Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu PHÁT HUY lợi THẾ HÀNH LANG KINH tế ĐÔNG – tây để PHÁT TRIỂN DU LỊCH ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 104 - 107)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Đối với Chính phủ và các Bộ liên quan

- Trước mắt, Chính phủ cần tiếp tục tạo môi trường vĩ mô ổn định, ban hành các cơ chế, chính sách luật pháp về ngành du lịch nói chung và du lịch văn húa núi riờng rừ ràng, phự hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cỏc doanh nghiệp trong việc đầu tư kinh doanh phát triển du lịch.

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải có kế hoạch phát triển ngành hàng không, cho phép thêm nhiều thành phần kinh tế tham gia thành lập hãng hàng không trong nước, bình đẳng với nhau trong kinh doanh để khắc phục tình trạng thiếu chuyến bay đến Thừa Thiên Huế, tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng hơn trong việc đi lại. Bên cạnh đó, các bộ ngành liên quan cũng cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng như các tuyến đường huyết mạch, nhà ga, bến cảng quốc tế, sân bay… để tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển của khách du lịch.

- Chính phủ phải chỉ đạo các đơn vị quản lý văn hóa phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong việc quy hoạch, đầu tư, nâng cấp, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các phong tục tập quán và các lễ hội truyền thống; đồng thời khai thác các giá trị đó cho phát triển du lịch.

- Chính phủ cần chỉ đạo Tổng cục Du lịch đẩy mạnh hơn nữa việc xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại những thị trường trọng điểm và truyền thống, tạo điều kiện cho các sở du lịch tỉnh, thành có cơ hội quảng bá văn hóa, thiên nhiên, con người địa phương ra các thị trường nước ngoài trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

3.4.2. Đối với UBND Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và các sở ban ngành liên quan

- Trước hết cần bảo vệ giữ gìn và khôi phục các lễ hội, di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Chính quyền các cấp cần có quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển các sản phẩm du lịch về lâu dài, bề vững.

- Duy trì việc tổ chức các lễ hội và phối hợp với các công ty du lịch tổ chức tour đưa khách du lịch quốc tế đến tham quan và tham gia vào các hoạt động lễ hội, vừa tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa truyền thống của TTH.

- Cần có sự quan tâm và chú trọng đúng mức đến việc quy hoạch, đầu tư phát triển các làng nghề gắn với du lịch, nhất là hệ thống giao thông đi lại, các cơ sở vật chất và hạ tầng, các dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch.

- Phối hợp với các UBND, Sở VHTT&DL các tỉnh trong khu vực, nhất là ba tỉnh, thành phố trên Hành lang Đông - Tây để tạo liên kết vùng về du lịch, cùng nhau phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, tăng khả năng thu hút khách quốc tế của toàn vùng.

- Đầu tư cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch có nội dung và chiều sâu, thông qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, Internet, truyền hình,…tạo điều kiện tốt nhất để khách du lịch biết đến và lựa chọn các sản phẩm du lịch.

- Sở VHTT&DL nên thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội chợ du lịch hằng năm để các doanh nghiệp du lịch có cơ hội gặp nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

3.4.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế - Chủ động liên kết với các địa phương tổ chức lễ hội, tập trung xây dựng các chương trình du lịch đặc sắc, hấp dẫn, kết hợp với việc tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa, các làng nghề truyền thống nhằm tạo nên nhiều tour du lịch phong phú, đa dạng. tạo điều kiện thuận lợi cho du khách dễ dàng chọn tour.

- Các doanh nghiệp cần chủ động trong công tác nghiên cứu thị trường, xâm nhập vào những thị trường mới để mở rộng phạm vi kinh doanh. Tìm hiểu

nhu cầu của khách du lịch ở các thị trường khác nhau, từ đó đưa ra những chương trình du lịch hợp lý và tuyên truyền, quảng bá du lịch ở những thị trường đó. Để tìm hiểu nhu cầu khách du lịch cần thực hiện các cuộc khảo sát ở nhiều thị trường khác nhau và khảo sát nhiều chỉ tiêu khác nhau. Nếu không có đủ điều kiện và nhân lực để thực hiện các cuộc khảo sát thì nên nhờ đến trung gian là các công ty khảo sát thị trường, công việc sẽ được tiến hành nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn và kết quả cũng đáng tin cậy hơn. Việc doanh nghiệp đi trước một bước trong việc tìm kiếm thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

- Các doanh nghiệp cần kết hợp với các địa phương nơi diễn ra lễ hội, các làng nghề truyền thống, nhà vườn,… để cùng tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, mang nét đặc trưng của địa phương, thỏa mãn nhu cầu của du khách. Doanh nghiệp có thể hỗ trợ người dân địa phương trong việc nâng cao nhận thức, đào tạo nghề, cũng như hỗ trợ một phần kinh phí cho việc tổ chức lễ hội. Người dân một khi đã được đào tạo sẽ phục vụ khách du lịch tốt hơn, đem lại lợi ích cho cả hai bên.

- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nên đẩy mạnh hoạt động tài trợ, cùng chung tay góp sức với chính quyền tổ chức các chương trình du lịch, lễ hội của tỉnh, tham gia quảng bá, xúc tiến du lịch đến các nước trên thế giới. Đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình đến những khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả và dễ dàng tạo được sự chú ý và lòng tin của du khách hơn là việc tự mình quảng bá.

Một phần của tài liệu PHÁT HUY lợi THẾ HÀNH LANG KINH tế ĐÔNG – tây để PHÁT TRIỂN DU LỊCH ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w