Các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch trong bối cảnh liên kết và hội nhập

Một phần của tài liệu PHÁT HUY lợi THẾ HÀNH LANG KINH tế ĐÔNG – tây để PHÁT TRIỂN DU LỊCH ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 29 - 37)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch trong bối cảnh liên kết và hội nhập

1.2.1. Tác động của các nhân tố bên trong

1.2.1.1. Tác động môi trường chính trị, kinh tế - xã hội đối với du lịch.

Môi trường chính trị

Môi trường chính trị thể hiện trước hết ở hệ thống pháp luật, chính sách và thể chế của một quốc gia. Một nền chính trị hòa bình, ổn định sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển nói chung, du lịch nói riêng. Thực tế cho thấy, một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển được du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình

hình chính trị và hòa bình (không có điều kiện để phát triển du lịch và cũng không thu hút được khách du lịch).

Sự phát triển kinh tế - xã hội

Sự phát triển của các ngành kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp,… sẽ giúp cải thiện CSVC - HT cho xã hội, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi các dịch vụ du lịch. Điều đó sẽ nâng cao được sức cạnh tranh sản phẩm du lịch nhằm thu hút và giữ chân du khách. Kết quả tất yếu là sẽ nâng cao giá cả sản phẩm du lịch, tăng thu nhập từ khách du lịch, tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển.

Đồng thời, sự phát triển của các ngành thuộc lĩnh vực xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế… sẽ góp phần tăng sức hấp dẫn, sức cạnh tranh về thương hiệu điểm đến cho KTDL. Chẳng hạn, sự phát triển của ngành văn hóa, giáo dục… sẽ là hình ảnh, thương hiệu giúp cho du khách mong muốn được đến, được khám phá những nét văn hóa của quốc gia, dân tộc hay của vùng, địa phương. Khi điều kiện về giáo dục, y tế tốt là điều kiện quan trọng để phát triển một số loại hình du lịch như du lịch hội thảo, hội nghị, du lịch kết hợp với khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng v.v…

Mặt khác, các ngành khác như thông tin liên lạc, điện tử, giao thông vận tải

…phát triển sẽ giúp quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm du lịch cho du khách, kết nối tour cho hoạt động du lịch. Chẳng hạn, sự phát triển của ngành thông tin liên lạc sẽ giúp du khách có nhiều thông tin hơn về các điểm đến du lịch, các sản phẩm du lịch qua các trang mạng Internet, họ có thể đặt mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn hay mua trọn gói sản phẩm du lịch một cách dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí đi lại, đồng thời du lịch nhờ đó mà bán được nhiều sản phẩm du lịch hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Hoặc ngành giao thông vận tải phát triển sẽ giúp cho du khách đi lại một cách thuận tiện hơn, giá cước vận chuyển sẽ hợp lý hơn và từ đó góp phần giảm giá tour, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch và sẽ tăng thu nhập từ khách du lịch.

Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…

nếu phát triển tốt sẽ là “xung lực” hỗ trợ cho sự phát triển du lịch. Chẳng hạn,

nếu trong ngành tài chính, ngân hàng có nhiều dịch vụ tiện ích, linh hoạt sẽ giúp cho du khách thuận lợi trong việc thanh toán các loại chi phí và thanh toán các hóa đơn mua sắm của mình. Hoặc khi thị trường chứng khoán phát triển thì du lịch sẽ có nhiều cơ hội thu hút những du khách là những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán kết hợp đi du lịch với việc kinh doanh của mình tại quốc gia mà họ đang đầu tư. Hay khi dịch vụ bảo hiểm phát triển thì du khách sẽ yên tâm hơn khi sử dụng những sản phẩm du lịch trọn gói hay sản phẩm du lịch từng phần mà không lo ngại nhiều đến những rủi ro trong những chuyến tham quan, du ngoạn của mình.

1.2.1.2. Chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của quốc gia và địa phương Chiến lược phát triển du lịch là một bộ phận cấu thành trong chiến lược phát triển KT - XH của Đảng và Nhà nước. Nó quy định những mục tiêu lâu dài, cơ bản và những nhiệm vụ chủ yếu về sự phát triển du lịch, những con đường và cách thức để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó, phương hướng chung của sự phát triển kinh tế trong một thời kỳ dài. Chiến lược phát triển du lịch là công cụ để cung cấp một tầm nhìn dài hạn về hoạt động của ngành du lịch trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Nội dung của việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch là xác định các nhiệm vụ và mục tiêu dài hạn, lựa chọn chính sách thích hợp với điều kiện trong nước, quốc tế và phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu mà việc kinh doanh du lịch đã đề ra. Đây là sự lựa chọn có căn cứ khoa học các mục tiêu căn bản, chủ yếu để phát triển du lịch, đồng thời xác định các nguồn lực, phương tiện, chọn lựa các phương án thích hợp để đạt các mục tiêu trong hoạt động khai thác du lịch. Việc tổ chức xây dựng và thực thi chiến lược phát triển du lịch có ý nghĩa to lớn đối với việc định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như việc xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến hoạt động du lịch.

Quy hoạch du lịch thường gắn với tính đặc thù của mỗi địa phương, bao gồm tập hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn, nhằm thực hiện hoặc tham gia vào những lựa chọn tổng thể; hoặc những điểm du lịch riêng rẽ có liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất như: đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo tồn,

tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn lao động, tăng cường tuyên truyền quảng bá, thực hiện các chiến lược về thị trường… Công tác này được thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà ngành du lịch có thể đem lại cho cộng đồng, cho Doanh nghiệp du lịch. Nếu công tác quy hoạch có chất lượng thì nó sẽ giúp cho yếu tố cung du lịch và cầu du lịch phù hợp với nhau, tạo ra sự cân bằng cung - cầu, giúp cho thị trường du lịch phát triển lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả của ngành du lịch. Ngược lại, công tác này được thực hiện không tốt có thể dẫn đến sự phát triển du lịch thiếu tính kiểm soát.

Những lợi ích ngắn hạn trước mắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai như: suy giảm tài nguyên môi trường, giảm sự hấp dẫn du khách, làm cho tính thời vụ cao gây lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lao động và vốn… từ đó làm suy giảm hiệu quả KT - XH.

1.2.1.3. Tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển du lịch

Tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển du lịch bao gồm tài nguyên du lịch, nguồn vốn, nhân lực cho hoạt động du lịch.

- Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Những nguồn tài nguyên này là yếu tố tạo ra các cơ hội và sự kiện đặc biệt, điều kiện thị trường cho thu hút khách du lịch. Quy mô nguồn tài nguyên du lịch càng lớn, chất lượng của chúng càng cao và có nhiều tính độc đáo thì càng có điều kiện để thu hút du khách, mở rộng thị trường cho hoạt động kinh doanh du lịch. Tài nguyên du dịch là yếu tố quan trọng tác động đến quy mô, chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm du lịch. Nguồn tài nguyên càng phong phú và đa dạng càng thu hút được nhiều du khách cả trong và ngoài nước.

- Nguồn nhân lực du lịch: Du lịch là ngành sử dụng nhiều nhân lực, vì vậy, nguồn nhân lực là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến du lịch.

Con người bằng sức lao động của mình sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch để khai thác các giá trị tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ, hàng hóa cung ứng cho du khách. Nếu một quốc gia hay một doanh nghiệp xây dựng được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo ra nhiều sản phẩm

du lịch có chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.

- Nguồn vốn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của du lịch. Du lịch là một trong những yếu tố cấu thành nên nền kinh tế, do đó đây là một ngành rất cần vốn đầu tư, nhất là đầu tư trang bị CSVC - HT cũng như cơ sở lưu trú du lịch. Hoạt động du lịch có cạnh tranh thu hút được nhiều du khách hay không một phần lớn là nhờ vào mức độ hiện đại của CSVC - HT và cơ sở lưu trú du lịch. Mà mức độ hiện đại của CSVC - HT và cơ sở lưu trú du lịch hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư.

1.2.1.4. Quy mô và chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch

Số lượng, quy mô và chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của ngành du lịch. Nếu các nhà kinh doanh du lịch cung ứng ra thị trường những sản phẩm du lịch phù hợp với mùa vụ, thị hiếu của du khách, đồng thời, với chiến lược giá cả phù hợp sẽ thu hút được du khách đến và lưu trú dài hơn. Đồng thời, các tổ chức kinh doanh du lịch cùng tồn tại và phát triển sẽ tạo ra sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng phục vụ. Quy mô các tổ chức kinh doanh du lịch càng lớn sẽ càng có điều kiện để đầu tư chiều sâu, ứng dụng KH - CN, mở rộng liên doanh liên kết, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch để hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sẽ giúp cho các Doanh nghiệp du lịch tăng khả năng cạnh tranh, tạo niềm tin, danh tiếng đối với du khách. Khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch được nâng cao, dưới con mắt khách hàng và thị trường thì những sản phẩm dịch vụ vượt mức trông đợi của khách hàng sẽ có giá trị cao hơn so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh và như vậy thì lượng khách hàng sẽ tăng và điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế và lợi nhuận của Doanh nghiệp du lịch cũng tăng theo.

1.2.2. Tác động của các nhân tố bên ngoài

1.2.2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và liên kết, hội nhập phát triển du lịch

Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) là quá trình các quốc gia chủ động gắn kết nền kinh tế của nước mình với kinh tế khu vực và thế giới bằng các nỗ lực thực hiện tự do hóa kinh tế và giảm thiểu sự khác biệt để trở thành một bộ phận hợp thành của chỉnh thể kinh tế toàn cầu.

HNKTQT tất yếu thúc đẩy hội nhập kinh tế du lịch giữa các nước. Sở dĩ như vậy, bởi vì hiện nay sự phát triển của phân công lao động xã hội được mở rộng trên phạm vi quốc tế. Phân công lao động quốc tế có bước phát triển mới, ngày càng sâu sắc làm cho các nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, đưa đến sự hình thành nền kinh tế toàn cầu như một chỉnh thể thống nhất.

Du lịch là ngành dịch vụ cũng không nằm ngoài xu thế trên.

Mặt khác, sự tiến bộ của KH - CN làm cho phân công lao động quốc tế có sự biến đổi quan trọng. Ngày nay, phân công lao động quốc tế chủ yếu là phân công theo trình độ, chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác quốc tế sản xuất ngày càng mở rộng. Nhiều sản phẩm là kết quả hợp tác nhiều cơ sở sản xuất của nhiều nước khác nhau. Du lịch là ngành sản xuất ra sản phẩm du lịch để cung ứng ra thị trường. Để có được sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thì đòi hỏi phải có sự phân công lao động, chuyên môn hóa rất cao.

Sản phẩm ấy phải là sự kết hợp bởi một chuỗi các dịch vụ khác nhau. Đồng thời, sự gia tăng mạnh mẽ thương mại quốc tế, tốc độ tăng trưởng mậu dịch quốc tế vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới. Xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng KH - CN sẽ đòi hỏi các quốc gia phải liên kết trong phát triển du lịch.

Vì vậy, Kinh tế thị trường và HNKTQT càng mở rộng, càng thúc đẩy các quan hệ quốc tế của du lịch, liên kết, hội nhập phát triển du lịch trở thành xu thế tất yếu trong quá trình phát triển KT - XH của một quốc gia, vùng, địa phương.

1.2.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển du lịch

HNKTQT vừa tạo ra những cơ hội để một nước phát triển du lịch, đồng thời nó cũng đặt ra không ít thách thức trong quá trình phát triển.

- Những cơ hội mà HNKTQT đem lại:

+ Tăng thị phần du lịch quốc tế: Theo phương pháp tính tổng cầu du lịch theo tài khoản vệ tinh (Tourism Satellite Account - TSA) là tiêu chuẩn thống kê quốc tế được chấp nhận để đánh giá ảnh hưởng du lịch với tư cách là một ngành kinh tế thì hoạt động du lịch bao gồm các hoạt động kinh tế tổng hợp của du lịch và các ngành kinh tế khác liên quan và phục vụ hoạt động du lịch như hàng hóa phục vụ cho du khách, tiêu dùng của chính phủ cho hoạt động du lịch (kể cả tiêu dùng đầu tư cho bảo tàng, nhà hát, an ninh, hải quan, dịch vụ hàng không…) [26, tr.5].

Vì thế, HNKTQT sâu hơn, rộng hơn sẽ giúp gia tăng thị phần khách du lịch cho các quốc gia trên thế giới. Hội nhập sẽ giúp gia tăng cầu về du lịch, từ đó cung về du lịch được mở rộng. Kết quả là, du lịch sẽ được phát triển về các mặt, đóng góp của du lịch vào GDP tăng, tăng thu ngoại tệ ròng, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các nước, nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…. Như vậy, phát triển du lịch phải là một nội dung quan trọng trong phát triển KT - XH ở nước ta hiện nay.

+ Cơ hội được cải cách: Đối với Doanh nghiệp du lịch (DNDL) khi hội nhập là sức ép buộc phải có sự cải cách mạnh mẽ tại bản thân mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại trên thị trường. Các DNDL trong nước sẽ được tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của các tập đoàn du lịch lớn trên thế giới. Mặt khác, với nhiều kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế, các DNDL nước ngoài sẽ chuyển giao kinh nghiệm khai thác khách và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quảng bá và marketing du lịch trong nước.

+ Mở rộng thị trường và phát triển những loại hình du lịch mới:

HNKTQT là cơ hội cho phép thêm các DNDL lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ kinh doanh gửi khách tại thị trường trong nước sẽ tăng thêm năng lực khai thác khách du lịch inbound (khách du lịch quốc tế vào Việt Nam) và làm cho hoạt động du lịch inbound trong những năm tới sẽ phát triển mạnh mẽ. Hơn thế nữa, lượng khách du lịch công vụ đã tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO và tổ chức thành công sự kiện APEC, tham gia Hành

lang kinh tế Đông - Tây. Đây cũng chính là cơ hội lớn nhất đối với DNDL nhận khách nội địa khi gia nhập WTO ở Việt Nam.

+ Mở ra cho ngành du lịch những cơ hội cạnh tranh mới, từ đó thu hút thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm, nâng cấp CSVC - HT và trang thiết bị cho ngành du lịch. Nhờ những cơ hội cạnh tranh mới mà các hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú cũng mở rộng, các điểm du lịch, hàng hóa thủ công và các dịch vụ khác cũng phát triển. Thông qua HNKTQT mà ngành Du lịch Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các vùng, quốc gia ở trên thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng.

+ Cơ hội có được hệ thống chính sách hỗ trợ có hiệu quả: Tạo cơ hội để các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách cho phù hợp để phát triển ngành du lịch. Việc chính phủ cam kết về xây dựng tính minh bạch, có thể dự đoán được trong các quy định và chính sách về phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng sẽ tạo ra tiền đề phát triển lành mạnh hơn cho các DNDL.

- Những thách thức của HNKTQT đang đặt ra:

+ Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống: HNKTQT sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia giao lưu kinh tế, đồng thời với quá trình đó, hoạt động văn hóa cũng được giao thoa. Vì vậy, bên cạnh cơ hội chủ động tiếp thu những giá trị văn hóa của thế giới trên cơ sở phát huy bản sắc của truyền thống văn hóa dân tộc sẽ là nguy cơ tiếp thu tràn lan, thiếu chọn lọc, dẫn đến bị mất bản sắc văn hóa truyền thống, bị hòa tan vào trong thế giới toàn cầu hóa.

+ Tăng sức ép về môi trường: Sự phát triển ồ ạt các sản phẩm du lịch ở một quốc gia có thể dẫn đến khó khăn trong quản lý và nguy cơ hủy hoại môi trường sinh thái, làm suy giảm đa dạng sinh học. Ngày nay, hoạt động không có sự kiểm soát của ngành du lịch có thể dẫn đến tàn phá môi trường sinh thái: làm ô nhiễm mặt đất và đại dương, tàn phá cuộc sống hoang dã, làm cạn kiệt các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên v.v…

+ Cạnh tranh: Trong quá trình HNKTQT thì cạnh tranh sẽ là yếu tố diễn ra gay gắt nhất. Cạnh tranh vừa là cơ hội trong quá trình HNKTQT song lại là

Một phần của tài liệu PHÁT HUY lợi THẾ HÀNH LANG KINH tế ĐÔNG – tây để PHÁT TRIỂN DU LỊCH ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w