Mục tiêu và định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong tăng cường thu hút du khách quốc tế thông qua Hành lang kinh tế Đông - Tây

Một phần của tài liệu PHÁT HUY lợi THẾ HÀNH LANG KINH tế ĐÔNG – tây để PHÁT TRIỂN DU LỊCH ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 84 - 87)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Mục tiêu và định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong tăng cường thu hút du khách quốc tế thông qua Hành lang kinh tế Đông - Tây

Quyết định số 1402/QĐ-UBND của tỉnh Thừa Thiên Huế “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” đó chỉ rừ quan điểm phỏt triển du lịch của tỉnh như sau:

- Phát triển du lịch tỉnh TTH đảm bảo tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống; đảm bảo về an ninh, chính trị và an toàn xã hội.

- Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư có hiệu quả cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

Bên cạnh đó, Quyết định cũng đưa ra những mục tiêu và định hướng cho việc thu hút khách quốc tế thông qua phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế.

3.2.1. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát:

- Đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy

phát triển kinh tế xã hội; xây dựng hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế xứng đáng là một điểm đến hấp dẫn, một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

- Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa Huế, giao lưu với các nền văn hóa khác, phát triển thể thao, khôi phục làng nghề truyền thống, mở rộng đối ngoại, bảo vệ môi trường sinh thái...

- Từng bước xây dựng Huế thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

- Khách du lịch quốc tế tăng trưởng bình quân 10,63%/năm, đến năm 2015 đạt 1,7 triệu lượt khách và năm 2020 đạt 2,5 triệu lượt khách quốc tế. Số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế đạt 2,5 ngày vào năm 2015 và 3,0 ngày vào năm 2020.

- Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2015 có trên 21.200 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao; đến năm 2020 có trên 34.000 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao. Hệ số sử dụng chung phòng của khách quốc tế là 1,8 trong giai đoạn 2013 - 2020 và công suất sử dụng phòng trên 65%.

- Mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế là 95 USD/ngày/khách vào năm 2015 và đạt mức 105 USD/ngày/khách vào năm 2020.

- Doanh thu khách quốc tế đạt 407,55 triệu USD vào năm 2015 và đạt mức 792,54 triệu USD vào năm 2020.

- Tỷ trọng của du lịch trong GDP của tỉnh trong năm 2015 và 2020 lần lượt là 26,31% và 28,09%.

- Đến năm 2015, ngành du lịch sẽ giải quyết việc làm cho 36.118 lao động trực tiếp và 90.294 lao động gián tiếp, và đến năm 2020 hai con số này lần lượt là 59.072 và 147.681.

- Một số dự án du lịch văn hóa được ưu tiên đầu tư đến năm 2020: xây dựng khu du lịch làng nghề Huế xưa, khu du lịch làng văn hóa dân tộc Tà Ôi - Pa Cô, khu du lịch vườn Xưa - Thủy Biều, khu du lịch làng Việt - Thủy Biều,…

3.2.2. Định hướng

Thứ nhất, phát triển du lịch đảm bảo tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; góp phần giữ

gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống; đảm bảo về an ninh, chính trị và an toàn xã hội.

Thứ hai, phát triển du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng…; đa dạng hóa các loại hình du lịch để khai thác tối ưu tiềm năng du lịch của tỉnh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách.

Thứ ba, tỉnh đầu tư để hình thành cụm du lịch thành phố Huế - dải ven biển và phụ cận, bao gồm khu vực thành phố Huế, dải ven biển dọc theo phá Tam Giang và các xã lân cận thuộc thị xã Hương Thuỷ, huyện Hương Trà và Phú Vang. Cụm du lịch Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân, trải dài trong một không gian rộng lớn phía Đông Nam tỉnh. Ngoài ra còn có cụm du lịch A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh, với tính chất là khu vực tập trung phát triển du lịch văn hoá, sinh thái.

Thứ tư, tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng các kỳ Festival quốc tế Huế (vào các năm chẵn) và các kỳ Festival nghề truyền thống (vào các năm lẻ), trong đó tập trung khai thác đặc trưng văn hóa truyền thống và hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng đất xứ Huế, thu hút khách du lịch, thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển bền vững.

Thứ năm, tỉnh chú trọng đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như ca Huế, tuồng cung đình Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế; phát huy những lợi thế của vùng đất văn hóa, khai thác các giá trị của lễ hội để xây dựng thành sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao. Tỉnh tập trung công tác nghiên cứu phục hồi các loại hình lễ hội truyền thống dân gian, tái hiện một số lễ hội cung đình, ca múa nhạc mang bản sắc Huế phục vụ nhu cầu của khách tham quan, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, các hoạt động lễ hội, các điểm tham quan mang tính tôn giáo khác cũng được chú trọng khai thác đúng mức như: Lễ hội Đền Huyền Trân, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Quán Thế Âm, Điện Huệ Nam...

Thứ sáu, tổ chức liên kết chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực, nhất là khai thác tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung”,

phát huy thế mạnh của mỗi địa phương. Tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, liên kết với các nước để mở rộng thị trường du lịch.

Thứ bảy, xây dựng kế hoạch tổng thể gồm nhiều giai đoạn cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch; hình thành các văn phòng tiếp thị du lịch tại các thị trường lớn như Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á…; xúc tiến tuyên truyền, nâng cao nhận thức doanh nghiệp và người dân.

3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng

Một phần của tài liệu PHÁT HUY lợi THẾ HÀNH LANG KINH tế ĐÔNG – tây để PHÁT TRIỂN DU LỊCH ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w