Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dựa trên quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học.
Bản chất của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là người GV sẽ tạo nên một chuỗi những tình huống vấn đề và yêu cầu HS tìm ra cách giải quyết các vấn đề đó. Chính việc HS độc lập suy nghĩ, kết nối những kiến thức đã biết để tìm ra kiến thức mới sẽ tạo nền tảng bền vững, đồng thời phát triển tư duy năng lực, hình thành thế giới quan cho HS.
b. Phân loại
Vấn đề có thể được đặt ở nhiều mức độ với các cấp độ yêu cầu HS tư duy khác nhau để tìm ra lời giải. Có thể phân thành 4 mức độ nêu và giải quyết vấn đề:
Mức 1: GV đưa vấn đề và giúp đỡ học sinh vượt qua được vấn đề, cuối cùng là GV nhận xét và đánh giá.
Mức 2: GV nêu vấn đề, xong chỉ gợi ý cách giải quyết vấn đề và để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV. GV và HS cùng đánh giá.
Mức 3: GV cung cấp nguồn thông tin tạo ra tình huống có vấn đề. HS xác định vấn đề cần giải quyết cho tình huống, tự đề xuất các hướng giải quyết và lựa chọn phương pháp. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề, sau đó GV và HS cùng nhau đánh giá kết quả.
Mức 4 : HS chủ động, tự lực xác định những vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng xung quanh mình, đề xuất, giải quyết và tự đánh giá chất lượng hiệu quả, có ý kiến bổ sung của GV khi kết thúc hoạt động.
c. Một số kĩ năng cho HS giải quyết vấn đề
Khi một nhiệm vụ được đề ra yêu cầu chúng ta phải giải quyết trong một thời gian quy định, HS cần phải nắm được
+ Nhận ra vấn đề: Trước hết đọc yờu cầu và xỏc định rừ vấn đề cần giải quyết (quan sát, nhận xét, thực hiện tạo bảng, so sánh, nối hai cột,…)
+ Xác định đối tượng sở hữu vấn đề: Làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm.
+ Hiểu biết vấn đề: Làm rừ nguồn gốc của vấn đề để trỏnh cỏch giải quyết sai lệch hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Đối với mỗi vấn đề được đưa ra, đòi hỏi HS dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, nắm bắt vấn đề một cách chính xác.
+ Chọn giải pháp giải quyết: Với mỗi vấn đề sẽ có rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Việc tiếp theo là chọn được giải pháp đúng đắn và hiệu quả.
+ Thực thi giải pháp được chọn: Khi chắc chắn mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, có thể bắt tay vào hành động.
+ Đánh giá kết quả: Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, cần kiểm tra xem cách giải quyết có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Đó là những kinh nghiệm quý báu cho việc giải quyết những vấn đề tiếp theo.
d. Áp dụng đối với mô hình VNEN
Khi HS tự mình phát hiện và tư duy tìm cách giải quyết vấn đề, các em buộc phải để mình trong trạng thái tư duy não bộ vì vậy các em sẽ không cảm thấy nhàm chán trong giờ học, ngược lại còn thích thú học tập, hăng say nghiên cứu. Song song với hoạt động tư duy các em còn được rèn luyện kĩ năng tư duy, phát hiện vấn đề, hình thành và phát triển năng lực áp dụng kiến thức, kĩ năng , kĩ xảo vào giải quyết các vấn đề thực tế. Bước đầu tiếp cận với phương pháp học tập và làm việc khoa học. Áp dụng vào việc thiết kế tài liệu dạy học theo mô hình VNEN được biên soạn có thể GV đưa ra các vấn đề tùy theo các mức độ khác nhau với từng nội dung kiến thức, từ đó HS giải quyết các tình huống có vấn đề để hình thành nên kiến thức.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Toàn bộ chương I của đề tài nghiên cứu, trình bày về cơ sở lý luận dạy học, các phương pháp dạy học và giới thiệu tổng quan về mô hình trường học mới
VNEN (cấu trúc bài giảng và tài liệu học tập, cách thức tổ chức, sắp xếp lớp học, vai trò củaGV, của HS và của PHHS, cấu trúc bài học theo mô hình VNEN, các bước dạy học theo mô hình VNEN,…). Mô hình này giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giúp các em hình thành kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Để áp dụng mô hình này, người GV cần có thời gian tiếp cận, đổi mới; đồng thời tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập cũng cần được biên tập lại cho phù hợp. Tất cả những nội dung trên là tiền đề để cho tác giả sử dụng để thiết kế tài liệu VNEN.
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG THIẾT KẾ TÀI LIỆU HỌC TẬP MỘT SỐ