Thực trạng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng liên kết và phát huy lợi thế từ Hành lang kinh tế Đông - Tây

Một phần của tài liệu PHÁT HUY lợi THẾ HÀNH LANG KINH tế ĐÔNG – tây để PHÁT TRIỂN DU LỊCH ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 65 - 74)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Thực trạng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng liên kết và phát huy lợi thế từ Hành lang kinh tế Đông - Tây

2.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế từ 2005 - 2015

Qua kết quả thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, với tư cách là cơ quan QLNN trong lĩnh vực du lịch cho thấy lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế ngày càng tăng và tăng đều trong những năm từ 2005 đến 2015, đạt đỉnh 790.750 lượt khách vào năm 2008. Năm 2009, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 mà lượng khách

quốc tế đến Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng giảm mạnh. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực tác động trực tiếp đến các nước trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây nên lượng khách quốc tế thông quan qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến Thừa Thiờn Huế suy giảm rừ rệt. Tuy nhiờn, do cơ cấu khách du lịch đến từ các khu vực khác vẫn duy trì trạng thái ổn định nên nhìn chung lượng khách quốc tế luôn chiếm trên 1/3 lượng khách đến du lịch Thừa Thiên Huế, và trong những năm gần đây thì con số này đều trên 40%, trong đó khách quốc tế đến từ Thái Lan, Myanma, Lào chiếm khoảng 16 - 20%

tổng số khách quốc tế đến từ các khu vực trên thế giới. Cũng từ năm 2009, sau khủng hoảng kinh tế, tỷ trọng khách quốc tế nói chung, khách đến từ các nước trên Hành lang kinh tế Đông - Tây so với tổng lượt khách đến Thừa Thiên Huế ổn định trở lại và có chiều hướng tăng đều, đồng thời tốc độ của khách nội địa đến Thừa Thiên Huế tăng nhanh hơn vì tình hình kinh tế Việt Nam vẫn khá lạc quan so với sự suy thoái của nền kinh tế thế giới. Lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thường tập trung vào những tháng cuối năm để tận hưởng kì nghỉ đông, nghỉ Giáng sinh hay tham dự các liên hoan quốc tế, các chương trình quảng bá hình ảnh và văn hóa một số nước.

Tốc độ tăng của khách quốc tế nói chung và khách đến từ các nước trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đến Thừa Thiên Huế không đều qua các năm, giao động từ 16 - 20% so với tổng lượt khách quốc tế. Trong những năm chẵn (năm Thừa Thiên Huế tổ chức Festival), đặc biệt từ 2012 đến 2013, khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế tăng đều, tỷ lệ khách đến từ tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây cũng khá ổn định (trên 19% khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế). (Phụ lục 3).

Festival Huế, được tổ chức 2 năm một lần, là một trong những đối tượng chính của du lịch văn hóa và cũng là hoạt động thu hút nhiều khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế nhất.

Từ năm 2004, mỗi kỳ Festival Huế chỉ kéo dài 9 ngày, nhưng lượng khách quốc tế đến tham dự chiếm một tỷ trọng rất lớn so với tổng lượng khách quốc tế cả năm và ngày càng tăng, trong đó lượng khách quốc tế đến từ Thái Lan, Myanma, Lào chiếm tỷ lệ khá cao (trung bình 14.5%) (riêng năm 2008,

lượng khách quốc tế đến từ các nước này chỉ đạt 9.82%, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế). Đến kỳ Festival 2012 và 2014, lượng khách quốc tế đến tham dự là 90.783 và 91.026 người, tăng gấp 3 so với kỳ Festival trước. Bên cạnh quy mô và sức hấp dẫn ngày càng lớn, một trong những nguyên nhân của sự tăng số du khách tham dự Festival Huế là sự thay đổi thời gian tổ chức Festival Huế. Trước năm 2012, các kỳ Festival Huế thường được tổ chức vào đầu tháng 6 - vào mùa này ở Thừa Thiên Huế thường xảy ra các cơn mưa dông, kèm theo thời tiết nóng bức, khó chịu. Từ năm 2012, Festival Huế được tổ chức vào đầu tháng 4 và đầu tháng 5, khi này thời tiết khá mát mẻ nên thu hút được nhiều du khách đến tham dự, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời. (Phụ lục 4).

Ngoài các kỳ Festival, quần thể di tích Cố đô Huế cũng là một sản phẩm du lịch của du lịch Thừa Thiên Huế. Với thế mạnh là một di sản văn hóa thế giới, quần thể di tích Cố đô Huế là một trong những điểm đến yêu thích của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

Tỷ trọng của lượng vé bán cho khách quốc tế so với tổng lượng vé bán ra trong những năm gần đây (43 - 50%), và so sánh với tỷ trọng khách quốc tế đến Huế (35 - 42%), rừ ràng quần thể di tớch Cố đụ Huế đó thu hỳt rất nhiều mối quan tâm của khách quốc tế khi đến du lịch tại Huế, trong đó du khách đến từ các nước Thái Lan, Lào, Myanma chiếm khoảng 18% lượng khách quốc tế.

(Phụ lục 5).

Cơ cấu khách quốc tế

“Thị trường truyền thống của Huế là Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Úc và những năm gần đây là khách từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong số này, chi tiêu cao nhất là khách Tây Âu, Bắc Âu, nên mục tiêu của tỉnh vẫn là tập trung khai thác thị trường truyền thống này. Trong những năm gần đây, thì lượng khách Thái Lan tăng nhanh nhất - thông qua con đường xuyên Á (khoảng 4 giờ di chuyển bằng phương tiện đường bộ). So với các lượng khách khác tăng từ 9 - 10% thì lượng khách Thái Lan tăng đến 25%. Lượng khách thứ ba tăng nhanh nữa là lượng khách Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, họ đến đây thông qua đường biển và đường hàng không. Đặc biệt lượng khách đến bằng tàu biển tăng

khá nhanh, riêng năm 2012, thì lượng khách này tăng gấp 4 lần so với năm 2011”.

Theo thống kê của VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên Huế (2005 - 2015), lượng khách Pháp luôn giữ mức ổn định trên 15% - đây cũng là vị khách chính từ trước đến nay của Thừa Thiên Huế. Lượng khách Anh, Đức, Mỹ thì luôn duy trì ở mức 6 - 8%, khách Úc thì chiếm khoảng 9% lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế. Và đặc biệt, lượng khách Thái Lan, từ 1,04% vào năm 2004 thì đến nay đã chiếm đến 15 - 25% lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế, điều này cho thấy sự tác động tích cực từ Hành lang kinh tế Đông - Tây đến sự thay đổi cơ cấu khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế. (Phụ lục 6)

Thời gian lưu trú bình quân của du khách quốc tế

Theo nghiên cứu của một số chuyên gia phân tích du lịch thì hành trình khách du lịch đến Việt Nam thường qua một chuyến đi khoảng 7 ngày, và người ta sẽ dành cho Hà Nội - Hạ Long 2 - 3 ngày, Huế - Đà Nẵng 2 - 3 ngày và thành phố Hồ Chí Minh 2 ngày.

Cũng như số liệu về lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2004 - 2015, thì thời gian lưu trú của khách quốc tế đến Huế cũng tăng đều từ 2004 - 2008, và đạt mức cực đại ở năm 2008 (2,14), sau đó lại sụt giảm khá nghiêm trọng vào năm 2009 (6%), phục hồi dần dần ở những năm sau đó. Tuy nhiên, đến bây giờ con số này vẫn không thể chạm mốc ở năm 2008. Nguyên nhân không chỉ vì tình hình kinh tế - xã hội thế giới, mà còn do những nguyên nhân chủ quan từ các dịch vụ, sản phẩm du lịch ở Huế. Một hiện tượng rất phổ biến hiện nay là du khách đến tham quan ở Huế nhưng lại quay vào Đà Nẵng để nghỉ ngơi, giải trí. Điều này là do chất lượng sản phẩm, dịch vụ giải trí của Huế vẫn còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách quốc tế.

Doanh thu

Sự phát triển của du lịch đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan. Chính vì vậy hoạt động du lịch không chỉ mang lại nguồn thu trực tiếp cho ngành du lịch mà còn mang lại nguồn doanh thu rất lớn cho xã hội thông qua các hoạt động khác như ngân hàng, giao thông vận tải, hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ bưu chính, thương mại, hàng tiêu dùng…

Dù lượng khách quốc tế chỉ chiếm từ 43 - 45% lượng khách đến Huế nhưng doanh thu du lịch từ khách quốc tế luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và từ năm 2007, con số này đã vượt ngưỡng 50%, đến năm 2012 đã đạt mốc 62%. Bên cạnh đó, doanh thu xã hội từ du lịch thường mang lại doanh thu gấp 2 - 2,5 lần so với doanh thu từ du lịch và tăng với tốc độ rất nhanh (trung bình đạt 25%). Doanh thu từ bán vé tham quan ở quần thể di tích Cố đô Huế cũng có sự tăng đều, chỉ bị giảm 0,18 tỷ vào năm 2009 so với năm 2008.

Doanh thu vẫn có sự tăng trưởng mặc cho sự giảm sút về số lượng khách đến với Huế có thể giải thích bởi sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trong giai đoạn này.

Đồng Việt Nam mất giá so với đồng Đôla Mỹ khiến cho hàng hóa trong nước rẻ hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này đã kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch quốc tế. (Phụ lục 7)

Với nguồn thu lớn từ hoạt động du lịch, cơ cấu kinh tế của Huế đã có sự thay đổi rừ rệt. Cỏch đõy 10 năm thỡ cơ cấu đúng gúp của du lịch vào GDP của tỉnh Thừa Thiên Huế là 34 - 35%, nhưng đến năm 2011, ngành du lịch đã đóp đóng 43% GDP toàn tỉnh, và dự kiến cuối năm 2016, con số này sẽ là 47%.

Thừa Thiên Huế đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp sang dịch vụ; đến bây giờ dịch vụ du lịch đã lên hàng đầu.

Như vậy hoạt động du lịch văn hóa ở Thừa Thiên Huế đã có những đóng góp khá lớn trong việc thu hút khách quốc tế đến đây, thể hiện thông qua các tiờu chớ cú thể nhận thấy rừ như lượng khỏch quốc tế đến tham quan quần thể di tích Cố đô, tham dự Festival Huế, doanh thu du lịch từ quốc tế.

2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế theo hướng phát huy lợi thế Hành lang kinh tế Đông - Tây

Sự hình thành EWEC nhằm mục đích đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các địa phương của bốn nước dọc theo EWEC. Trong đó, một trong những lĩnh vực được quan tâm hợp tác là du lịch. Đặc biệt với xu thế du lịch nội vùng ngày càng gia tăng thì việc hình thành của các hành lang giao thông và theo đó là các hành lang kinh tế xuyên quốc gia, xuyên lục địa đã và đang tạo ra những điều kiện cơ bản thúc đẩy sự gia tăng của xu hướng du lịch này.

Các giá trị văn hóa đã trở thành nền tảng tinh thần và động lực để các nước Tiểu vùng sông Mekong xây dựng, đặc biệt là cơ hội lớn cho các địa phương trên hành lang. Những năm qua, cùng với các sản phẩm du lịch vốn có, những chương trình, hành trình, dự án du lịch có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch các địa phương trên tuyến như: “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội,”, “Một ngày ăn cơm ba nước”, du lịch Caravan,…

Như là một hợp phần quan trọng trong chiến lược của EWEC, phát triển du lịch thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và tài trợ quốc tế. Đặc biệt ADB đã đóng vai trò tiên phong trong hỗ trợ phát triển du lịch trên GMS nói chung và EWEC nói riêng.

Chiến lược phát triển du lịch và các dự án phát triển du lịch bền vững của ADB ở khu vực này đó xỏc định rừ cỏc mục tiờu nhằm từng bước chuyến đổi cỏc liờn kết giao thông đơn thuần thành các mạng lưới kết nối, điểm du lịch thuộc EWEC và GMS nói chung. Cụ thể:

- Phát triển cơ sở hạ tầng thứ cấp và phương tiện phục vụ du lịch.

- Phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng và giao thông nhỏ đến từng địa phương điểm đến.

- Tạo điều kiện gia tăng thông thương đi lại xuyên biên giới, bao gồm cả môi trường thể chế và luật pháp.

- Xác định chiến lượng marketing chung ở tầm quốc gia, khu vực và vai trò của các bên trong tiến trình này.

Hành lang kinh tế Đông Tây là một hành lang rất đa dạng về địa hình, khí hậu, có đồng bằng ven biển Mawlamyine (Myanmar), miền đất thấp và nhiều đồi núi phía nam Bắc Thái Lan, vùng đồng bằng, rừng nguyên sinh và gò đồi Savannakhet và vùng đồi núi trung du miền Trung Việt Nam. Do vậy, Hành lang kinh tế Đông Tây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch do tính chất vừa thống nhất, vừa đa dạng. Trên EWEC có nhiều địa điểm du lịch, phong phú về loại hình: di tích lịch sử, văn hoá, sinh thái... Đặc biệt có các di sản thế giới: Cố đô Huế, nhã nhạc Cung đình Huế (Việt Nam) và Cố đô Wesady (Myanmar),

Sukhothai (Thái Lan) và và từ đây du khách có thể đi thăm hai di sản thế giới liền kề khác đó là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam... tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn trên bản đồ du lịch ASEAN. Sản phẩm du lịch “Hành lang Đông - Tây” sẽ kết nối với chương trình du lịch “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại”, “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”

của miền Trung Việt Nam... thành chuỗi tour du lịch độc đáo và riêng biệt.

Cho đến hết năm 2010, hợp tác trên lĩnh vực du lịch giữa các địa phương và các nước dọc theo EWEC đã thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của du lịch nói riêng và EWEC nói chung trong giai đoạn tiếp theo.

Sau khi hoàn thành cây cầu Hữu nghị qua sông Mekong nối Mukdahan và Dansavanh năm 2006 đã thúc đẩy hợp tác du lịch trên EWEC. Trong năm 2007, chỉ tính 6 tháng đầu năm có khoảng 160.000 lượt khách đã đến Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo (tăng 40% so với cùng kỳ năm trước), lượng khách qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cả năm là 404.500 lượt người (gấp đôi năm 2006). Năm 2008, mặc dù phải gánh chịu những khó khăn do khủng hoảng tài chính mang lại, nhưng lượng xe ô tô xuất nhập qua cửa khẩu Lao Bảo vẫn là 56.000 lượt chiếc, bằng năm 2007; lượng du khách qua cửa khẩu Lao Bảo trong năm 2008 tăng 32.629 lượt người so năm 2007.

Sự ra đời của EWEC với tuyến đường cao tốc xuyên Á đã thực sự tạo nên

“phần cứng” cho bài toán du lịch. Ông Pichai Raktashinha - Giám đốc Phát triển du lịch Đông Dương (Tổng cục du lịch Thái Lan) không giấu giếm: “Chọn Việt Nam làm đối tác quan trọng trong việc hợp tác phát triển du lịch trên tuyến EWEC là kế hoạch đang được đẩy mạnh hiện nay của chúng tôi. Đặc biệt là khai thác nguồn khách du lịch từ Việt Nam và du khách quốc tế đến Việt Nam”. Bởi vậy, tại Mukdahan, một trung tâm thương mại lớn của thành phố đã được đặt tên Đà Nẵng cách đây trên 10 năm. Và xa hơn tại miền Nam, “thủ phủ” du lịch Phu Khet cũng đã có những quán ăn, cửa hàng mang tên Đà Nẵng, cùng các địa danh khác của Việt Nam. Từ khi tuyến EWEC chưa hoàn thành, Thị trưởng Mukdahan ra lệnh cho nhân viên dưới quyền học tiếng Việt, còn Đại sứ quán Thái Lan gửi

giáo viên đến Đà Nẵng để dạy tiếng Thái cho các doanh nhân miền Trung. Từ năm 2004, đích thân Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam, ông Krit Kraichitti đã hiện thực hóa khả năng hợp tác du lịch giữa 4 nước bằng việc lôi kéo rất nhiều hãng lữ hành vào cuộc để nhanh chóng rút ra những kiến nghị hợp thời nhằm trình Chính phủ như bỏ thị thực nhập cảnh giữa Lào và Việt Nam, giữa Lào và Thái Lan.

Các hãng lữ hành Thái đã phác thảo viễn cảnh cho khách hàng của mình:

Sáng uống cà phê Mukdahan (Thái), trưa ăn cơm Savannakhet (Lào) và chiều tối tắm biển Non Nước (Đà Nẵng). Cả Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã bắt đầu khai thác EWEC. Từ năm 2005, Vân Nam và Quảng Tây đã chính thức có mặt trên EWEC với việc triển khai các dự án giao thông kết nối với các điểm đến trên EWEC, mở rộng vành đai du lịch vùng tây nam Trung Quốc với các điểm đến trong tiểu vùng Mekong. Nhật Bản đã ưu tiên cung cấp vốn ODA cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo của các nước thành viên GMS có địa phương thuộc EWEC. Trên con đường EWEC, giờ đây người Myanmar, Thái, Lào đã dấy lên cơn sốt xây dựng các khu kinh tế, mở thêm trường dạy “Việt Nam học”, chuẩn bị các hãng lữ hành.

Trong hợp tác du lịch trên EWEC, miền Trung Việt Nam với 4 di sản văn hóa thế giới và lợi thế là cực Đông của Hành lang kinh tế Đông Tây như là một ban công hướng ra biển Thái Bình Dương chắc chắn là nơi hưởng lợi nhiều nhất.

Với người dân vùng Đông Bắc Thái Lan và Lào, du lịch biển với các sản phẩm từ biển là một sự hấp dẫn tuyệt vời. Mặt khác, khi Thái Lan đã là điểm đến của hàng triệu du khách quốc tế mỗi năm thì hành trình qua đường xuyên Á dễ dàng và hấp dẫn chắc chắn sẽ tiếp tục là tuyến nối dài hành trình du lịch cho họ. Việt Nam sẽ có thêm một nguồn du khách rất lớn nếu biết khai thác từ đây. Còn du khách Thái, Lào rất thích phong cảnh và biển ở miền Trung Việt Nam. Giá cả tương đối thấp so với mức thu nhập của họ. Họ lại không đòi hỏi cao về các dịch vụ du lịch, phù hợp với năng lực của các cơ sở lưu trú, nhà hàng, thương mại ở miền Trung.

Con đường di sản miền Trung là tên một chương trình du lịch do Tổng cục du lịch Việt Nam phát động, có mục tiêu kết nối các di sản thế giới tại Trung Bộ cùng với 3 di sản thế giới khác là cố đô Luang Prabang, ngôi đền núi kỳ vĩ Wat

Một phần của tài liệu PHÁT HUY lợi THẾ HÀNH LANG KINH tế ĐÔNG – tây để PHÁT TRIỂN DU LỊCH ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w