5. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Đánh giá chung về sự phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng phát huy lợi thế Hành lang kinh tế Đông - Tây
2.3.1 Kết quả đạt được
Thứ nhất, lượng khách quốc tế nói chung, khách đến từ khu vực Hành lang kinh tế Đông - Tây tại Thừa Thiên Huế ngày càng tăng, và chiếm khoảng 15 - 20% lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế. Cơ cấu khách quốc tế có sự thay đổi khỏ rừ nột với sự tham gia ngày càng cao của khỏch du lịch đến từ Thỏi Lan, Lào, Myanma.
Thứ hai, doanh thu từ hoạt động du lịch, doanh thu quốc tế và doanh thu xã hội từ du lịch quốc tế nói chung, du lịch truyền thống của một số nước ở Đông Nam Á (trong đó có Thái Lan, Lào, Myanma) liên tục tăng nhanh qua các năm.
Dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, nhưng lượng doanh thu từ hoạt động du lịch vẫn tăng và chiếm một phần rất lớn trong tổng GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với tỷ trọng 43 - 45% trong tổng GDP toàn tỉnh, dịch vụ đã là thành phần kinh tế chính ở Thừa Thiên Huế, góp phần giúp Thừa Thiên Huế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ ba, nhiều sản phẩm du lịch mới được tạo thêm, đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là sự phục hồi lại các làng nghề truyền thống và phát triển các lễ hội hiện đại. Thừa Thiên Huế đã có một hệ thống các sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, mang đậm nét đặc trưng của địa phương mà không nơi nào có được. Hoạt động Festival đã mang lại nhiều thành công lớn, đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Festival của cả nước.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã được chú trọng đầu tư, cải thiện chất lượng và xây dựng mới. Số lượng và chất lượng của các khách sạn, nhà hàng được nâng cao. Tỉnh cũng đã chú trọng vào việc nâng cấp các tuyến đường giao thông trong và ngoài thành phố, sân bay, cảng biển quốc tế, con đường xuyên Á để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế trực tiếp đến Thừa Thiên Huế.
Thứ năm, việc quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu. Hàng chục công trình được phục hồi, nhiều công trình có giá trị tiêu biểu đã được tu bổ, hàng trăm công trình được bảo quản chống xuống cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường, không gian hoang phế được thu hẹp, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang và văn minh. Các di sản phi vật thể cũng được chú trọng hoạch định và từng bước được bảo tồn. Các chương trình đào tạo nhân lực cho ca múa nhạc Cung đình và dân ca Huế đã được chú trọng đầu tư; các đoàn nghệ thuật truyền thống được kiện toàn, củng cố để tương xứng với quy mô phát triển.
Thứ sáu, công tác đào tạo thu hút nguồn nhân lực đã có những bước tiến nhất định. Số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch tăng lên qua các năm, đặc biệt có sự tăng lên của nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo
bài bản. Nhiều trung tâm, phòng ban đã cử cán bộ đi nước ngoài học tập, thu nhận kiến thức về phục vụ công tác phát triển du lịch tại địa phương.
Thứ bảy, hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế đã đến được nhiều bạn bè thế giới. Mặc dù nguồn kinh phí cho hoạt động này khá eo hẹp, nhưng Thừa Thiên Huế đã biết vận dụng các kênh truyền thông ít tốn kém nhưng lại đem lại hiệu quả cao, như báo chí, Internet, hội chợ, triển lãm, liên kết với văn phòng đại diện Vietnam Airlines, lãnh sự quán… Huế đã xây dựng được một thương hiệu du lịch hấp dẫn đối với bạn bè thế giới.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù du lịch văn hóa ở Thừa Thiên Huế đang được coi là thế mạnh nhưng vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế. Các sản phẩm du lịch văn hóa đã mang sắc thái riêng, độc đáo nhưng chưa thực sự phong phú về mặt nội dung, đồng bộ về mặt chất lượng. Tài nguyên nhân văn của Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng nhưng chỉ mới khai thác được một phần nhỏ phục vụ du lịch, chủ yếu là các điểm tham quan thuộc quần thể di tích Cố đô Huế; vẫn còn một phần rất lớn các di tích lịch sử cách mạng, các di tích tầm cỡ quốc gia đã được xếp hạng nhưng chưa được khoanh vùng bảo vệ, đầu tư tôn tạo thỏa đáng để thực sự trở thành các điểm du lịch hấp dẫn.
Những mặt hàng lưu niệm còn hạn chế, vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu du khách. Sản phẩm chưa tinh, làm to, số lượng nhiều nhưng chưa phù hợp với du lịch, còn mẫu mã thì nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn, chưa sáng tạo được nhiều cái mới, mang nét đặc trưng của Huế. Ví dụ như, đồ đồng ở làng đúc Phường Đúc, mẫu mã cũng không có gì khác mấy so với cách đây 10 năm, hoặc đồ thủ công mỹ nghệ bằng gỗ, gốm, mẫu mã cũng vậy, nhiều cái còn cồng kềnh. Nói tóm lại, hàng lưu niệm ở Huế còn nhiều cái không đẹp, thiếu tính sáng tạo, kích cỡ không phù hợp để du khách mang đi.
Các dịch vụ kèm theo du lịch văn hóa còn chưa phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng. Ví dụ như, hệ thống dịch vụ tại khu vực Đại Nội chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách và các yêu cầu đặt ra để phát triển hệ thống dịch vụ.
Phần lớn các tiêu chuẩn cần thiết, từ địa điểm bố trí, cơ sở hạ tầng dịch vụ, yếu
tố mỹ quan... đều chưa tương xứng với tầm vóc, tiềm năng của một khu vực trọng điểm như Đại Nội, thậm chí còn tạo nên vẻ luộm thuộm, lộn xộn, ảnh hưởng không ít đến mỹ quan khu di sản và cảnh quan môi trường.
Hệ thống nhà hàng Huế còn chưa thật sự chất lượng, thiếu sự đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Hiện nay, Huế còn thiếu các khu vui chơi, giải trí về đêm. Đa phần khách đến Huế đều nhận xét
“Huế ngủ sớm quá”, mới 22h mà hầu như nhà nào cũng đóng cửa, kéo rèm hết rồi. Trong khi đó, thói quen vui chơi, giải trí của khách quốc tế lại là về ban đêm. Từ đó dẫn đến hiện tượng: Khách đến tham quan tại Thừa Thiên Huế nhưng lại vào Đà Nẵng để nghỉ ngơi, giải trí.
2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại hạn chế
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do còn thiếu sự đầu tư, nghiên cứu về nhu cầu khách du lịch, thiếu sự mạnh dạn đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Sự phát triển các loại hình dịch vụ còn mang nặng tính tự phát, rời rạc, chưa đồng bộ; thiếu sự quy hoạch chung, thống nhất, chưa có định hướng đầu tư và ưu tiên đầu tư. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Cơ sở vật chất, hạ tầng còn chưa đạt chất lượng cao
Hệ thống giao thông trong tỉnh vẫn còn yếu kém. Đặc biệt là hệ thống đường xá nối các địa điểm di tích với nhau đa phần đã xuống cấp nghiêm trọng, gây cản trở cho hành trình của du khách. Phương tiện vận chuyển cũng khá khiêm tốn. Thừa Thiên Huế còn thiếu các hệ thống giao thông công cộng đưa du khách đến các điểm tham quan. Điều này thật sự gây ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách quốc tế, vì ngày càng có nhiều du khách tự mình đi khám phá, không dựa vào các tour du lịch sẵn có.
Cơ sở hạ tầng ở các địa điểm tham quan vẫn còn chưa đạt yêu cầu, như hệ thống chiếu sáng về đêm yếu, hệ thống nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn và đã xuống cấp khá nghiêm trọng, gây nên không ít bức xúc cho du khách… Vẫn còn phổ biến tình trạng không có giấy phép hoạt động của các bến đò ngang, bến thuyền du lịch, thiếu phương án cứu hộ, cứu nạn. Đối với các bến thuyền du lịch (thuộc Ban quản lý bến xe thuyền Thành phố Huế) mặc dù đã được đầu tư về cơ sở hạ
tầng phục vụ du khách nhưng nhìn chung chất lượng hạ tầng còn thấp, xuống cấp một số hạng mục. Đối với bến Thừa Phủ và bến Nghinh Lương Đình, bến đậu thuyền Du lịch Cảm xúc sông Hương chưa được cấp giấy phép hoạt động, bến không đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định nhưng vẫn đưa vào sử dụng và khai thác.
Thứ hai, nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Chất lượng của lao động trong ngành du lịch Thừa Thiên Huế nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của từng nghề. Hiện ngành du lịch Thừa Thiên Huế đang khủng hoảng thiếu lao động quản lý giỏi, lao động có chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao. Bên cạnh đó, ở các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, chủ quản lý thường thiếu kiến thức về quản trị khách sạn, du lịch cũng như thiếu tính chuyên nghiệp. Công tác quản trị doanh nghiệp chủ yếu được điều hành theo kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề theo vụ việc, thiếu tầm chiến lược. Và người lao động cấp dưới cũng thụ động, thiếu tự tin và sáng tạo. Do ở những doanh nghiệp nhỏ hình thức kinh doanh chủ yếu là hộ gia đình, do các thành viên trong gia đình tự quản lý hoặc thuê thêm người làm. Những người này đều thiếu sự đào tạo, kiến thức chuyên môn về du lịch.
Đặc biệt đối với loại hình du lịch văn hóa, còn thiếu nhiều hướng dẫn viên am hiểu sâu văn hóa Huế để giới thiệu quảng bá đến du khách. Trong khi một số quốc gia lân cận như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia mỗi hướng dẫn viên chỉ phụ trách một khu vực nên chuyên sâu và rất am hiểu du lịch, thì ở Việt Nam, hướng dẫn viên thường hướng dẫn như tour đi xuyên Việt nên không tránh khỏi thiếu chuyên sâu, chất lượng kém.
Thứ ba, công tác bảo tồn di sản văn hóa, tổ chức các chương trình du lịch Nguồn ngân sách đầu tư cho di sản ở Thừa Thiên Huế còn rất hạn chế.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh trung bình, thậm chí là nghèo nên nguồn lực còn rất hạn chế. Mỗi năm, tổng đầu tư là 60 tỷ cho việc trùng tu, bảo tồn tất tần tật quần thể Cố đô Huế. Với một quần thể khổng lồ như vậy, thì con số gần 3 triệu USD là quá ít. Phần lớn kinh phí để trùng tu di sản lấy từ nguồn thu bán vé, kinh doanh dịch vụ trong khu di tích. Qua đây có thể nhận thấy, nguồn lực để giữ gìn
và phát huy di sản văn hóa còn rất eo hẹp và nhận thức từ Trung ương đến địa phương cũng rất hạn chế.
Hình thức Ca Huế trên sông Hương ngày càng bị pha tạp, không còn đúng nghĩa như ca Huế cổ điển. Trong xuất diễn Ca Huế trên sông, nó bao hàm có cả hò Huế, lý Huế, Chầu văn, ngâm thơ, kể vè và người ta chỉ điểm xuyết vào đó một vài bản ca Huế. Nhiều diễn viên, nhạc công chưa thật sự nắm được hết các bài bản ca nhạc Huế, học một cách đối phó để đi diễn, chưa tổ chức các xuất diễn đúng nghĩa về ca Huế để phục vụ cho nhiều đối tượng du khách.
Công tác tổ chức Festival vẫn còn rất bị động. Do thiếu kinh phí nên các chương trình biểu diễn trong Festival đều do sự hảo tâm của các nghệ sĩ. Các hoạt động trong Festival thường mời những đoàn nghệ thuật về biểu diễn nhưng hầu hết các đoàn phải tự trang trải chi phí, mình chỉ lo cho họ ăn ở, đi lại tại Huế, còn những chi phí đi đến, biểu diễn, cát - xê cho diễn viên thì các đoàn phải tự lo. Cho nên dẫn nên những trường hợp, gần đến ngày khai mạc vẫn có tình trạng hũy chương trình, làm cho Ban tổ chức hết sức bị động trong việc quảng bá, lên chương trình…
Thứ tư, sự liên kết nội bộ và liên kết vùng, xúc tiến, quảng bá trong phát triển du lịch
Thừa Thiên Huế nằm trên “Con đường di sản miền Trung”, tuy nhiên việc khai thác tour du lịch này thật sự chưa có hiệu quả. Liên kết giữa các địa phương còn chưa sâu, chưa phân công nhau để phát triển du lịch mà còn cạnh tranh nhiều, chỉ biết lợi ích của bản thân. Như Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình,… ai cũng chăm chăm dành khách cho mình, mà chưa biết liên kết với nhau, cùng phát huy những thế mạnh của nhau, hỗ trợ cho nhau. Và ngay cả trong các địa phương vẫn con tình trạng “da báo”, có nghĩa là sở nào, đơn vị nào chỉ biết đến sở, đơn vị đó, chỉ biết làm cho mình hưởng, mà không hỗ trợ, chia sẻ, liên kết với nhau để cùng tạo ra những khu du lịch trọng điểm. Chính sự thiếu liên kết trong tỉnh và trong vùng như thế này mà tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượng thấp. Đồng thời, sự cạnh tranh, thiếu liên kết đã khiến cho du lịch của Bắc Trung bộ nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng mất đi nhiều cơ hội thu hút khách du
lịch và phát triển các sản phẩm du lịch là thế mạnh của mình.
Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ở Thừa Thiên Huế tới thị trường khách quốc tế nói chung, khách du lịch trên Hành lang Đông - Tây đã được sự quan tâm nhưng những hoạt động ấy vẫn chưa đủ chuyên nghiệp và chưa xứng với tiềm năng của du lịch Thừa Thiên Huế.
Việc đầu tư cho hoạt động quảng bá, xúc tiến chưa được chú trọng, còn thiếu nguồn lực tài chính. Theo đánh giá của Trung tâm Festival Huế, trong những năm gần đây Ban tổ chức đã rất cố gắng trong việc quảng bá, dùng tất cả các kênh để quảng bá, thu hút du khách. Nhưng so ra, với một sự kiện tầm cỡ quốc tế như vậy, thì mức đầu tư đó là chưa đáng kể. Lấy ví dụ, một Festival đã có thương hiệu, đã có bề dày lịch sử như Edinburgh ở Anh, thì mức đầu tư cho truyền thông, quảng bá của họ chiếm từ 16 - 20% tổng chi phí của tổng kinh phí khoảng 60 triệu Bảng Anh. Trong khi đó, Festival Huế có tổng chi phí khoảng 2 triệu đôla Mỹ, mà đầu tư cho việc quảng bá là hơn 1 tỉ, tức là 1/40 tổng chi phí.
Du lịch Huế cũng chưa biết khai thác quảng cáo online có hiệu quả, nhiều tiềm năng của loại hình này còn bị bỏ lỡ. Những trang web của các công ty lữ hành, khách sạn vẫn chỉ chủ yếu phục vụ chủ yếu cho khách nội địa, chưa có nhiều trang web phục vụ cho khách quốc tế. Thêm vào đó, các thông tin trên website khá cũ kỹ, ít có nội dung mới, thiết kế đơn điệu, không bắt mắt. Điều đó cho thấy sự đầu tư xây dựng và chăm sóc website vẫn còn nhiều yếu kém.
Chương 3:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ THEO HƯỚNG PHÁT HUY LỢI THẾ HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG - TÂY VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1. Triển vọng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng phát huy lợi thế Hành lang kinh tế Đông - Tây
3.1.1. Những cơ hội
Thứ nhất, ngày nay, du lịch đã trở thành một xu thế nổi trội trên toàn thế giới. Nhu cầu du lịch ngày càng tăng mạnh và thị hiếu du lịch cũng ngày càng đa dạng thể hiện ở chỗ đi du lịch không đơn thuần là để giải trí mà con người còn muốn hướng đến những thứ mới lạ, hấp dẫn hơn. Du khách luôn mong muốn khám phá những nét văn hóa đặc trưng, độc đáo, những sự kiện văn hóa, lễ hội hấp dẫn… Do đó, trong những năm tới, du lịch văn hóa sẽ trở thành một trong những xu thế nổi trội mà Thừa Thiên Huế sẽ là “điểm đến” hấp dẫn của loại hình du lịch này.
Thứ hai, trong khu vực miền Trung, “Con đường di sản” với sự nối kết từ Hội An - Mỹ Sơn - Huế đến Phong Nha - Kẻ Bàng hay “Hành lang kinh tế Đông - Tây” kết nối từ Myanma - Thái Lan - Lào đến Việt Nam đã khiến Thừa Thiên Huế trở thành một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam.
Thứ ba, sự bất ổn chính trị, thiên tai ở Thái Lan - đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Cuối năm 2009 đến năm 2010 và cho tới tận nay, một số địa phương của Thái Lan, điển hình là Bangkok, Phuket thường xuyên diễn ra những bất ổn chính trị, thiên tai như đảo chính, bãi công, biểu tình, xung đột chính trị, các cuộc đọ súng, ngập lụt toàn thành phố… đã làm nhiều du khách không dám đến nơi này vì sợ bị kẹt lại nơi đây. Tình hình bất ổn chính trị, bạo động leo thang tại Thái Lan đã khiến Liên Hợp Quốc phải kêu gọi chấm dứt tình trạng này và nhiều Chính phủ như: Úc, Ucraina, Indonesia,… đã khuyến cáo người dân nước mình không nên đến Thái Lan du lịch trong những thời điểm căng thẳng, bất ổn như vậy. Trong khi đó Việt Nam vẫn duy trì một nền hòa bình, chính trị ổn định,