3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN VÀ VỤ THU ĐÔNG 2009
3.2.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2009 và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.5. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2009 và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên Chỉ tiêu
Giống
Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm)
Xuân Thu Đông Xuân Thu Đông
BB09-2 215,63 206,67 116,37 110,43
VS09-5 208,23 185,18 100,83 94,96
LS07-12 215,50 208,93 118,17 113,97*
SB08-213 207,30 178,10 103,97 101,63
KH07-4 209,87 193,03 110,07 110,77
KH08-7 212,70 201,60 107,57 109,10
CH08-8 223,03 214,10 121,73 119,33
VS09-6 225,00 197,53 120,00 106,50
SB07-25 206,37 181,00 122,17 116,90
H08-7 224,23 217,23 123,67 117,37
H08-8 211,10 185,83 99,90 95,77
VS09-26 222,27 213,57 121,17 118,90*
H08-9 229,70 218,67 125,40 111,37
CH07-4 240,70 238,50 131,00 127,00
LVN-99 (đ/c) 214,17 191,50 111,00 101,67
CV (%) 4,3 5,3 4,8 6,4
LSD (05) 15,57 17,86 9,32 11,73
P 0,00 0,00 0,00 0,00
3.2.2.1. Chiều cao cây
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, vì chiều cao cây có liên quan trực tiếp tới khả năng tiếp nhận ánh sáng, khả năng chống đổ và đặc biệt là khả năng thụ phấn, thụ tinh. Chiều cao cây cao càng thuận lợi cho thụ phấn, thụ tinh, khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt hơn, tích lũy được nhiều vật chất, nhưng khả năng chống đổ của cây kém. Ngược lại, chiều cao cây thấp thì khả năng chống đổ của giống tốt nhưng lại khó khăn cho thụ phấn, thụ tinh. Vì vậy tùy điều kiện của từng địa phương mà lựa chọn giống có chiều cao cây thích hợp. Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Chiều cao cây cũng như các tính trạng khác có sự biến động rất lớn, chiều cao cây ở giới hạn thấp nhất bằng 40 – 50 cm, trung bình 1,8 - 2,2 m, cao nhất 2,5 - 3,2 m. Chiều cao cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc.
Kết quả bảng 3.5 cho thấy:
Vụ Xuân 2009 chiều cao cây của các giống ngô lai trong thí nghiệm dao động từ 206,37 - 240,70 cm. Trong đó các giống CH07-4 đạt giá trị chiều cao cây là 240,70 cm, cao hơn giống đối chứng (214,17cm) ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Vụ Thu Đông 2009 chiều cao cây dao động từ 178,10- 238,50 cm.
Giống CH08-8, H08-7, VS09-26, H08-9, CH07-4 có chiều cao cây đạt từ 213,57-238,50 cm, cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao cây tương đương với đối chứng (191,50 cm). Giống CH07-4 cao cây nhất thí nghiệm.
Nhìn chung: Chiều cao cây thay đổi tuỳ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng, vụ Xuân 2009 chiều cao cây ở tất cả các giống đều cao hơn ở vụ Thu Đông 2009. Do trong giai đoạn cây sinh trưởng mạnh, trong vụ Xuân 2009 các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa đều thuận hơn so với vụ Thu Đông.
Ở cả 2 vụ giống CH07-4 có chiều cao cây cao nhất thí nghiệm và cao hơn giống đối chứng một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
3.2.2.2. Chiều cao đóng bắp
Chiều cao đóng bắp được tính từ mặt đất lên đến đốt mang bắp trên cùng, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng, khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn, thụ tinh và cơ giới hoá trong thu hoạch. Chiều cao đóng bắp cao hay thấp phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc.
Nhiều nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện ngoại cảnh, nếu giống có thời gian sinh trưởng dài vị trí đóng bắp thường ở đốt thứ 10 - 14 và chiếm 45 - 60% chiều cao cây, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn vị trí đóng bắp thường ở đốt thứ 7 - 8 và chiếm 35 - 38% chiều cao cây.
Chiều cao đóng bắp thường tỷ lệ thuận với chiều cao cây. Khi cây ngô sinh trưởng mạnh thì chiều cao đóng bắp cao và ngược lại nếu cây sinh trưởng phát triển chậm thì chiều cao đóng bắp thấp. Tuy nhiên những giống có chiều cao đóng bắp càng cao thì càng dễ đổ gẫy, nhưng nếu thấp quá cũng ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và thu hoạch, nhìn chung chiều cao đóng bắp tối ưu bằng 1/2 chiều cao cây. Cho nên chiều cao đóng bắp cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống đổ, cơ giới hóa của giống.
Qua theo dừi thớ nghiệm ở Vụ Xuõn 2009 cho thấy chiều cao đúng bắp của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 99,90 - 131,00 cm. Các giống CH08-8, SB07-25, H08-7, VS09-26, H08-9 và CH07-4 có chiều cao đóng bắp biến động từ 121,17 - 131,00 cm, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giống H08-8 và VS09-5 có chiều cao đóng bắp đạt 99,9 cm và 100,83 cm, thấp hơn giống đối chứng một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng (111 cm).
Vụ Thu Đông 2009 do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nên chiều cao đóng bắp của các giống đều thấp hơn so với vụ Xuân 2009 biến động từ 94,96 – 127,00 cm. Giống LS07-12, CH08-8, SB07-25, H08-7, VS09-26, CH07-4 có chiều cao đóng bắp cao hơn giống đối chứng, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao tương đương so với giống đối chứng, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
3.2.2.3. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây
Tỷ lệ chiều cao đóng bắp và chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ để chọn ra những giống ngô lai có chiều cao cân đối, phục vụ cho công tác chọn giống chống đổ, đáp ứng điều kiện kỹ thuật canh tác cho các tỉnh miền núi.
Tỷ lệ chiều cao cây/chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, điều kiện thời tiết, chế độ chăm sóc… Trong sản xuất tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây tối ưu bằng 50%. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây được tính bằng chiều cao đóng bắp/chiều cao cây x 100. Tỷ lệ chiều cao cây/chiều cao đóng bắp được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.6. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2009 và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Đơn vị:%
Thời vụ
Giống Vụ Xuân 2009 Vụ Thu Đông 2009
BB09-2 53,94 53,45
VS09-5 48,50 51,26
LS07-12 54,87 54,57
SB08-213 50,20 57,06
KH07-4 52,45 57,35
KH08-7 50,54 54,10
CH08-8 54,60 55,76
VS09-6 53,28 53,86
SB07-25 59,22 64,83
H08-7 55,19 54,02
H08-8 47,35 51,54
VS09-26 54,51 55,61
H08-9 54,58 50,93
CH07-4 54,44 53,24
LVN-99 (đ/c) 51,84 53,10
CV (%) 3,3 3,6
LSD (05) 3,95 3,30
P 0,00 0,00
Qua bảng 3.6 cho thấy:
Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây ở vụ Xuân 2009 biến dộng từ 47,35 - 59,22 %. Trong đó giống LS07-12, SB07-25 và H08-7 có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây cao nhất thí nghiệm đạt từ 54,87-59,22%, cao hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giống VS09-5 và H08-8 có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây đạt 48,50 và 47,35%, thấp hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây tương đương với giống đối chứng.
Vụ Thu Đông 2009 tỷ lệ chiều cao cây/chiều cao đóng bắp biến động từ 50,93-64,83 %. Giống SB08-213, KH07-4 và SB07-25 có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây cao nhất thí nghiệm (57,35-64,83%), cao hơn giống đối chứng một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây tương đương với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
3.3. KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THAM GIA