Khả năng chống chịu sâu bệnh

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ xuân và vụ thu đông 2009 tại thái nguyên (Trang 72 - 77)

3.3. KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THAM GIA THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2009

3.3.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh

Sâu bệnh là một tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng, hàng năm sâu bệnh làm giảm năng suất ngô từ 10-15%. Theo tài liệu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết: Tổng thiệt hại do sâu bệnh gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷ USD. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, ẩm độ và nhiệt độ không khí cao nên rất thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển, đồng thời cũng làm cho vòng đời của sâu hại ngắn hơn, các lứa sâu kế tiếp nhau nên mức độ phá hoại càng nghiêm trọng. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ của nước ta lên cao, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã tạo nên nguồn thức ăn dồi dào liên tục cho sâu hại, như vậy càng đi sâu vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của sâu bệnh ngày càng trở nên cấp bách và phức tạp. Đồng thời do lạm dụng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý trong sản xuất nên đã làm cho sâu hại có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc. Vì vậy các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Một trong những biện pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa làm giảm sức phá hoại của sâu bệnh, đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe con người là chọn tạo những giống ngô mới có khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Do Thái Nguyên nằm trong khu vực có lượng mưa bình quân hàng năm cao, đặc biệt là vụ Xuân cây ngô thường bị nhiều loại sâu bệnh phá hoại với tỷ lệ hại tương đối cao. Có nhiều loại sâu bệnh hại trên cây ngô ở các giai đoạn và mùa vụ khác nhau. Tuy nhiên trong đề tài này

chỳng tụi chủ yếu tập trung theo dừi khả năng chống chịu của cõy ngụ với một số loại sâu bệnh chính như: Sâu đục thân, sâu cắn râu, bệnh khô vằn.

Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân 2009 và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu Giống

Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh (%)

Sâu đục thân Sâu cắn râu Khô vằn X.09 TĐ.09 X.09 TĐ.09 X.09 TĐ.09

BB09-2 22,80 15,79 59,46 39,92 7,64 3,16

VS09-5 6,25 5,21 47,92 30,21 4,17 6,25

LS07-12 10,42 7,29 43,75 28,13 3,13 2,09

SB08-213 4,17 4,17 47,92 23,96 0 0

KH07-4 4,34 3,13 61,75 47,92 3,3 0

KH08-7 12,60 8,34 43,18 25,00 1,04 2,09

CH08-8 3,13 3,13 47,92 28,13 3,13 3,13

VS09-6 4,17 3,13 56,25 39,59 2,09 2,09

SB07-25 6,53 5,25 49,74 38,88 4,38 3,16

H08-7 12,57 9,45 64,12 50,07 4,20 1,04

H08-8 19,35 10,83 60,21 46,48 4,30 2,15

VS09-26 13,54 9,38 37,50 20,84 4,17 2,09

H08-9 8,50 6,25 33,84 19,80 3,13 2,09

CH07-4 19,36 9,38 57,93 42,71 5,38 1,04

LVN-99 (đ/c) 10,73 9,68 41,92 26,88 4,34 2,15 3.3.2.1. Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis Hiibner)

Sâu đục thân ngô thuộc bộ Lepidoptera, phân bố rộng rãi khắp các vùng trồng ngô ở Việt Nam và thế giới. Sâu đục thân ngô là loại sâu đa thực, gây hại chủ yếu trên ngô, ngoài ra sâu còn phá hoại một số cây trồng khác như

bông, kê, đay, cà... Sâu phá tất cả các bộ phận trên cây như: lá, bông cờ, bắp…trừ rễ. Sâu non là đối tượng gây hại chính, sâu non có màu trắng ngà, trên cơ thể có những vạch nâu mờ chạy dọc.

Sâu có 5 tuổi, sâu đục thân phát triển mạnh nhất vào lúc ngô trỗ cờ và sau khi ngô phun râu 2 tuần mật độ sâu bắt đầu giảm. Sâu non tuổi 1-2 cắn lá non tạo thành lỗ thẳng hàng cắt ngang mặt lá, từ tuổi 3 trở lên sâu đục vào thân và bắp non. Cây ngô bị sâu đục thân hại lúc còn nhỏ có thể bị gẫy, không ra được bắp hoặc ngừng phát triển. Khi cây đã lớn sâu đục vào trong thân để lại những đường đục có phân (phân có lúc đùn ra ngoài qua lỗ đục). Thân ngô bị đục, nếu gặp gió to có thể bị gãy ngang. Bắp non có thể bị sâu đục từ cuống bắp vào thõn bắp, ăn hại trong lừi và hạt non tạo vết thương cơ giới, tạo điều kiện cho các bệnh hại trên hạt phát triển. Nếu bắp đã cứng thì sâu có thể đục từ đầu bắp xuống cuối bắp.

Quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân ngô có liên quan chặt với các yếu tố ngoại cảnh. Nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố khí hậu quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sâu đục thân ngô. Ở các tỉnh phía Bắc sâu phá hại chủ yếu trong vụ ngô xuân hè và vụ thu vào các tháng có nhiệt độ cao (từ tháng 5 đến tháng 9). Tỷ lệ bị hại có thể lên tới 70-100%.

Qua bảng 3.8 cho thấy:

Ở vụ Xuân 2009 tỷ lệ nhiễm sâu đục thân dao động từ 3,13-22,80%.

Trong đó có giống BB09-2, KH08-7, H08-7, VS09-26, H08-8,CH07-4 có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân cao hơn giống đối chứng từ 1,84-12,07 %. Giống CH08-8 bị sâu đục thân hại nhẹ nhất thí nghiệm (3,13%). Tỷ lệ cây bị sâu đục thân hại của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2009 đều ở mức trung bình và do được phòng trừ tốt nên không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ngô.

Vụ Thu Đông 2009 tỷ lệ nhiễm sâu đục thân biến động từ 3,13-15,79%.

Trong đó giống BB09-2, H08-8 bị sâu đục thân hại nặng nhất, tỷ lệ hại là 22,80% và 10,83%. Các giống còn lại có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân thấp (<10%), trong đó giống KH07-4, CH08-8, VS09-6 có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân nhất thí nghiệm (3,13%).

Qua theo dừi thớ nghiệm ở cả 2 vụ, chỳng tụi thấy sõu đục thõn phỏ hoại trên tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm. Trong đó giống BB09-2, H08-8 có tỷ lệ hại cao nhất và giống CH08-8 có khả năng chống chịu đục thân tốt nhất ở cả 2 vụ.

3.3.2.2. Sâu cắn râu

Sâu cắn râu gồm 2 loại: loại sâu có màu xanh và loại sâu có màu xám.

Loại sâu có màu xám (Heliothis Zea): Loại sâu này cắn râu và chui một nửa mình vào trong bắp.

Loại sâu có màu xanh (Heliothis armigara): Loại sâu này thường cắn râu sau đó chui cả mình vào bắp.

Đây là loại sâu phát sinh nhiều lứa trong năm, loại này phá hoại mạnh lúc ngô phun râu, sâu cắn hết những râu ngoài bắp. Vòng đời của loại sâu này rất ngắn chỉ khoảng 7 ngày là hóa nhộng.

Qua bảng 3.8 cho thấy:

Vụ Xuân 2009 sâu cắn râu hại mạnh, tỷ lệ hại ở các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 33,84-64,12%, giống đối chứng có tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu đạt 41,92%. Hầu hết các giống ngô thí nghiệm có mức độ nhiễm sâu cắn râu lớn, riêng chỉ có hai giống VS09-26, H08-9 có mức độ nhiễm sâu cắn râu thấp, tỷ lệ hại là 37,50% và 33,84%. Giống H08-7 bị sâu cắn râu hại nặng nhất thí nghiệm, tỷ lệ hại đến 64,12%.

Vụ Thu Đông 2009, tất cả các giống ngô thí nghiệm đều nhiễm sâu cắn râu ở mức độ nhẹ hơn so với vụ Xuân 2009. Tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu ở các

giống ngô thí nghiệm biến động từ 19,80-50,07%. Giống có tỷ lệ hại lớn nhất là H08-7 với tỷ lệ là 50,07%, cao hơn giống đối chứng 23,19% (giống đối chứng có tỷ lệ hại là 26,88%), giống H08-9 bị sâu cắn râu hại nhẹ nhất thí nghiệm với tỷ lệ hại là 19,80%.

Qua theo dừi thớ nghiệm, chỳng tụi thấy loại sõu cắn rõu màu xỏm chiếm tỷ lệ lớn hơn. Tất cả các giống ngô lai tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm sâu cắn râu, tuy nhiên sâu xuất hiện vào giai đoạn sau thụ phấn, thụ tinh và bắt đầu vào giai đoạn chín sữa nên ảnh hưởng không nhiều đến năng suất mà chỉ ảnh hưởng đến hình thái và mẫu mã của bắp ngô.

Ở cả 2 vụ mức độ nhiễm sâu cắn râu ở tất cả các giống tương đối cao.

Trong đó giống H08-9 là giống kháng sâu cắn râu tốt nhất ở cả 2 vụ.

3.3.2.3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)

Bệnh khô vằn là bệnh nấm gây hại nghiêm trọng nhất trên cây ngô hiện nay. Bệnh xuất hiện ở khắp các vùng trồng ngô nước ta. Tùy theo mức độ bị bệnh năng suất ngô bị giảm trung bình từ 20-40%. Khi cây ngô bị bệnh vết bệnh xuất hiện trên cả bắp và bông cờ, làm giảm năng suất đến hơn 70%.

Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như: lá, thân, bắp và bông cờ.

Vết bệnh xuất hiện trên các các lá già phía dưới gốc sau đó lan lên các lá trên, khi số lá bị nhiễm lớn hơn 1/3 số lá hiện có sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng suất ngô. Vết bệnh to dần, kéo dài tạo thành những đường vằn trên lá, hình dạng không xác định, phần lá bị bệnh chết và khô và có màu xám. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan dần từ gốc lên ngọn, gây thối thân, dễ đổ, hạt bị chín ép.

Bệnh gây hại ở các vụ ngô Đông, Xuân và Hè Thu. Ở vụ ngô vụ Xuân bệnh gây hại nặng, thường phát sinh vào thời kỳ cây có 6-7 lá. Các yếu tố thời vụ, chế độ nước, mức bón phân đạm, mật độ gieo trồng đều gây ảnh hưởng mức độ phát sinh và phát triển của bệnh. Thời vụ gieo muộn (vụ xuân), tưới nước, bón phân đạm nhiều, mật độ gieo trồng dày đều có thể nhiễm bệnh khô

vằn ở mức độ cao hơn so với thời vụ gieo sớm, bón đạm vừa phải, cân đối và mật độ trồng hợp lý.

Số liệu bảng 3.8 cho thấy:

Vụ Xuân 2009, bệnh khô vằn xuất hiện ở hầu hết các giống ngô thí nghiệm, biến động từ 0-7,64%. Hầu hết các giống đều có tỷ lệ nhiễm khô vằn thấp hơn so với giống đối chứng. Giống BB09-2 nhiễm bệnh khô vằn nặng, tỷ lệ nhiễm bệnh là 7,64%. Giống SB08-213 có khả năng kháng bệnh khô vằn tốt nhất thí nghiệm.

Vụ Thu Đông 2009, do điều kiện thời tiết không thuận lợi cho bệnh phát triển nên mức độ nhiễm bệnh khô vằn thấp hơn so với vụ Xuân 2009 ở tất cả các giống với tỷ lệ hại biến động từ 0-6,25%. Giống VS09-25 nhiễm khô vằn nặng, tỷ lệ hại là 6,25%.

Ở cả 2 vụ giống nghiên cứu giống SB08-213 không bị nhiễm khô vằn, giống KH07-4 nhiễm khô vằn với tỷ lệ hại thấp.

3.4. TRẠNG THÁI CÂY, TRẠNG THÁI BẮP, ĐỘ BAO BẮP CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ xuân và vụ thu đông 2009 tại thái nguyên (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w