CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG
3.2. Các giải pháp hoàn thiện và tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo thuộc Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương.
3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo gắn liền với bổ sung nhân lực cho Trung tâm.
Theo Quyết định số 397/QĐ-BKH ngày 22 tháng 4 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư vấn quản lý và Đào tạo thì cơ cấu tổ chức Trung tâm gồm 3 phòng (Phòng Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; Phòng Tư vấn quản lý; Phòng Nghiên cứu, ứng dụng cơ chế chính sách kinh tế). Tuy vậy, do Trung tâm thiếu nhân lực trầm trọng, nhất là nhân lực cấp Trưởng phòng và Phó trưởng phòng, nên trong những năm vừa qua, Trung tâm chưa kiện toàn được tổ chức bộ máy các phòng. Mặt khác, do Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở thuộc Trụ sở của CIEM tại 68 Phan Đình Phùng, Hà Nội nên Trung tâm cần có Văn phòng Trung tâm làm đầu mối quản lý hành chính, tài chính, văn thư lưu trữ hồ sơ, quản lý con dấu và cần có kế toán trưởng để thực hiện các giao dịch tài hính theo tài khoản riêng của Trung tâm. Vì vậy, trong thời gian tới, Trung tâm cần thực hiện đồng bộ biện pháp cụ thể sau:
- Kiện toàn tổ chức bộ máy Trung tâm với đầy đủ 3 phòng chức năng và Bộ phận Văn phòng Trung tâm.
- Tuyển dụng bổ sung nhân lực để có đủ số lượng và cơ cấu cần thiết cho sự vận hành và hoạt động của Trung tâm.
- Đề nghị lãnh đạo CIEM phân bổ sung phòng làm việc cho Trung tâm tương ứng với cơ cấu tổ chức cảu Trung tâm.
- Hình thành Bộ phận quản trị nhân lực Trung tâm gắn với công tác tiêu chuẩn hóa cán bộ Trung tâm.
3.2.2. Tuyển dụng bổ sung nhân lực cho Trung tâm.
- Đối với cán bộ lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc Trung tâm cần chủ động và tích cực đề nghị lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Lãnh đạo CIEM điều động, đề bạt bổ sung 02 Phó Giám đốc Trung tâm từ nguồn cán bộ của CIEM hoặc ở
các đơn vị khác trong và ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hiện tại, tuy lãnh đạo CIEM đã phê duyệt quy hoạch cán bộ lãnh đạo Trung tâm, trong đó Trưởng phòng Tư vấn quản lý Nguyễn Anh Dũng được quy hoạch vào vị trí Phó Giám đốc trung tâm trong giai đoạn 2016 - 2021, nhưng quy định này rất khó thực hiện vì trưởng phòng Nguyễn Anh Dũng mới chỉ có bằng cử nhân, không trả khả năng, điều kiện làm nghiên cứu sinh tiến sĩ trong 5 năm tới.
Vì vậy, nhân lực bổ sung lãnh đạo Trung tâm không có từ nguồn tại chỗ mà cần điều động và đề bạt nhân sự từ nguồn bên ngoài Trung tâm.
Trước mắt, để khắc phục từng bước sự thiếu hụt cán bộ lãnh đạo Trung tâm, Giám đốc trung tâm cần tận dụng cơ hội việc lãnh đạo CIEM tiếp nhận và đề bạt bổ sung thêm 01 Phó Giám đốc Trung tâm. Do Phó Giám đốc Trung tâm là chức vụ lãnh đạo được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ 0,7 lần lương cơ bản (Tương đương Phó Vụ trưởng loại II) nên lãnh đạo CIEM có thể đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho áp dụng phương thức thi tuyển Phó Giám đốc Trung tâm để để tuyển dụng được người có năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo.
- Đối với cán bộ quản lý cấp Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng: Lãnh đạo Trung tâm cần rà soát quy hoạch, bổ sung quy hoạch cán bộ quản lý cấp phòng từ nguồn cán bộ của Trung tâm, đề nghị Lãnh đạo CIEM cho thực hiện quy trình đề bạt bổ sung cán bộ cấp quản lý cấp phòng cảu Trung tâm. Đồng thời, do nguồn quy hoạch cán bộ tại chỗ của Trung tâm rất hạn hẹp (hiện có 02 cán bộ của Trung tâm được lãnh đạo CIEM phê duyệt cán bộ quản lý cấp phó trưởng phòng trong giai đoạn 2016 - 2021), nên lãnh đạo Trung tâm cần tích cực đề nghị lãnh đạo CIEM điều động và bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp phòng cho Trung tâm từ nguồn cán bộ quy hoạch của CIEM. Mặt khác, nhu cầu bổ sung cán bộ quản lý cấp phòng của Trung tâm giai đoạn đến năm 2020 là khá nhiều (khoảng 9 nhân lực), nguồn cán bộ của CIEM có trình độ tiến sĩ cũng rất hạn chế, nên lãnh đạo Trung tâm đề nghị lãnh đạo CIEM cho bổ sung chỉ tiêu biên chế để Trung tâm trong chủ động tuyển dụng từ bên ngoài CIEM (sau khi đã được Viện trưởng CIEM phê duyệt chủ trương), tạo nguồn cán bộ cho việc bổ
nhiệm cán bộ quản lý cấp phòng. Để lựa chọn được cán bộ có trình độ chuyên môn cao và có năng lực quản lý cấp phòng, Lãnh dạo Trung tâm có thể đề nghị Lãnh đạo CIEM cho phép áp dụng phương thức thi tuyển Trưởng phòng của Trung tâm.
- Đối với tuyển dụng nhân lực làm chuyên viên: Lãnh đạo Trung tâm cần cân đối nguồn lực tài chính của Trung tâm để tuyển dụng lao động Hợp đồng, trước mắt ưu tiên tuyển dụng và ký hợp đồng lao động đảm nhiệm một số vị trí việc làm đang tối cần thiết đối với hoạt động của Trung tâm như:
+ Kế toán trưởng
+ Cán bộ tác nghiệp đối ngoại có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh thông thạo, có khả năng phối hợp cao với các đối tác của Trung tâm.
+ Cán bộ nghiên cứu thực hiện đề tài, dự án.
3.2.3. Đào tạo và phát triển nhân lực của Trung tâm
Cùng với việc thực hiện công tác tiêu chuẩn hóa cán bộ Trung tâm, thu hút và tuyển dụng bổ sung cán bộ quản lý và chuyên viên cho Trung tâm, Lãnh đạo Trung tâm cần khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho các cán bộ của Trung tâm (trước hết là số cán bộ đang trong quy hoạch) tham dự các khóa đào tạo Tiến sĩ do Trung tâm là đầu mối tổ chức quản lý hoặc gửi đến các cơ sở đào tạo thạc sĩ (ngoài CIEM). Trong bối cảnh Trung tâm đang rất thiếu cán bộ, các cán bộ của Trung tâm được cử đi đào tạo nâng cao trình độ (TS, ThS) cần theo hình thức đào tạo không tập trung, vừa làm vừa học. Mặt khác, Trung tâm chỉ hỗ trợ các cán bộ làm nghiên cứu sinh tiến sĩ lại Trung tâm, không hỗ trợ cho các trường hợp làm NCS tiến sĩ ngoài Trung tâm. Đối với các cán bộ được lãnh đạo Trung tâm cử đi đào tạo thạc sĩ ở các nước cơ sở đào tạo khác ở trong nước, Trung tâm sử dụng Quỹ phát triển Trung tâm để hỗ trợ học phí nhưng chỉ hỗ trợ một lần sau khi đã tốt nghiệp và được cấp bằng thạc sĩ.
3.2.4. Thực hiện công bằng, công khai và minh bạch chính sách thù lao, tạo động lực cho người lao động trong Trung tâm
Để tại động lực cho người lao động của Trung tâm, lãnh đạo Trung tâm cần có chính sách thù lao theo nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch.
Trong đó, cần thực hiện một số biện pháp chính sách chủ yếu:
- Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý hoạt động, quản lý tài chính của Trung tâm phù hợp với Quy chế chung của CIEM và tuân thủ đầy đủ các quy định phỏp luật hiện hành. Trong đú, cần quy định rừ cỏc tỉ lệ trớch nộp cỏc quỹ của Trung tâm (Quỹ phát triển Trung tâm, Quỹ đời sống Trung tâm) từ trong nguồn thu từ các hoạt động có thu của Trung tâm; đồng thời quy hoạch cụ thể việc sử dụng các Quỹ của Trung tâm.
- Công khai, minh bạch thông tin về tình hình thu và sử dụng các quỹ của Trung tâm cho toàn thể cán bộ Trung tâm.
- Xây dựng các công thức phân bổ, sử dụng các quỹ của Trung tâm một cách hợp lý; nhất là việc sử dụng các quỹ này cho việc thù lao cán bộ của Trung tâm. Thực hiện chính sách thưởng thích đáng cho các trường hợp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Lãnh đạo Trung tâm giao...
- Xây dựng khung định mức thù lao cho người lao động của Trung tâm theo các nhóm nhân lực và tiêu chí sau:
i. Lương + Thưởng theo vụ việc có nguồn thu (Áp dụng đối với chuyên viên).
ii. Lương + Phụ cấp trách nhiệm + Thù lao theo vụ việc (áp dụng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý).
iii. Lương + Phụ cấp trách nhiệm (nếu có) + Phần thu lao thường xuyên được điều tiết từ quỹ đời sống trung tâm (nếu có nguồn) + Phần thù lao không thường xuyên từ quỹ đời sống CIEM + phần thù lao theo từng vụ việc có thể có thu, tùy vào công sức đóng góp của từng người lao động (áp dụng chung đối với các cán bộ của Trung tâm.
3.2.5. Tăng cường an sinh xã hội đối với cán bộ của Trung tâm.
Chính sách an sinh xã hội của Trung tâm cần hướng vào giải quyết các vấn đề và đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Tăng cường sự gắn kết, gắn bó của người lao động với Trung tâm; chia sẻ, tổn thất và đề cao trách nhiệm của Trung tâm đối với những trường hợp người lao động của Trung tâm đối với những trường hợp người lao động của
Trung tâm gặp phải rủi ro, ốm đau, bệnh tật hoặc thương vong (củ người thân, của chính người lao động).
- Tạo sự tin cậy, yên tâm của người lao động và tạo điểm tựa tinh thần, vật chất cho người lao động.
- Quỹ đời sống Trung tâm được sử dụng cho mục đích an sinh xã hội một cách tiết kiệm, hiệu quả, đúng người đúng việc, đúng thời điểm và đúng hoàn cảnh, theo định mức rừ ràng, cụng khai minh bạch.
3.2.6. Phân định chính xác vị trí việc làm của từng nhân lực Trung tâm và tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cán bộ của trung tâm.
- Mỗi vị trí việc làm trong Trung tâm đều được xác định theo nguyên tắc
“mở”, liên thông với có quan hệ chặt chẽ với các vị trí việc làm khác trong Trung tâm. Qua đó, tạo cơ sở thiết lập các mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các nguồn lao động trong Trung tâm, tạo guồng máy hoạt động và quản lý hoạt động thống nhất, thông suốt của Trung tâm.
- Việc bố trí nhân lực vào từng vị trí việc làm phải đúng người, đúng việc để mỗi người lao động cú thể phỏt huy tối da những điểm mạnh cốt lừi và tiết chề được những điểm yếu dễ bị tổn thương. Khi lãnh đạo trung tâm phát hiện các hiện tượng thiếu sự phối hợp hoặc có khúc mắc trong quan hệ phối hợp giữa một số cán bộ thì phải kịp thời can thiệp khuyên bảo, cảnh cáo hoặc bố trí lại một số vị trí việc làm để đảo bảo một sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thông suốt hơn.
- Các quan hệ phối hợp quản lý, điều hành theo chiều dọc và các quan hệ phối hợp theo chiều ngang (nhất là quan hệ phối hợp giữa các Phó Giám đốc trung tâm, quan hệ phối hợp giữa các Trưởng phòng, Bộ phận trong Trung tâm) phải do Giám đốc Trung tâm thiết kế cụ thể và chỉ đạo vận hành.
- Các quan hệ phối hợp tác nghiệp theo chiều ngang giữa các cán bộ quản lý cấp phòng, các chuyên viên trong từng phòng và giữa các phòng thuộc Trung tâm được thiết lập thường xuyên hoặc không thường xuyên theo từng vụ việc phải do các Phó Giám đốc trung tâm phụ trách từng linh vực được giao kết hợp với các trưởng phòng thiết kế cụ thể và kiểm soát, hiệu quả nhiệm vụ được giao.
3.2.7. Xây dựng văn hóa, hình ảnh và thương hiệu của Trung tâm - Xây dựng Trung tâm có nếp sống văn hóa, lạnh mạnh, tri thức phù hợp với văn hóa công sở, tạo sự hòa đồng và đoàn kết trong tập thể Trung tâm. Tạo bản sắc riêng về phong cách, phương pháp làm việc và sinh hoạt của Trung tâm;
tôn trọng sự khác biệt và đa dạng về phong cách của các cán bộ Trung tâm.
- Xây dựng hình ảnh Trung tâm là một tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại và văn minh trong mắt và tâm trí của các nghiên cứu sinh, các học viên, các giảng viên, các cán bộ lãnh đạo CIEM, các đối tác của trung tâm và trong cộng đồng CIEM...
- Chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu của Trung tâm và vì thế là một cơ sở để đào tạo tiến sĩ kinh tế đầu ngành mở rộng hoạt động đào tạo, tiến sĩ và bồi dưỡng cán bộ, phát triển hoạt động tư vấn tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các tổ chức trong và ngoài ngành, trong và ngoài nước để không ngừng nâng cao vị thế và thương hiệu MCTC./.