Xu thế phát triển kinh doanh thẻ hiện nay và tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tại Vietinbank – CN TTH

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Thừa thiên Huế (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.1. Xu thế phát triển kinh doanh thẻ hiện nay và tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tại Vietinbank – CN TTH

3.1.1. Xu thế phát triển kinh doanh thẻ trên thế giới và ở Việt Nam

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin thì các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có sản phẩm và dịch vụ thẻ cũng phát nhanh chóng. Các tổ chức thẻ quốc tế liên tục ứng dụng các công nghệ mới vào hệ thống và đưa ra nhiều sản phẩm mới tiên tiến hơn, an toàn hơn, tiện ích hơn. Hệ thống mạng toàn cầu kết nối các thành viên MasterCard và Visa có thời gian hoạt động đạt mức trung bình 99,8% và thời gian xử lý giao dịch 0,37 giây. Các tổ chức thẻ quốc tế cũng đưa ra các chuẩn công nghệ mới để các thành viên ứng dụng vào việc phát triển sản phẩm mới như chuẩn về thẻ chip (EMV)… Việc ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động thanh toán bằng thẻ đã đem lại những bước phát triển nhanh chóng cho các sản phẩm thẻ trên thế giới. Thống kê của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard thì hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 4 tỷ thẻ các loại đang lưu hành, hơn 32 triệu đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ và hơn 1,5 triệu máy giao dịch ATM.

Với xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam không thể tách mình ra khỏi xu hướng này nếu muốn phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Theo báo cáo được đưa ra tại Hội nghị thường niên năm 2015 của Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam, đến cuối tháng 1/2015, lượng thẻ phát hành trên toàn quốc đã đạt mức trên 85,9 triệu thẻ (tăng 30% so với cuối năm 2013), trong đó có 63,5 triệu thẻ đang lưu hành. Giao dịch bằng thẻ trong năm 2014 cũng tăng trên 13% về số lượng và 16% về giá trị so với năm 2013. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán

thẻ tiếp tục được cải thiện chất lượng. Đến cuối tháng 1/2015, trên 16.100 máy ATM và trên 187.200 POS được lắp đặt (tương ứng tăng 6% và 44% so với cuối năm 2013). Trong đó chủ yếu là các giao dịch thanh toán hàng hóa và dịch vụ.

Tốc độ tăng trưởng mạnh của thị trường thẻ thanh toỏn núi trờn phản ỏnh rừ nét xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.

3.1.2. Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tại Huế

Thừa thiên Huế sở hữu diện tích với phần đất liền là 5,062.59 km2 với dân số tính đến năm 2014 là 1,135,568 người, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thể hiện qua hệ thống giáo dục, trường học ngày càng được đầu tư về số lượng lẫn chất lượng, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ thẻ nhằm hướng tới tất cả các đối tượng khách hàng, đặc biệt là học sinh, sinh viên, công nhân viên chức tại Thừa thiên Huế.

Ngoài ra, Huế được biết đến là một thành phố du lịch nổi tiếng, do đó thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển dịch vụ thẻ của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh nói chung và ngân hàng TMCP Công thương TT Huế nói riêng.

3.1.3. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ của Vietinbank – chi nhánh Thừa thiên Huế

Để có thể đứng vững và hội nhập được với các ngân hàng trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Với phương châm “Phát triển nhanh và bền vững” mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng của Ngân hàng TMCP Công thương – chi nhánh Thừa thiên Huế là:

- Tăng cường sự liên kết, hợp tác của các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt sớm hình thành hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ thống nhất giữa các ngân hàng và phát triển hệ thống thanh toán quốc gia dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo tương thích lẫn nhau, an toàn, hiệu quả và tin cậy.

- Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

- Quán triệt tinh thần phát triển mạng lưới thẻ, giữ vững thị phần thẻ - Xúc tiến công tác bán hàng

- Phát triển công nghệ 3.2. Thuận lợi và khó khăn 3.2.1. Thuận lợi

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ tiếp tục được đầu tư và cải thiện Đến năm 2015, có 46 NHTM đã trang bị máy ATM/POS với số lượng trên 16.000 ATM và hơn 165.000 POS được lắp đạt và sử dụng. NHNN đã chỉ đạo các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác. Để thực sự phát huy tác dụng làm giảm tiền mặt trong việc sử dụng thẻ, NHNN đã chỉ đạo triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Nhận thức về thanh toán thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cực ở các địa phương, việc sử dụng thẻ thanh toán qua POS đang dần trở nên phổ biến ở các thành phố lớn; nhận thức chung của xã hội về TTKDTM đang thay đổi, xu hướng thanh toán bằng thẻ của dân cư cũng bắt đầu gia tăng. Một số đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) đã có những nhận thức tích cực về lắp đặt và chấp nhận thanh toán thẻ qua POS.

- Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ tiếp tục được hoàn thiện:

NHNN đã ban hành thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có hiệu lực từ ngày 01/03/2015 thay thế cho Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN.

Trong đó, hướng dẫn dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch vụ: thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại NHNN; thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi; thanh toán nhờ thu, ủy

nhiệm thu; chuyển tiền; thu hộ; chi hộ. Thụng tư cũng quy định rừ về dịch vụ thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán như dịch vụ thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại NHNN; Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi; Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu; Dịch vụ thu hộ và dịch vụ chi hộ; dịch vụ chuyển tiền;

dịch vụ thanh toán qua quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia dịch vụ thanh toán… Đồng thời, để phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, giai đoạn 2016 - 2020, để phát triển TTKDTM trong nền kinh tế Việt Nam, đáp ứng yêu cầu tất yếu của quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, NHNN tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tổng kết, đánh giá việc triển khai Đề án đẩy mạnh TTKDTM giai đoạn 2011 - 2015, trên cơ sở đó, nghiên cứu xây dựng Đề án mới cho giai đoạn 2016 - 2020, trình Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển TTKDTM, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động thanh toán, đặc biệt đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán mới.

Thứ ba, hoàn thiện, phát triển các hệ thống thanh toán của NHNN; triển khai nâng cấp, mở rộng, duy trì hoạt động thông suốt, hiệu quả Hệ thống IBPS; xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ (ACH) tại Việt Nam; phát triển Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.

Thứ tư, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thanh toán, ứng dụng các phương tiện hiện đại; chú trọng đẩy mạnh TTKDTM trong khu vực nông thôn, cung ứng các dịch vụ đa dạng, phong phú gắn với tăng cường tài chính toàn diện (Financial Inclusion) ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Thứ năm, tăng cường quản lý, giám sát đối với các hệ thống thanh toán quan trọng, các hệ thống thanh toán, phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, đảm bảo các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, phổ biến, hướng dẫn về TTKDTM, tạo sự chuyển biến căn bản của người dân về TTKDTM và thói quen sử dụng tiền mặt hiện nay.

Thứ bảy, tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán quan trọng; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong việc tăng cường các quy định và biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, đơn vị liên quan:

NHNN đã có văn bản gửi các Bộ, ngành liên quan đề nghị chủ động triển khai hoặc phối hợp NHNN triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời làm đầu mối theo dừi, đụn đốc thực hiện cỏc nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra. Nhìn chung, công tác phối hợp giữa NHNN với các Bộ, ngành, địa phương được tăng cường và có chuyển biến tích cực hơn, nhất là phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố để chỉ đạo, triển khai, lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ của Quyết định 2453 vào các chương trình, kế hoạch phát triển của địa phương.

Ngành Ngân hàng chủ động và tăng cường phối hợp với Bộ Công an, đặc biệt là Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), trong việc phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán; thiết lập các kênh trao đổi thông tin để kịp thời phối hợp, xử lý nhiều vụ việc gian lận, lừa đảo trong thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, góp phần giảm bớt rủi ro trong thanh toán, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

3.2.2. Khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được kể trên, hoạt động thanh toán thẻ thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

- Cơ sở hạ tầng thanh toán phân bố chưa đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, nên phát triển dịch vụ thanh toán, nhất là thanh toán thẻ qua POS ở khu vực nông thôn, miền núi còn gặp nhiều trở ngại;

- Thanh toán thẻ nội địa qua POS chưa nhiều; hệ thống đường truyền đôi khi bị tắc nghẽn; doanh nghiệp, người dân còn chưa mặn mà với thanh toán qua POS, tình trạng đơn vị chấp nhận thẻ thu phụ phí của khách hàng thanh toán bằng thẻ chưa được khắc phục triệt để;

- Mặc dù số lượng tài khoản thẻ đã tăng lên đáng kể, nhưng việc sử dụng thẻ để thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ chưa tăng tương xứng, do đó tác dụng giảm sử dụng tiền mặt trong thanh toán chưa nhiều, mặt khác làm tăng áp lực đối với việc duy trì hoạt động và tiếp quỹ tiền mặt cho ATM;

- Một số ngân hàng chưa tích cực hoàn thành việc chuyển đổi mã tổ chức phát hành thẻ để mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng cho thẻ thanh toán;

- Công tác thông tin - tuyên truyền về hoạt động thanh toán thẻ của các NHTM đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu.

3.3. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Vietinbank – chi nhánh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Thừa thiên Huế (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w