MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ CÔNG SỞ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị văn phòng tại Công ty cổ phần quảng cáo TM hà nội (Trang 58 - 62)

3.1 Giải pháp

Để Công ty cổ phần Quảng cáo TM Hà Nội thật sự trở thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh và phát triển, đồng thời xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực, năng động cho đội ngũ cán bộ nhân viên, xin đưa ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất: Xây dựng được một nguồn nhân lực có văn hoá, có trình độ năng lực, am hiểu những quy định của pháp luật, không ngừng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực đáp ứng tốt những đòi hỏi và nhu cầu của công việc. Đặc biệt là đội ngũ nhân lực giỏi về khoa học, kỹ thuật, ngọai ngữ…tổ chức đều đặn, thường xuyên các buổi học nghiệp vụ định kỳ cho nhân viên, tạo điều kiện cho những nhân viên có nhiều kinh nghiệm truyền đạt lại những kiến thức kỹ năng cho những nhân viên mới, đồng thời trao đổi những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn công việc

Thứ hai: Xây dựng môi trường, bầu không khí làm việc hoà đồng, thân thiện trong công ty: Công ty là nơi làm việc chung với nhiều người có trình độ, tính cách hoàn toàn khác biệt. Thời gian chúng ta tiếp xúc với đồng nghiệp đôi khi còn nhiều hơn cả người thân trong gia đình. Do vậy, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết. vì vậy cần hoà đồng, nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong công việc cũng như sẵn sàng tiếp nhận góp ý xây dựng của đồng nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, không để những việc của cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Mỗi thành viên trong công ty phải xem môi trường làm việc như một ngôi trường lớn để học hỏi, rèn luyện kỹ năng, gom góp kinh nghiệm cũng như hoàn thiện nhân cách bản thân.Không thể có một công sở văn hóa nếu trong nội bộ luôn tồn tại những căng thẳng, soi xét lẫn nhau; cấp dưới nghi ngờ cấp trên, cấp trên đề phòng cấp dưới vì vậy cần tạo ra bầu không khí làm việc hòa đồng, vui vẻ cởi mở, tin tưởng lẫn nhau sẽ khơi nguồn được sự sáng tạo của các thành viên trong công ty.

Thứ 3: Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp: Mỗi nhân viên trong công ty cần tạo cho mình một phong cách làm việc chuyên nghiệp, có

khoa học,biết quý trọng thời gian vàng ngọc, bởi bất kỳ ai muốn thành công trong công việc, trong quản lý thì đều phải làm việc, tham dự các cuộc họp nơi công sở, có kỷ luật và đúng giờ; ngăn nắp, gọn gàng nơi làm việc; biết nhận trách nhiệm về mình trong công việc và cuộc sống, biết lắng nghe, biết xin lỗi và biết nói lời cảm ơn chân thành.Hiện nay vẫn còn đang tồn tại trong công ty đó là thói thờ ơ, vô cảm, làm việc cẩu thả với tâm lý cho xong của một số nhân viên.

Thứ 4: Tổ chức các hoạt động giải trí: Giải trí là một phần không kém quan trọng sau các ngày làm việc mệt mỏi, nó giúp giải toả căng thẳng, làm vơi bớt nỗi lo âu và giúp chúng ta có trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Khi đi chơi mọi người sẽ giải tỏa được những căng thẳng, áp lực trong công việc, được cư xử thoải mái với đồng nghiệp ngoài nơi làm việc từ đó mọi thành viên trong công ty sẽ hiểu nhau hơn trong công việc và trong cuộc sống, góp phần mang lại hiệu quả cao.

Thứ 5: Xây dựng và hoàn thiện hơn nội quy và quy chế của công ty về văn hóa công sở, có những chế tài xử lý và khen thưởng kịp thời.

Thứ 6: Tham khảo một số kinh nghiệm áp dụng về văn hóa công sở của các công ty trong nước và các công ty nước ngoài. Ví dụ: các công ty Nhật Bản, công ty Hàn quốc…

3.2. Một số kiến nghị Thứ nhất: Đối với nhà nước

Cần ban hành các quy chế, quy định về văn hóa ứng xử riêng dành cho doanh nghiệp, cần quan tâm hơn nữa tới văn hóa công sở tại các doanh nghiệp.

Tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thực thi. Từ đó, các doanh nghiệp đánh giá được tầm quan trọng của văn hóa công sở.

Thứ hai: Đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới các môn học về văn hóa công sở.

Mặc dù đã được học về văn hóa công sở nhưng do số lượng tiết có hạn nên các giáo viên cũng chưa thể có cơ hội truyền đạt hết các nguyên tắc trong văn hóa công sở, chưa là sinh viên nhận ra hết tầm quan trọng của văn hóa công sở…

Thứ ba: Đối với doanh nghiệp

Cần quan tâm tới các chính sách phát triển con người để bản thân mỗi nhân viên đã là một người có văn hóa, mỗi người đều có cách ứng xử đẹp.

C. PHẦN KẾT LUẬN

Việt Nam đã gia nhập WTO đã tạo những cơ hội lớn để phát triển nền kinh tế quốc gia song cùng với nó là rất nhiều những khó khăn thử thách đặt ra là làm sao để hòa nhập nhưng không hòa tan.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam là bộ phận đông đảo đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Làm thế nào để doanh nghiệp phát triển bền vững và có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường là một câu hỏi lớn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải vạch ra được những chiến lược kinh doanh cụ thể và nhất là xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp với những sứ mạng, tầm nhìn, triết lý kinh doanh cụ thể và dựa trên nền tảng là sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương, được tạo dựng nhờ những giao tiếp, ứng xử văn hoá của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.

Văn hoá công sở trong doanh nghiệp là chất keo kết dính các thành viên, góp phần tạo nên sức mạnh nội lực to lớn của doanh nghiệp. Và đó chính là sức mạnh để nâng đỡ các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt được những “quả ngọt, trái bùi”. Nhận thức được điều đó, Công ty Cổ phần Quảng cáo TM Hà Nội đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hành trang Văn hóa công sở để cùng đất nước bước vào những trận chiến kinh tế.

Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy, văn hoá công sở trong Công ty Cổ phần Quảng cáo TM Hà Nội đã góp phần quan trọng vào việc nhân rộng sự biết đến của thương hiệu TM Hà Nội trong tâm trí khách hàng, và góp phần vào sự phát triển đi lên của công ty như ngày hôm nay. Có không ít khó khăn nhưng ban Giám đốc cùng đội ngũ nhân viên công ty đã nỗ lực không ngừng, sát cánh bên nhau để xây dựng uy tín và thương hiệu TM Hà Nội với mong muốn đem lại những điều tốt nhất cho khách hàng.

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: Sự đoàn kết nhiều khi thái quá thành hình thức bao che lẫn nhau, vì luôn quý mến nhau nên nhiều khi tình cảm cá nhân xen lẫn vào công việc, một người làm sai mọi người sẽ cùng nhau xử lý hậu quả vì vậy người mắc sai lầm không nhận ra được hậu quả thật sự mà sai lầm của mình gây ra. Hơn nữa nhiều khi cách Ban Giám đốc quan tâm tới nhân viên khiến mọi người thường coi đó như là sự che chở, quan tâm của người lớn tuổi dành cho người nhỏ tuổi nên đã làm giảm đi sự uy quyền

của Ban giám đốc. Sự giúp đỡ đoàn kết nhiều khi khiến những thành viên yếu trình độ chuyên môn ỷ lại, họ thường nhờ vả người khác để hoàn thành nhiệm vụ mà không có sự phấn đấu của bản thân. Đặc biệt, chưa có sự sa thải nào với nguyên nhân không có văn hóa công sở nên mọi người thường không quá coi trọng nó.

Trên cơ sở phân tích thực trạng em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như nâng cao văn hóa công sở Cùng với đó là một số kiến nghị cho các cấp lãnh đạo của công ty TM Hà Nội, và khuyến nghị đối với Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.

Trong cuộc sống cũng như trong các lĩnh vực kinh doanh, sau những sóng gió thử thách, tiền bạc, quyền lực có thể thay đổi, thậm chí mất đi vĩnh viễn, duy chỉ có tình cảm giữa con người với nhau là tồn tại mãi mãi nếu chúng ta biết xây dựng cho doanh nghiệp mình, cho tổ chức mình một nền văn hoá vững mạnh và nhất là xây dựng văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp để có thể gắn kết được tất cả các giá trị riêng lẻ của các thành viên trong hệ thống giá trị chung của doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh to lớn và bền vững, đưa doanh nghiệp phát triển lên những tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị văn phòng tại Công ty cổ phần quảng cáo TM hà nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w