Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng lao động 1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ máy tính quốc đạt (Trang 29 - 40)

8. Kết cấu khóa luận

1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng lao động 1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng lao động

 Khái niệm hiệu quả

Hiệu quả được hiểu theo cách chung nhất là hoàn thành một công việc nào đó với kết quả tốt nhất trong thời gian và tiết kiệm các khoản chi phí và nguồn lực.

 Khái niệm hiệu quả sử dụng lao động

Trên thực tế có nhiều khái niệm về hiệu quả sử dụng nguồn lao động:

- Thứ nhất, có quan niệm cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn lao động được thể hiện ở kết quả sản xuất, phần doanh thu hay lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các chi phí kinh doanh, các chi phí trả cho NLĐ được sử dụng. Theo quan niệm này, hiệu quả sử dụng lao động được lượng hoá một cách cụ thể, doanh nghiệp có tổng doanh thu, tổng lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đó sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.

- Thứ hai, hiệu quả sử dụng lao động không chỉ thể hiện ở kết quả sản xuất mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh mà còn thể hiện

ở khả năng sử dụng lao động đúng ngành nghề, khả năng tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo sức khoẻ an toàn cho lao động, mối quan hệ thân mật giữa người lao động và nhà quản lý, khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động, khả năng tận dụng lao động đúng lúc, đúng chỗ và đúng thời điểm...

- Trên đây là những quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng lao độngquan điểm thứ hai là quan điểm có ý nghĩa tổng quát nhấtđối với công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Bởi trong khi các yếu tố khác không thay đổi hay tỷ lệ tăng kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn tỷ lệ tăng các yếu tố khác. Các yếu tố khác bao gồm: Nguồn vốn đầu tư, tổng số lao động, cường độ lao động, thời gian lao động,... Hơn nữa, nếu kết quả sản xuất kinh doanh tăng, tiền lương bình quân tăng, sức khỏe và mức độ an toàn cho người lao động tăng, mức dộ chấp hành kỷ luật lao động cao hơn, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động càng thân mật hơn, người lao động được công bằng hơn thì khi đó hiệu quả sử dụng lao động chắc chắn cao và ngược lại.

1.3.2. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Trên thực tế có rất nhiều tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, trong đó mỗi doanh nghiệp lại tực xây dụng cho mình các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng ngành, nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng như từng bộ phận mà NLĐ tham gia thực hiện công việc. Để đánh giá một cách khách quan và hợp lý nhất hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp cần xây dựng một số tiêu chuẩn như sau:

Một là tiêu chuẩn về quy mô, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp: cho biết tổng số doanh nghiệp trong doanh nghiệp; độ tuổi, giới tính, trình độ,…

phù hợp với yêu cầu công việc.

Hai là, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ: thể hiện thông qua trình

độ học vấn, bậc thợ và bồi dưỡng nâng cao tin học, ngoại ngữ.

Ba là, thực hiện nôi quy, quy định của doanh nghiệp và thực hiện công việc theo đúng kế hoạnh.

Bốn là, tuyển dụng lao động đúng và đủ: đây là tiêu chuẩn quan trọng để xác định doanh nghiệp có thực hiện nguyên tắc tuyển đúng người đúng việc.

Đây sẽ là cơ sở đầu tiên để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động.

Năm là, tình hình sử sụng thời gian lao động cho biết doanh nghiệp sử dụng thời gian lao động hiệu quả hay không hiệu quả.

Sáu là, sử dụng và quản lý tiền lương, vốn và lợi nhuận. Tiêu chuẩn này cho biết chi phí để trả cho người lao động khi hoàn thành một sản phẩm hay khối lượng công việc theo hợp động và mỗi lần thực hiện công việc sẽ mất bao nhiêu chi phí, đem lạo cho doanh nghiệp bao nhiêu lợi nhuận.

Ngoài ra với mỗi yêu cầu của công việc doanh nghiệp sẽ lựa chọn các tiêu chuẩn phù hợp với từng bộ phận.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp, bởi chi phí nhân công là một trong các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, hơn nữa lao động là một tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi doanh nghiệp, do đó các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động phải cho thấy tình hình tiết kiệm được chi phí lao động, việc đảm bảo chất lượng hàng hoá sản phẩm để tăng khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường của doanh nghiệp, việc thoả mãn trong lao động và khả năng tiềm tàng của nó...

1.3.3.1. Chỉ tiêu quy mô và cơ cấu lao động

Chỉ tiêu này cho biết sự biến động lao động trong doanh nghiệp qua các kỳ.Có hai phạm trù liên quan đến biến động lao động sau :

-Thừa tuyệt đối: là số người đang thuộc danh sách quản lý của doanh

nghiệp nhưng không bố trí được việc làm, là số người dư ra ngoài định mức cho từng khâu công việc, từng bộ phận sản xuất kinh doanh.

- Thừa tương đối là những người lao động được cân đối trên dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và các khâu công việc, nhưng không đủ việc làm cho cả ngày, ngừng việc do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu nguyên vật liệu, máy hỏng, mất điện,…

Phân tích tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiêp theo hai phương pháp:

- Phương pháp giản đơn + Số tương đối:

+ Số tuyệt đối:

- Phương pháp liên đới đến kết quả sản xuất kinh doanh

+ Số tương đối: =

+Số tuyệt đối:

Trong đó:

: Số lao động bình quân kỳ thực hiện : Số lao động bình quân kỳ kế hoạch : Giá trị sản lượng kỳ thực hiện

: Giá trị sản lượng kỳ kế hoạch

- Ở phương pháp đơn giản: Nếu mức độ chênh lệch tương đối > 1 và mức độ chênh lệch tuyệt đối là số (+) hoặc ngược lại chỉ nên kết luận tăng hoặc giảm về số lượng lao động của doanh nghiệp ở hai thời kỳ thống kê.

- Ở phương pháp có liên hệ: Nếu số tương đối > 1 và số tuyệt đối là số (+) hoặc ngược lại thì kết luận: Doanh nghiệp lãng phí hoặc tiết kiệm lao động.

Chú ý: Số lượng lao động phải là số lao động bình quân.

1.3.3.2. Chỉ tiêu chất lượng lao động

Chất lượng lao động là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu cũng như thỏa mãn nhu cầu của ngươi lao động cao nhất.

Chất lượng lao động được cấu thành từ những yếu tố sau:

 Trạng thái sức khỏe của NLĐ

Sức khỏe của NLĐ là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người, để phản ánh điều đó có nhiều chỉ tiêu biểu hiên như: Tiêu chuẩn đo lường về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần, tai, mũi, họng…Bên cạnh đó việc đánh giá trạng thái sức khỏe còn thể hiện thông qua các chi tiêu: Tỷ lệ sinh, chết, biến động tự nhiên, tuổi thọ trung bình, cơ cấu giới tính…

 Trình độ văn hoá của NLĐ

Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội. Ở một mức độ cho phép nhất định nào đó thì trình độ văn hoá của dân cư thể hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia.

 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của NLĐ

Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như:

- Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo - Cơ cấu lao động được đào tạo:

+ Cấp đào tạo

+ Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn + Trình độ đào tạo (cơ cấu bậc thợ..)

Ngoài ra còn có thể xem xét chất lượng NLĐ thông qua chỉ tiêu biểu hiện năng lực phẩm chất của người lao động

Mỗi doanh nghiệp có đặc trưng loại hình kinh doanh khác nhau nên cơ sở để đánh giá chất lượng ấy cũng mang những nét riêng biệt. Các doanh nghiệp có thể căn cứ vào một trong những cơ sở sau đây:

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh mà người quản lý trực tiếp lên kế hoạch về chất lượng lao động: Bao gồm các kiến thức, kỹ năng cần thiết, đánh giá chất lượng lao động hiện tại, so sánh và đưa ra số lao động cần thiết theo trình độ lành nghề, kỹ năng đã đạt yêu cầu của công việc đặt ra để từ đó có kế hoạch đào tạo nâng cao nhằm cải thiện chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của tổ chức.

- Căn cứ vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp dối với doanh nghiệp sản xuất thì yêu cầu về chất lượng lao động có khác với doanh nghiệp thương mại và dịch vụ.

- Sự thay đổi của thị trường – khách hàng: Đứng trước sự biến động bất thường của thị trường tiêu thụ hàng hóa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc mỗi doanh nghiệp muốn cải thiện và tăng cường sự cạnh tranh thì cần phải đánh giá chất lượng lao động hiện tại của mình, tìm ra những hạn chế của nguồn lao dộng và yêu cầu đối với chất lượng lao động để từ đó có phương hướng mới để nâng cao chất lượng lao động.

1.3.3.3.Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp xác định kết quả lao động có ích của người làm việc, được tính bằng số sản phẩm có ích sản xuất ra trên một đơn vị thờigian hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra

một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động bình quân là một chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá một cách chung nhất hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Doanh thu là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sản phẩm, lao động, dịch vụ cho khách hàng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo năng suất lao động người ta sử dụng công thức:

Năng suất lao động bộ phận được tính bằng quan hệ tỷ lệ giữa tổng số lượng sảnphẩm (giá trị sản phẩm) của một doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, ngành kinh tế cấp 2, cấp3, cá nhân sản xuất ra so với tổng thời gian hao phí sản xuất của bộ phận hoặc của công nhân lao động.

Công thức tính

W = (đvt: đơn vị hiện vật hoặc đơn vị tiền tệ/đơn vị thời gian) Trong đó:

Q là tổng số lượng sản phẩm (hoặc tổng giá trị sản phẩm) của bộ phận (doanh nghiệp, ngành kinh tế cấp 2, 3, cá nhân) sản xuất ra trong kỳ thống kê.T là tổng thời gian lao động mà bộ phận đó sản xuất ra sản phẩm trong kỳ.

1.3.3.4.Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận lao động

Chỉ tiêu lợi nhuận được tính dựa trên công thức:

Mức sinh lời = (đồng/người)

Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ thực hiện người lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao. Tuy nhiên cũng phải quan tâm tới khả năng làm việc cũng như sức khỏe của người lao động có thể đảm bảo để thực hiện các công việc của kỳ kế tiếp không.

1.3.3.5.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng thời gian lao động

Các chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động theo ngày – người Kết cấu ngày công

Tổng số ngày người theo dương lịch (A1) Tổng số ngày công

nghỉ lễ, thứ 7, chủ nhật(A3)

Tổng số ngày người theo chế độ (A2)

Tổng số ngày người có thể sử dụng cao nhất (A5) Tổng số ngày người nghỉ phép (A4)

Tổng số ngày người có mặt (A7) Tổng số ngày người vắng mặt (A6) Tổng số ngày người

làm thêm (A10)

Tổng số ngày người làm việc thực tế (A9)

Tổng số ngày người ngừng việc (A8)

Tổng số ngày người làm việc thực tế hoàn toàn (A11)

 Tổng số ngày người theo dương lịch

Tổng số ngày người dương lịch = Cộng dồn số ngày công của từng công nhân có trong danh sách của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu.

Tổng số ngày người dương lịch = 365 x Số công nhân trực tiếp sản xuất bình quân

Tổng số ngày người dương lịch = Tổng số ngày người theo chế độ + Tổng số ngày công nghỉ lễ, thứ 7, chủ nhật.

 Tổng số ngày người theo chế độ

Tổng số ngày người theo chế độ = Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất + Số ngày công nghỉ phép.

Tổng số ngày người theo chế độ = Tổng số ngày người dương lịch - Tổng số ngày công nghỉ lễ, thứ 7, chủ nhật.

 Tổng số ngày công nghỉ lễ, thứ 7, chủ nhật

Tổng số ngày công nghỉ lễ, thứ 7, chủ nhật (tính theo năm của một người lao động) theo quy định của bộ Luật lao động = 52x2 + 10 ngày. Nếu các doanh nghiệp người của một người lao động là) = 52 + 10 ngày.

 Tổng số ngày người nghỉ phép

Tổng số ngày người nghỉ phép = Tổng số ngày người theo chế độ - Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất.

Tổng số ngày người nghỉ phép năm có thể được tính theo luật BHXH cho phép.

 Tổng số ngày người có thể sử dụng cao nhất

Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất = Tổng số ngày người theo chế độ -Tổng số ngày người nghỉ phép.

Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất = Tổng số ngày người có mặt + Tổngsố ngày người vắng mặt.

 Tổng số ngày người vắng mặt

Tổng số ngày người vắng mặt = Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất – Tổng số ngày người có mặt.

 Tổng số ngày người có mặt

Tổng số ngày người có mặt = Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất – Tổng số ngày người vắng mặt.

Tổng số ngày người có mặt = Tổng số ngày người làm việc thực tế trong chế độ + Tổng số ngày người ngừng việc.

 Tổng số ngày người ngừng việc

Tổng số ngày người ngừng việc = Tổng số ngày người có mặt - Tổng số ngày người làm việc thực tế trong chế độ.

 Tổng số ngày người làm việc thực tế

Tổng số ngày người làm việc thực tế trong chế độ = Tổng số ngày người có mặt - Tổng số ngày người ngừng việc.

Tổng số ngày người làm việc thực tế trong chế độ = Tổng số ngày người làm việc thực tế trong kỳ - Tổng số ngày người làm thêm.

 Tổng số ngày người làm thêm

Tổng số ngày người làm thêm = Tổng số ngày người làm việc thực tế trong

kỳ - Tổng số ngày người làm việc thực tế trong chế độ.

 Tổng số ngày người làm việc thực tế hoàn toàn

Tổng số ngày người làm việc thực tế hoàn toàn = Tổng số ngày người làm việc thực tế trong chế độ + Tổng số ngày người làm thêm.

Một số chỉ tiêu thống kê ngày công

+ Số ngày làm việc thực tế chế độ bình quân 1 lao động:

+ Số ngày người làm việc thực tế nói chung bình quân một lao động:

+ Số ngày làm thêm bình quân một lao động:

1.3.3.6. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương bình quân

Tiền lương bình quân tháng (quý, năm) là tiền lương tính bình quân cho 1 tháng làm việc thực tế của một công nhân trong doanh nghiệp.

Tiền lương bình quân năm X = (đồng/năm/người)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu tiền lương bình quân tháng cho biết thực tế bình quân mỗi tháng (quý, năm) doanh nghiệp phải chi ra bao nhiêu đồng tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp.

Tổng quỹ lương của doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ chiếm một phần quan trọng trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy, việc phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương có quan hệ chặt chẽ với tình hình sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đánh giá tình hình sử dụng quỹ tiền lương sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng quỹ lương là tiết kiệm hay lãng phí.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tiền lương, công thức:

F =

Trong đó:

F : chi phí cho một đồng lợi nhuận : tổng lợi nhuận.

: Tổng quỹ lương

Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần chi bao nhiêu đồng lương.Vì vậy các DN muốn đùng chỉ tiêu này làm đòn bẩy để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và giảm chi phí lao động.

1.3.3.7. Chỉ tiêu mối quan hệ giữa mức tăng năng suất lao động bình quân và mức tăng tiền lương bình quân

- NSLĐ bình quân trong kỳ:

- Tiền lương bình quân trong kỳ:

Trong đó:

: Tổng quỹ lương kỳ thực hiện : Tổng quỹ lương kỳ kế hoạch.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ máy tính quốc đạt (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w