ha)

Tăng, giảm

Giao thông Thượng Nông 43,41 44,51 1,1

Hương Nộn 42,36 44,4 2,04

Thuỷ lợi Thượng Nông 35,46 35,32 0,14

Hương Nộn 25,94 27,06 1,12

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng số liệu thấy rằng diện tích đất giao thông và thủy lợi của 2 xã sau DĐĐT đều tăng lên cụ thể: xã Thượng Nông diện tích đất giao thông tăng thêm 1,1ha; diện tích đất thủy lợi tăng thêm 0,14ha. xã Hương Nộn diện tích đất giao thông tăng thêm 2,04ha; diện tích đất thủy lợi tăng thêm 1,12ha. Việc quy hoạch mở rộng diện tích đất giao thông thuỷ lợi đã góp phần không nhỏ trong việc cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích của các nông hộ. Với việc tu bổ, mở rộng các tuyến kênh tưới, tiêu góp phần chủ động tưới trong mùa khô hạn, tiêu trong mùa mưa bão. Đối với việc mở rộng đất giao thông nội đồng góp phần giảm công lao động khi thu hoạch cũng như công chăm sóc, thăm đồng của các nông hộ góp phần làm giảm chi phí trong sản xuất.

Hình 3.1. Giao thông nội đồng sau khi đã DĐĐT 3.3.3 Một số kiểu sử dụng đất trước và sau DĐĐT

Tam Nông là huyện trung du của tỉnh, đất đai ít mầu mỡ nên các kiểu sử dụng đất ở Tam Nông vẫn đơn giản: lúa xuân- lúa mùa, lúa xuân - lúa mùa - cây trồng vụ đông.

Bảng 3.13 Một số kiểu sử dụng đất chính trước và sau DĐĐT

Địa hình Kiểu sử dụng đất

Trước DĐĐT Sau DĐĐT

1. Trên đất cao và vàn cao

Lạc xuân

Lúa Xuân-Lúa Mùa

Lúa Xuân-Lúa Mùa Lúa Xuân-Lúa Mùa - ngô Lạc xuân- ngô

2. Trên chân đất vàn và vàn thấp

Lúa Xuân-Lúa Mùa Lúa Xuân-Lúa Mùa - ngô Lúa Xuân-Lúa Mùa - Lạc 3.Trên đất thấp và trũng Lúa Xuân Lúa Xuân - Cá

Nuôi cá

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tam Nông) Sau dồn đổi, đồng ruộng đã được quy hoạch, cải tạo lại người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hệ số sử dụng đất từ 1 vụ lên 2 vụ; từ 2 vụ lên 3 vụ. Đã xuất hiện các kiểu sử dụng đất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: lúa - cá, nuôi cá, đặc biệt là mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản...

Hình 3.2. Cây ngô đông ở huyện Tam Nông sau khi đã DĐĐT

hương nhài, đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Nộn.

Hình 3.3. Chuyên canh hoa nhài ở xã Hương Nộn sau khi đã DĐĐT 3.3.4 Ảnh hưởng của công tác DĐĐT đến việc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp

Sau khi thực hiện DĐĐT, do quy mô thửa đất tăng lên đã góp phần thúc đẩy quá trình áp dụng cơ giới hoá vào đồng ruộng được nhanh chóng, mạnh mẽ hơn. Người nông dân đã mạnh dạn trang bị các phương tiện sản xuất hiện đại phù hợp với sản xuất và cho hiệu quả kinh tế cao như: máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa có động cơ...để phục vụ khâu làm đất và thu hoạch góp phần làm giảm ngày công lao động, chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp...

Bảng 3.14. Sự thay đổi vật tư và các thiết bị phục vụ sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa

Hạng mục tư liệu phục vụ sản xuất

Thượng Nông

Hương Nộn Trước

DĐĐT Sau

DĐĐT Trước

DĐĐT Sau

DĐĐT

1. Trâu bò (con) 305 375 568 632

2. Máy cày, máy bừa (cái) 2 8 2 9

3. Máy tuốt lúa động cơ (cái) 2 7 4 10

4. Số hộ có bình phun thuốc trừ sâu

chạy bằng ác quy (hộ) 35 90 37 95

5. Số hộ có xe đầu dọc vận chuyển 2 5 3 8

6. Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất và

thu hoạch (%) 15 65 20 75

(Nguồn: phòng thống kê huyện Tam Nông) Qua số liệu bảng 3.14 cho thấy sự mạnh dạn đầu tư máy móc trong sản xuất của các hộ nông dân đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Số lượng trâu, bò vẫn tăng lên do chuyển hướng sang chăn nuôi lấy thịt. Số lượng các máy móc phục vụ sản xuất tăng lên đã làm cho tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu làm đất của các xã đều tăng: xã Thượng Nông đạt 65%, tăng 50% so với trước dồn đổi; xã Hương Nộn đạt 75%, tăng 55% so với trước dồn đổi. Điều đó đã chứng tỏ việc dồn đổi từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn đã giúp cho bà con nông dân có cơ hội đầu tư máy móc áp dụng vào sản xuất để giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế/một đơn

Hình 3.4. Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp ở Tam Nông sau khi đã DĐĐT

3.3.5 Ảnh hưởng của DĐĐT đến việc hình thành các trang trại

Dồn đổi ruộng đất đã đáp ứng nhu cầu tích tụ đất đai, hình thành các trang trại nông nghiệp của nông dân. Trước DĐĐT trên địa bàn huyện có 31 trang trại, Sau DĐĐT số trang trại đã là 55 trang trại, trong đó có 12 trang trại tổng hợp, 28 trang trại nuôi trồng thuỷ sản và 15 trang trại chăn nuôi.

Số trang trại của huyện Tam Nông sau dồn đổi ruộng đất được thể hiện tại bảng 3.15.

Bảng 3.15 Số trang trại sản xuất nông nghiệp sau dồn đổi ruộng đất

TT Số trang

trại

Loại hình trang trại Diện tích trang trại

(ha) Tổng

hợp

Nuôi trồng thuỷ sản

Chăn nuôi

1 Thượng Nông 14 4 5 5 38,19

2 Hưng Hóa 2 1 1 0 9,14

3 Dị Nậu 4 1 3 0 69,71

4 Hương Nộn 13 3 8 2 40,3

5 Cổ tiết 5 0 3 2 23,13

6 Hiền Quan 2 1 1 0 16,1

7 Tứ Mỹ 4 0 2 2 13,6

8 Hùng Đô 1 0 0 1 19,8

9 Tề Lễ 7 1 4 2 135,1

10 Thọ Văn 3 1 1 1 130,0

Tổng số 55 12 28 15 495,07

(Nguồn: phòng thống kê huyện Tam Nông)

Hình 3.5 Trang trại chăn nuôi tổng hợp của hộ bà Đặng Thị Phương Lan, khu 8 xã Hương Nộn huyện Tam Nông

Hình 3.6 Trang trại nuôi trồng thuỷ sản của gia đình ông Đào Văn Huấn, khu 5 xã Thượng Nông huyện Tam Nông

3.3.6 Ảnh hưởng của DĐĐT đến việc quản lý và sử dụng đất công ích

Theo quy định đất công ích (hay còn gọi là đất 5%) là quỹ đất dành riêng để nhằm mục đích xây dựng các công trình phúc lợi. Diện tích này theo Nghị định 64 - CP của Chính phủ năm 1993 được quy định là không quá 5% diện tích đất nông nghiệp. Kết quả dồn đổi đất công ích tập trung để quản lý, khai thác sử dụng của toàn huyện như sau: Có 4 xã là Thượng Nông, Hương Nộn, Dậu Dương và Tề Lễ đã làm tốt công tác dồn, đổi và quy hoạch quỹ đất 5% tập trung về một vị trí được 19,03ha. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thầu, cho thuê và dự phòng đất đai cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các hộ dân có đất bị thu hồi xây dựng các công trình của nhà nước.

Bảng 3.16 Diện tích, Giá thầu đất công ích thực tế trước và sau dồn điền đổi thửa

Tên xã

Tổng diện tích đất công ích

(ha)

Diện tích đất công ích được

dồn đổi tập trung sau DĐĐT(ha)

Giá thầu đất công ích trước DĐĐT

(kg/sào/năm)

Giá thầu đất công ích sau

DĐĐT (kg/sào/năm)

Toàn huyện 260,42 19,03 35 62

Thượng Nông 17,58 3,99 40 65

Hương Nộn 40,66 9,29 45 72

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng số liệu ta thấy sau DĐĐT do đất công ích đã được tập trung gọn vùng, gọn thửa do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân đấu thầu để sản xuất. Giá thầu đất công ích của hai xã cũng tăng lên so với trước khi DĐĐT. Cụ thể xã ở xã Thượng Nông giá thầu tăng 25kg/sào/năm, xã Hương Nộn giá thầu tăng 27kg/sào/năm.

3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau khi thực

Một phần của tài liệu Dồn điền đổi thửa ở tam nông (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w