5. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng kết hợp lợi thế tài nguyên du lịch với phát huy liên kết và hội nhập
Hội An (Việt Nam), Siem Reap (Campuchia), Bangkok (Thái Lan) được xem là thành phố thành công trong phát triển du lịch theo hướng kết hợp tài nguyên và liên kết, hội nhập. Các thành phố này đều nằm trong khu vực Đông Nam Á, và có nhiều đặc điểm tương đồng với du lịch Huế về văn hóa, xã hội hoặc định hướng phát triển du lịch, những kinh nghiệm học hỏi từ Hội An, Siem Reap và Bangkok sẽ mang đến tính khả thi cao nếu được áp dụng tại Thừa Thiên Huế.
1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Hội An
Hội An là một thành phố cổ giàu truyền thống văn hóa và cũng là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách quốc tế nhất Việt Nam. Phố cổ Hội An đã được UNSECO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Theo thống kê của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An thì Hội An hiện nay có 1360 di tích danh thắng với 1273 di tích kiến trúc nghệ thuật. Bên cạnh quần thể kiến trúc đa dạng, người dân Hội An còn lưu giữ những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản… làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của khách thập phương.
Để tránh "cơn lốc" đô thị hóa nhấn chìm các di tích nên 10 năm qua, tỉnh Quảng Nam luôn coi việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích là một trong những mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và khuyến khích các địa phương có di sản đưa ra phương án quản lý sao cho vừa bảo tồn, phát huy được giá trị di tích theo Luật Di sản, vừa mang lại lợi ích cho người dân. Hội An
luôn khuyến khích tư nhân tự động bảo vệ di tích và các di sản văn hóa. Trung bình mỗi năm Hội An có hơn 200 chủ di tích tự đầu tư kinh phí hàng tỷ đồng để tu bổ di tích. Hội An không có quảng cáo trên hè phố cổ, trước nhà cổ; không đi xe máy trong một số tuyến phố; tắt đèn điện vào đêm 14 và 15 âm lịch hằng tháng để tổ chức đêm hội phố cổ.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương Hội An luôn tạo điều kiện tốt nhất để hài lòng du khách đến thánh phố này. Từ đầu năm 2012, Hội An là thành phố đầu tiên được đầu tư lên đến gần 23 tỉ đồng để phủ sóng Wifi miễn phí phục vụ người dân và khách du lịch. Việc kết nối Wifi miễn phí trên toàn phố cổ góp phần quảng bá hình ảnh cho du lịch Hội An nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Chính nhờ những nỗ lực này, mà tạp chí du lịch nổi tiếng Conde Nast Traveler (Mỹ) vừa công bố phố cổ Hội An là một trong 10 thành phố du lịch tốt nhất châu Á.
1.3.2. Kinh nghiệm của Siem Reap (Campuchia)
Cũng giống như Huế, Siem Reap là cố đô của đất nước Campuchia, và cũng là thành phố du lịch lớn nhất Campuchia với nhiều địa danh nổi tiếng và một quần thể Angkor (còn gọi là Công viên khảo cổ Angkor) hùng vĩ, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1992.
Điều đáng học tập ở đây là công tác bảo tồn, quản lý Angkor được thực hiện một cách chuyên nghiệp và có tính bền vững cao. Từ khi Angkor được công nhận là Di sản thế giới, lượng khách du lịch đổ về tăng mạnh mỗi năm. Có thời điểm khách đến Angkor chiếm 40% tổng lượng khách quốc tế đến Campuchia. Tuy nhiên, ngay khi có cảnh báo của UNESCO về sự xuống cấp Angkor vì khách tham quan quá đông, ngành du lịch Campuchia ngay lập tức nghiên cứu và thực hiện biện pháp kiểm soát và hạn chế khách du lịch. Năm 2003, khách vào đền Angkor Wat chỉ được tối đa 300 khách mỗi lượt và thời gian tham quan chỉ kéo dài tối đa 2 giờ đồng hồ. Đến nay, các biện pháp hạn chế khách vẫn tiếp tục được nghiên cứu và đề xuất để đối phó với nhu cầu tham quan không ngừng tăng lên hằng năm. Việc phát triển các khu du lịch biển tại các hòn đảo và thị trấn Kép thuộc Sihanoukville ngoài mục đích khai thác tài
nguyên du lịch biển còn nằm trong chủ trương giãn khách khỏi Angkor, hướng khách du lịch những sản phẩm du lịch khác để giảm sức ép cho di sản.
Ngoài ra, có thể kể đến những tiêu chí bắt buộc với một hướng dẫn viên du lịch tại Angkor. Những hướng dẫn viên được hành nghề ở đây đều phải trải qua những khoá đào tạo bài bản từ chính UNESCO hoặc những địa chỉ dạy nghề có uy tín đã được Nhà nước thừa nhận. Và dĩ nhiên, giá thuê hướng dẫn viên không thể rẻ, tối thiểu là 30USD/ngày. Chính vì quy định khắt khe này mà hiện nay Angkor thiếu rất nhiều hướng dẫn viên song không vì thế mà cơ quan quản lý di tích này nới lỏng điều kiện trình độ.
Vé tham quan Angkor cũng là một điều thú vị. Vé chỉ bán cho khách quốc tế còn khách nội địa được miễn phí. Họ quan niệm rằng, di sản là của cha ông để lại và con cháu được quyền thụ hưởng bình đẳng và quyền được biểu biết về những gì cha ông đã làm nên. Với khách quốc tế, giá vé được phân định theo thời gian tham quan: 1 ngày là 20USD, 2 ngày là 40USD, 3 ngày là 60USD và 60USD cũng là mức giá tối đa áp dụng cho cả tuần hay cả tháng. Mức giá này thể hiện quan niệm: nếu bạn yêu Angkor đến mức thăm nó tới 3 ngày liền chưa chán thì bạn được miễn phí cho tất cả những ngày tham quan còn lại tại đây.
Cách làm này không chỉ tạo tâm lý được tiếp đón của du khách mà còn kích thích du khách ham muốn khám phá, tìm hiểu sâu kỹ về quần thể di tích vĩ đại này. Khách càng tìm hiểu sâu, nền văn hoá - lịch sử Campuchia càng được quảng bá rộng và đó là cách quảng bá, xúc tiến tại chỗ tốt đến không thể tốt hơn.
Ngoài sự quản lý của chính quyền địa phương, ở Siem Riep còn có sự đầu tư cho du lịch từ các doanh nghiệp. Với diện tích gần 200km2, thật khó long để du khách đi hết quần thể Angkor bằng đôi chân của mình. Phương tiện tuyệt vời nhất để thăm thú Angkor là xe đạp điện. Đường đến Angkor có bảng chỉ dẫn rất rừ ràng. Xe đạp điện do một cụng ty bao thầu cho thuờ, nờn trước cỏc khu đền ở Angkor đều có chỗ giữ xe và thay pin (miễn phí); những địa điểm này đều được đánh dấu cụ thể trong bản đồ Angkor, du khách có thể lấy bản đồ ngay khi thuê xe (cũng miễn phí). Đi xe đạp điện vừa tiết kiệm sức, vừa chủ động, thậm chí có thể thong dong chạy xe vào ngay giữa các khu thành quách.
1.3.3. Kinh nghiệm của Bangkok (Thái Lan)
Đất nước Thái Lan hiền hòa, đất nước của xứ sở Phật giáo được coi như là một thiên đường du lịch của khu vực Đông Nam Á, “xứ sở của những nụ cười thân thiện”. Năm 2010, Bangkok được tạp chí Travel&Leisure của Mỹ bình chọn là Thành phố du lịch tốt nhất. Với lợi thế là thủ đô, Bangkok có hệ thống cơ sở hạ tầng rất hiện đại và hàng loạt di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng như hoàng cung Thái Lan, tượng Phật vàng,… Du lịch văn hóa là một trong những thế mạnh của ngành du lịch Thái Lan. Sản phẩm du lịch đa dạng và đậm nét văn hóa Thái Lan như lễ hội té nước, lễ hội đèn, boxing Thái, múa sạp Thái, kịch, ẩm thực Thái, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Hàng năm tại Bangkok đều diễn ra các chương trình ca múa tạp kỹ hoành tráng, đậm nét văn hóa nghệ thuật Thái như chương trình nghệ thuật Siam Niramit vào năm 2009. Bên cạnh các sản phẩm du lịch văn hóa, Bangkok còn đầu tư, phát triển các loại hình sản phẩm khác, để đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch, như: mua sắm, massage, nghỉ dưỡng,… Điểm đặc biệt là các sản phẩm du lịch đều thường xuyên được đổi mới, vì thế hàng năm có rất nhiều du khách quay trở lại Thái Lan và Bangkok.
Không phải ngẫu nhiên mà Thái Lan được mệnh danh là “xứ sở của những nụ cười rất thân thiện”. Người Thái Lan rất hiếu khách và có ý thức cao về du lịch. Đi đến đâu du khách cũng bắt gặp những nụ cười cởi mở, nồng nhiệt. Lợi dụng thế mạnh là các cung điện, chùa chiền, Bangkok biết cách quảng bá để du khách đến đây không ai cảm thấy tiếc tiền khi được chiêm ngưỡng những cung điện nguy nga, tráng lệ ở một đất nước mà chế độ quân chủ vẫn đang hiện hữu, được tôn sùng. Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, các di tích được bảo vệ tốt, đội ngũ nhân viên du lịch có trình độ và thân thiện, cách thức tổ chức chuyên nghiệp là điểm mạnh của du lịch Bangkok nói riêng và du lịch Thái Lan nói chung.
1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với Thừa Thiên Huế
Từ thành công và kinh nghiệm của Hội An, Siem Reap và Bangkok, nhóm nghiên cứu đã rút ra một số bài học dành cho Thừa Thiên Huế trong việc phát triển du lịch theo hướng kết hợp thế mạnh tài nguyên du lịch với liên kết và hội nhập. Cụ thể là:
Thứ nhất, cần có sự phối hợp giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp trong công tác phục hồi, bảo tồn các di sản văn hóa, thuần phong mỹ tục, tập quán và xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương. Với nguồn ngân sách hạn hẹp thì việc huy động người dân cùng tham gia vào công tác trùng tu, bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử sẽ giúp chính quyền đỡ một phần gánh nặng, cũng như dành nguồn ngân quỹ cho các hoạt động khác có ích hơn. Huy động được sự tham gia của nhân dân - cũng chính là người gìn giữ và phát huy văn hóa - sẽ thực sự giúp những phong tục, tập quán và nét đẹp văn hóa của Huế được phát huy hết mọi tinh hoa và ghi dấu trong lòng du khách. Sự tham gia của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ thêm các cơ sở vật chất, kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao trong hoạt động du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
Thứ hai, cần có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế. Khách du lịch đến với du lịch văn hóa không chỉ để tham quan mà còn để nghỉ ngơi, tận hưởng các gói dịch vụ chất lượng cao. Thừa Thiên Huế cần đầu tư, cải thiện hệ thống giao thông, nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm, dịch vụ công cộng và dịch vụ chất lượng cao.
Thứ ba, công tác bảo tồn cần được chú trọng, điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các biện pháp tốt nhất, vừa đảm bảo gìn giữ các di sản văn hóa và vừa khai thác hiệu quả du lịch tối ưu thoe hướng bền vững chứ không phải chỉ là lợi ớch trước mắt. Phải cú cỏc kế hoạch rừ ràng, biện phỏp cưỡng chế mạnh mẽ đối với các hành động gây tổn hại đến di sản văn hóa.
Thứ tư, phải đào tạo và có yêu cầu cụ thể đối với nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch. Con người là người truyền tải văn hóa đến du khách, nên không thể để một bộ phận không am hiểu về văn hóa, di sản, cũng như không có đủ tay nghề phục vụ cho du khách, làm xấu đi hình ảnh của du lịch Huế và các giá trị văn hóa Huế.
Thứ năm, thúc đẩy sự phát triển văn hóa và lòng hiếu khách của người dân địa phương. Chính quyền cần có các chính sách để người dân được tiếp cận, hưởng thụ với những di sản văn hóa, những hiểu biết mà cha ông đã để lại. Sẽ thật hữu ích nếu mọi người dân xứ Huế đều được tạo những ưu đãi lớn nhất khi
tìm hiểu về văn hóa, di sản ở đây, và khi con người ta đã am hiểu, đã yêu thương và gắn kết với nó, thì người ta sẽ đem những luồng văn hóa ấy đi, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. Con người Huế, bản chất cũng đã có một lòng hiếu khách nồng nhiệt, nhưng chính quyền địa phương cũng nên cho người dân hiểu được tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, để khơi gợi lòng hiếu khách của người Huế một cách tự giác.
Thứ sáu, gắn kết chặt chẽ văn hóa vào sản phẩm du lịch. Sản phẩm văn hóa chính là cái tạo ra khác biệt giữa mỗi vùng miền trong du lịch văn hóa. Thừa Thiên Huế cần có những biện pháp để đưa được những nét đặc trưng của văn hóa Huế vào mọi sản phẩm du lịch ở đây, như: các lễ hội, phong tục, hàng lưu niệm, ẩm thực, kiến trúc,…
Thứ bảy, quảng bá hình ảnh, văn hóa Huế đến bạn bè trong nước và thế giới. Huế có một nguồn tài nguyên văn hóa và nhân văn phong phú, nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rừ giỏ trị của chỳng. Thừa Thiờn Huế cần đẩy mạnh cụng tác tuyên truyền và giới thiệu các giá trị này, để không những làm du khách tò mò, muốn khám phá, mà sau khi du khách tham quan xong, sẽ nhận ra được những cái đẹp, giá trị của chúng, và để họ không phải hối tiếc vì đã đến Huế.
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THỪA THIÊN HUẾ THEO HƯỚNG KẾT HỢP TIỀM NĂNG DU LỊCH VỚI PHÁT HUY
LỢI THẾ TỪ HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY
2.1. Các nhân tố tác động đến sự phát triển du du lịch Thừa Thiên Huế 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thừa Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 654 km về hướng Bắc, cách Nha Trang 627 km và cánh Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km về hướng Nam. Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9, Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung đô của cả nước.
Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đông về phía Đông, thành phố Đà Nẵng về phía Đông Nam, tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy Trường Sơn và các tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây.
Phần lớn núi rừng nằm ở phía Tây của Huế, những ngọn núi đáng nhắc đến là: Núi Động Ngai cao 1.774m, Động Truồi cao 1.154m, Co A Nong cao 1.228m, Bol Droui cao 1.438m, Tro Linh cao 1.207m, Hói cao 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai cao 787m, Bạch Mã cao 1.444m, Mang cao 1.708m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.
Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Nổi tiếng phải nhắc đến là Sông Hương bởi con sông này đã ghi dấu ấn sắc nét cho Du Lịch Huế.
Bên cạnh đó miền đất này còn có những sông khác như: Ô Lâu, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Truồi,… Hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền.
Bờ biển của tỉnh dài tới 120 km đã tạo nên cho mảnh đất này những bãi biển đẹp có giá trị rất lớn về khai thác du lịch như bãi biển Lăng Cô (một trong
những bãi biển đẹp nhất thế giới); bãi biển Cảnh Dương; bãi biển Thuận An, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn.
Khí hậu Thừa Thiên - Huế gần giống như Quảng Trị với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10.
Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài.
Thừa Thiên - Huế có tỉnh lị là thành phố Huế và 8 huyện : Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông.
Các dân tộc: Kinh, Tà - ôi, Bờ - ru, Vân Kiều, Cơ - tu… cùng chung sống đoàn kết trên mảnh đất này. Thừa Thiên Huế là một vùng đất cổ. Vào thế kỉ XIII, vùng đất này đã được nhập vào quốc gia Đại Việt bởi nó là món sính lễ của vua Chiêm Thành dâng lên vua Trần khi cưới công chúa Huyền Trân. Phong cảnh tươi đẹp, địa hình hiểm trở đã tạo cho Huế một vị trí đặc biệt trong lịch sử nước ta. Nơi đây đã được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788 - 1802), vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn (1802 - 1945).
Suốt mấy trăm năm, Huế đã là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước.
Cảnh quan của Thừa Thiên - Huế đa dạng, vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với vẻ đẹp của các công trình kiến trúc do con người tạo nên đã khiến cho Thừa Thiên Huế trở thành một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Sông Hương êm đềm chảy giữa lòng thành phố, in bóng cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp.
Những bãi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn, thơ mộng vô cùng, Khu nghỉ mát lí tưởng Bạch Mã đã từng được so sánh với các khu nghỉ mát nổi tiếng khác của Đông Dương.
Tiềm năng du lịch nổi bật của Thừa Thiên Huế là quần thể các di tích văn hoá với trên 300 công trình kiến trúc cổ bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn… Vì vậy, ngày 11 tháng 12 năm 1993, Cố đô Huế đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.