KẾT QUẢ MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN GIỐNG NGÔ ƯU TÚ

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ xuân và vụ thu đông 2009 tại thái nguyên (Trang 91 - 95)

Từ kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu của 15 giống ngô lai tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 chúng tôi thấy giống H08-9 ưu điểm nhất so với các giống còn lại.

Như chống chịu tốt, cho năng suất cao và ổn định, có khả năng thích nghi với điều kiện tại Thái Nguyên.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu các giống ngô thí nghiệm tại Viện nghiên cứu Ngô năm 2008 và kết quả thí nghiệm tại Đại học Thái nguyên năm 2009, chúng tôi tiến hành thử nghiệm giống H08-9 và so sánh với giống đối chứng (LVN99) trên đất ruộng chuyên màu tại Phổ Yên vụ Xuân 2010.

3.6.1. Giống, địa điểm và quy mô trình diễn

Tên hộ Địa điểm Giống Diện tích (m2)

Nguyễn Bá Tài Nam Hòa- Đồng Hỷ- Thái Nguyên

H08-9 500

LVN99 500

Nguyễn Thị Hằng Nam Hòa- Đồng Hỷ- Thái Nguyên

H08-9 500

LVN99 500

Phạm Văn Lộc Nam Hòa- Đồng Hỷ- Thái Nguyên

H08-9 500

LVN99 500

Nguyễn Thị Giang Nam Hòa- Đồng Hỷ- Thái Nguyên

H08-9 500

LVN99 500

Phạm Thị Ngàn Nam Hòa- Đồng Hỷ- Thái Nguyên

H08-9 500

LVN99 500

Để đảm bảo tính thống nhất và khách quan trước khi vào vụ ngô Xuân chúng tôi đã tiến hành:

- Chọn đất, chọn hộ làm mô hình trình diễn - Tập huấn quy trình sản xuất theo hộ lao động

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình kỹ thuật của các hộ tham gia mô hình

- Mức độ đầu tư theo quy trình sản xuất ngô của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

Phân chuồng: 10 tấn/ha Đạm Urê: 326 kg/ha Supe lân: 530 kg/ha KCl: 150 kg/ha

3.6.2. Một số chỉ tiêu hình thái và năng suất của giống H08-9 và LVN99 trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên

Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hình thái và năng suất của giống H08-9 và LVN99 trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Giống CV

(%)

LSD05

H08-9 LVN99 (đ/c)

Trạng thái cây Điểm 1 3 - -

Trạng thái bắp Điểm 2 3 - -

Thời gian sinh trưởng Ngày 111 109 0,8 1,34

Năng suất thực thu Tạ/ha 75,04 58,78 5,1 4,98

Qua bảng 3.12 chúng tôi thấy:

Thời gian sinh trưởng của giống H08-9 và LVN99 là 109 và 111 ngày, giống H08-9 có thời gian sinh trưởng dài hơn so với giống đối chứng (LVN99) 2 ngày một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Tại mô hình trình diễn, năng suất ngô có sự chênh lệch khá lớn giữa 2 giống. Giống H08-9 cho năng suất đạt 75,04 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 16,22 tạ/ha, ở mức độ tin cậy 95%.

Ngoài yếu tố năng suất và thời gian sinh trưởng, trong sản xuất hiện nay độ đồng đều của giống ngô được chú trọng, do giống có độ đồng đều cao có tiềm năng cho năng suất cao và ổn định. Kết quả thu thập từ mô hình trình diễn cho thấy giống H08-9 có trạng thái cây và trạng thái bắp tốt hơn giống đối chứng, được đánh giá ở thang điểm 1 và 2.

3.6.3. Đánh giá và xếp hạng của người dân về giống H08-9 và LVN99 trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên

Để đánh giá một cách chính xác ưu điểm của giống trong điều kiện tại Phổ Yên- Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn, lấy ý kiến của 30 nông dân tham gia hội thảo đầu bờ về mô hình trình diễn giống H08-9 và LVN99. Các chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm từ 1-3 (điểm 1- kém,

điểm 2- trung bình, điểm 3- tốt). Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của nông dân được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của nông dân đối với giống ngô H08-9 và LVN99 trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên

TT Giống

Chỉ tiêu H08-9 LVN99.

1 Thời gian sinh trưởng 2,2 1,4

2 Khả năng chống đổ 1,8 2,1

Màu sắc hạt 1,6 1,5

3 Độ sâu cay 1,7 2,8

4 Năng suất 1,6 3

Tổng điểm 8,5 10,6

Xếp hạng 1 2

Qua bảng 3.14 chúng tôi thấy:

Thời gian sinh trưởng: Thời gian sinh trưởng của 2 giống ngô trình diễn được đánh giá ở thang điểm từ 1,4 đến 2,2 điểm. Trong đó giống H08-9 được nông dân đánh giá có thời gian sinh trưởng trung bình, đạt 2,2 điểm, tuy nhiên vẫn muộn hơn so với giống đối chứng.

Khả năng chống đổ: Đánh giá khả năng chống chịu của các giống ngô tham gia mô hình trình diễn được tiến hành thông qua chỉ tiêu chính là khả năng chống đổ. Giống H08-9 được nông dân đánh giá cao hơn so với giống đối chứng về khả năng chống đổ, được đánh giá ở thang điểm trung bình là 1,8 điểm. Giống đối chứng được đánh giá ở thang điểm trung bình 2,1.

Màu sắc hạt: Màu sắc hạt quyết định đến mẫu mã của giống. 2 giống ngô tham gia mô hình đều được nông dân đánh giá có màu sắc hạt đẹp, được đánh giá ở thang điểm 1,6 và 1,5.

Độ sâu cay: Trong sản xuất những giống có độ sâu cay cao được đánh giá tốt hơn giống nông cay, do độ sâu cay quyết định đến khối lượng hạt/khối lượng bắp. Giống H08-9 có độ sâu cay được đánh giá tốt hơn so với giống đối chứng, được đánh giá ở thang điểm 1,7.

Năng suất: Năng suất của giống H08-9 được nông dân đánh giá cao hơn so với giống đối chứng, đạt trung bình 1,4 điểm.

Nhìn chung: Giống ngô lai H08-9 được nông dân đánh giá tốt hơn so với giống đối chứng về đặc tính chống chịu, mẫu mã hạt và năng suất, phù hợp với chế độ chăm sóc và thâm canh của địa phương. Mô hình trình diễn giống H08-9 được nông dân đánh giá cao và chấp nhận sử dụng giống H08-9 vào sản xuất đại trà tại địa phương.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ xuân và vụ thu đông 2009 tại thái nguyên (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w