Thực trạng phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động và đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo thuộc viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TƯ VẤN QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO THUỘC VIỆN

2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động và đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo

2.3.1. Cấu trúc nhân lực và nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm.

Nhận thức rừ tầm quan trọng của nguồn nhõn lực đối với sự phỏt triển của MCTC và những hạn chế, yếu kém về nguồn nhân lực của Trung tâm (Thiếu cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực), lãnh đạo Trung tâm các giai đoạn trước đây và hiện nay đều rất chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm.

- Thực trạng số lượng và cấu trúc nhân lực của MCTC qua các giai đoạn như sau:

Bảng 1: Cấu trúc nhân lực của Trung tâm MCTC trong các giai doạn 2004 - 2015.

(Đơn vị tính: người) Giai đoạn

(năm)

Tổng số nhân lực

của MCTC

Chức nghiệp Trình độ đào tạo Lãnh đạo

Trung tâm

Trưởng phòng

Chuyên

viên PGS.TS TS ThS CN

2004 - 2008 10 3 2 5 1 - 4 5

2009 - 2010 8 2 2 4 1 1 2 4

2011 - 2014 6 2 1 3 1 - 1 4

Năm 2015 7 2 1 4 1 - 1 5

Tổng nhu cầu về nhân lực

năm 2015

15-17 3 3 10-11 1-2 3-4 4-5 5-6

Thiếu hụt nhân lực cần

bổ sung

9-10 1 2 7 1 4 4 2-3

(Nguồn: Trung tâm MCTC)

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của MCTC các giai đoạn cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2004 - 2010: Lãnh đạo Trung tâm đã cử ThS Đinh Trọng Thắng đi đào tạo tiến sĩ tại CIEM (Đến năm 2011 đã được cấp bằng tiến sĩ).

- Giai đoạn 2011 - 2014: Do có những biến động mạnh về tổ chức và nhân sự, số lượng nhân lực của trung tâm quá ít nên lãnh đạo Trung tâm không rút nhân lực cử đi học tập nâng cao trình đồ.

- Từ đầu năm 2015, do không có kế toán Trung tâm nên Trung tâm đã cử chuyên viên Trần Quỳnh Hoa đi họp Khóa đào tạo được lương từ Quỹ phát triển trung tâm.

2.3.2. Thù lao lao động và đánh giá thực hiện công việc tại Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo hiện nay (năm 2015).

- Về thù lao lao động: do đặc điểm toàn bộ cán bộ của Trung tâm đang tại nghiệp đều thuộc biên chế và hưởng lương Nhà nước cấp hàng năm (tổng hợp vào nguồn của CIEM), Trung tâm chưa có lao động Hợp đồng nên việc thù lao lao động của Trung tâm được thực hiện theo công chức: Lương + Thu nhập ngoài lương của cán bộ Trung tâm được trích từ quỹ đời sống Trung tâm và từ kết quả hoạt động các chương trình đào tạo, các hợp đồng tư vấn Trung tâm cùng với các đối tác trong, ngoài nước. Vì thế, để tạo động lực cho cán bộ của Trung tâm, lãnh đạo Trung tâm hiện nay thực hiện chính sách thù lao lao động theo phương thức “mở” và “mềm” với công thức “4P”. Đó là:

Phần lương cố định (do Ngân sách nhà nước cấp) + phần điều tiết chung từ quỹ đời sống CIEM + phần điều tiết trích từ Quỹ đời sống Trung tâm + Phần thù lao theo từng vụ việc (không thường xuyên) + Phần thưởng cho cán bộ hoàn thành xuất sắc từng nhiệm vụ cụ thể (không thường xuyên).

- Về đánh giá thực hiện công việc của cán bộ tại Trung tâm MCTC:

phương pháp đánh giá thực hiện công việc do cán bộ Trung tâm thực hiện theo 4 hình thức chủ yếu sau:

1. Đánh giá mức độ hoàn thành chức trách được giao theo kế hoạch công tác hàng năm. Trong đó:

- Đối với Giám đốc trung tâm: Lãnh đạo CIEM đánh giá.

- Đối với Phó giám đốc Trung tâm: Giám đốc Trung tâm đánh giá kết quả thực hiện lĩnh vực hoạt động được Giám đốc giao cho các Phó Giám đốc hàng năm.

- Đối với các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng: Lãnh đạo Trung tâm đánh giá.

- Đối với các chuyên viên: Trưởng phòng đánh giá kết hợp với lãnh đạo Trung tâm đánh giá.

2. Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định của pl và các quy chế quản lý liên quan đến hoạt động của Trung tâm. Trong đó:

- Đối với hoạt động đào tạo tiến sĩ: Giám đốc Trung tâm đánh giá công việc của Phó Giám đốc, Trưởng phòng, phụ trách phòng Đào tạo và các chuyên viên trong việc tuân thủ quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của CIEM, và đặc biệt là đánh giá tuân thủ Bộ quy chuẩn và quy trình đào tạo tiến sĩ (ISO) do Trung tâm đăng ký với Bộ Kế hoạch và đầu tư.

- Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và tư vấn: Giám đốc đánh giá công việc của các phó Giám đốc, Trưởng phòng Tư vấn và các chuyên viên trong việc tuân thủ Quy chế phối hợp tổ chức hoạt động bồi dưỡng, đào tạo và tư vấn của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Ban hành kèm theo Quyết định số 319/2004/QĐ-QLKTTW) và đặc biệt là đánh giá việc tuan thủ Bộ quy chuẩn quy trình hoạt động tư vấn cảu MCTC (ISO) mà Trung tâm đã đăng ký với Bộ Kế hoạch và đầu tư.

3. Đánh giá tinh thần, thái độ và ý thức trách nhiệm và khối lượng công việc của cán bộ đối với công việc được giao (thường xuyên và không thường xuyên). Trong đó:

- Đối với các nhiệm vụ thường xuyen: Hàng quý trong năm, Giám đốc Trung tâm tiến hành đánh giá, phân loại cán bộ trong Trung tâm để quyết định phần thù lao từ quỹ đời sống Trung tâm điều tiết cho từng loại cán bộ; đồng thời xem xét việc sử dụng quỹ phát triển của Trung tâm tài trợ cho các trường hợp

được Trung tâm cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ.

- Đối với các nhiệm vụ không thường xuyên hoặc đột xuất: khi kết thúc, tổng kết từng nhiệm vụ, nhất là các nhiệm vụ có thu, Giám đốc Trung tâm tiến hành đánh giá vai trò và kết quả thực hiện công việc của từng cán bộ, chuyên viên tham gia, lựa chọn cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để trích thưởng một khoản tiền từ phần còn lại của nguồn thu từ thực hiện nhiệm vụ (nguồn thu còn lại sau khi đã trừ các khoản chi phí, thuế (nếu có), các khoản trích nộp các quỹ của Trung tâm và điều tiết cho quỹ đời sống CIEM). Khoản thưởng này chủ yếu nhằm khuyến khích, động viên tạo động lực cho nguồn lao động.

5. Đánh giá sự phối hợp giữa các cán bộ và giữa các phòng, bộ phận trong Trung tâm để bảo đảm sự thông suốt và hiệu quả hoạt động của Trung tâm.

Trong đó:

- Đối với phối hợp theo chiều dọc: Giám đốc Trung tâm đánh giá sự phối hợp của Phó Giám đốc - Trưởng phòng - Chuyên viện trong thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc giao trực tiếp cho Phó giám đốc hoặc Trưởng phòng tổ chức thực hiện. Qua đánh gia cập nhật tình hình, giám đốc có biện pháp can thiệp điều chỉnh nhất thống cần thiết.

- Đối với phối hợp theo chiều ngang: Giám đốc Trung tâm đánh giá sự phối hợp giữa các Trưởng phòng, giữa các chuyên viên trong phòng thuộc Trung tâm khi cùng tham gia thực hiện. Giám đốc Trung tâm thường xuyên giám sát sự phối hợp ngang, nếu phát hiện trường hợp thiếu sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hoặc gây ách tắc công việc đưa ra biện pháp quản lý kịp thời như: nhắc nhở, cảnh báo hoặc điều chỉnh nhân sự thích hợp hơn.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ TĂNG

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo thuộc viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w