Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động 1. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ máy tính quốc đạt (Trang 40 - 47)

 Sứ mệnh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Sứ mệnh của công ty là khái niệm dùng để xác định các mục đích của công ty, những lý do công ty đó ra đời và căn cứ tồn tại, phát triển của nó. Sứ mệnh của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại của công ty đối với xã hội.

Chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tập hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.

Sứ mệnh và chiến lược sẽ quyết định hướng đi cho doanh nghiệp, trong đó

việc sử dụng hiệu quả lao động sẽ là cơ sở để doanh nghiệp từng bước hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.

 Văn hóa của doanh nghiệp

- Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp.

Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp:

+ Biểu hiện hữu hình:Trang phục làm việc, môi trường làm việc, lợi ích, khen thưởng, đối thoại,các mối quan hệ,…

+Biểu hiện vô hình: Các giá trị, thái độ, niềm tin, tâm trạng và cảm xúc,…

Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp đếp hiệu quả làm việc của NLĐ, là động lực, niềm vui trong công việc.

NLĐ không phải lúc nào cũng quan tâm tới vật chất hay những thứ đạt được mà họ muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có được sự thoải mái trong công việc. Khi đó NLĐ sẽ cống hiến cho doanh nghiệp, chú tâm trong công việc từ đó hiệu quả sử dụng lao động sẽ cao.

Ngược lại nếu môi trường luôn có những rủi ro, đố kỵ, mâu thuẫn thì NLĐ sẽ lo lắng về vị trí của họ và khả năng thực hiện công việc không cao.

Điều này đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp sẽ giảm đi.

 Cơ hội việc làm và thăng tiến trong công việc

Đây chính là cách mà doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài bằng việc giao cho họ những cơ hội để đảm nhận công việc có trách nhiệm cao và khi hoàn thành tốt họ sẽ có được những vị trí cao trong doanh nghiệp. Đồng thời đề cao được sự cống hiến và trung thành với doanh nghiệp.

NLĐ luôn muốn khẳng định mình, khẳng định giá trị của họ và những đóng góp cho doanh nghiệp và cơ hội việc làm, thăng tiến trong công việc sẽ là động lực để NLĐ làm việc, nỗ lực hết mình trong công viêc. Từ đó hiệu

quả sử dụng trong lao động không ngừng tăng cao.

Nhưng nếu doanh nghiệp không chú trọng tới việc tạo cơ hội cho NLĐ sẽ tạo nên sự không hài lòng, không thỏa mãn từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng lao động.

 Khoa học kỹ thuật

Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ và ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động.

KHKT phát triển nhưng không thể thay thế được NLĐ, họ vẫn lã lực lượng chủ yếu vận hành máy móc và thiết bị, KHKT góp phần giúp cho việc thực hiện công việc trở nên dễ ràng, gọn nhẹ và nhanh hơn. Từ đó làm giảm đi các công đoạn không cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Khi áp dụng KHKT doanh nghiệp phải sử dụng đúng mục đích, đúng cách thức để tránh lãng phí các nguồn lực.

 Yếu tố trong QTNL và chế độ đãi ngộ - Phân tích công việc

Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần thiết phải biết của mọi quản trị gia trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. Phân tích công việc là cơ sở cho giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. Phân tích công việc là quá trình thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến công việc và đánh giá công việc một cách có hệ thống.

Phân tích công việc để các nhà quản trị nhân lực cần hiểu biết về công việc để có thể tìm người phù hợp với công việc. Người lao động hiểu biết vai trũ của họ trong tổ chức trước khi bắt đầu làm việc và được thể hiện rừ qua:

Bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc với người thực hiện, bản tiêu

chuẩn thực hiện công việc để giao việc phù hợp với khả năng, năng lực của người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho công ty.

- Tuyển chọn lao động

Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau, dựa vào các yêu cầu của công việc, trong số những người đã thu hút qua tuyển mộ. Cơ sở của việc tuyển chọn là dựa vào yêu cầu của công việc thể hiện trong các tài liệu như: Bản mô tả công việc, bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc.Tuyển chọn lao động sẽ giúp DN thu được từ phía các ứng viên các thông tin đặc trưng nhất và tin cậy nhất để từ đó mới làm căn cứ quyết định cho việc tuyển hay không, từ đó giúp cho quá trình tuyển dụng đúng người, đúng việc và đương nhiên việc tuyển đúng người đúng việc là cơ sở nền móng cho việc sử lao độngmột cách hiệu quả nhất.

- Đào tạo và phát triển lao động

Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng lao độngcủa tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.

Phát triển lao động(theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.

Phát triển lao độnggồm 3 hoạt động: Giáo dục - Đào tạo - Phát triển.

Có hai phương pháp đào tạo và phát triển là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc, trong các nhóm có nhiều phương pháp đào tạo cụ thể.

Khi tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển, tổ chức cần xem xét các vấn đề về mặt chiến lược nhằm đưa ra một kế hoạch tổng thể về đào tạo và phát triển. Đào tạo và phát triển là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng lao động, bởi đào tạo ở đây thường là cho người lao động quan sát thực tế và thực hành ngay là đào tạo trong công việc,

đặc trưng của công ty là nguồn lao động trẻ nên việc học hỏi chủ yếu là rèn luyện kĩ năng công việc, bởi đội ngũ trẻ vừa ra trường còn hoàn toàn mới mẻ nên đào tạo người lao động dễ dàng hơn từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty.

- Hệ thống thù lao

NLĐ làm việc cho doanh nghiệp có những nhu cầu riêng, một trong những nhu cầu đó là tiền, nó cho phép họ mua các hàng hoà và dịch vụ khác nhau hiện hữu trên thị trường. Vì vậy có cơ sở cho sự trao đổi: NLĐ phải thực hiện những công việc mà tổ chức yêu cầu nhằm đạt được mục tiêu và mục đích của tổ chức để đổi lại việc tổ chức sẽ trả cho họ tiền bạc, hàng hoá và dịch vụ. Tập hợp tất cả các khoản chi trả dưới các hình thức như tiền, hàng hoá và dịch vụ mà người sử dụng lao động trả cho nhân viên tạo thành hệ thống thù lao lao động.

-Thù lao lao động bao gồm hai phần: Thù lao vật chất và phi vật chất.

+ Thù lao vật chất bao gồm: trực tiếp và gián tiếp

Thù lao vật chất trực tiếp bao gồm lương công nhật, lương tháng, tiền hoa hồng và tiền thưởng.

Thù lao vật chất gián tiếp bao gồm các chính sách mà công ty áp dụng như: Bảo hiểm xã hội, y tế, các loại trợ cấp xã hội; các loại phúc lợi bao gồm các kế hoạch về hưu, an sinh xã hội, phụ cấp cho công nhân làm việc trong môi trường độc hại, làm việc tăng ca, làm việc ngoài giờ, làm việc vào ngày nghỉ lễ...; các trợ cấp về giáo dục; trả lương trong trường hợp vắng mặt vì nghỉ hè, nghỉ lễ, ốm đau, thai sản...

Thù lao phi vật chất: Các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần quan tâm đến lương bổng với tư cách là thù lao lao động mang tính chất vật chất, mà còn phải quan tâm đến những đãi ngộ phi vật chất hay còn gọi tinh thần. Vật chất như lương bổng và tiền thưởng chỉ là một mặt của vấn đề, thù lao phi vật

chất ngày càng được quan tâm hơn. Đó chính là thực tế công việc, và môi trường làm việc,... Bản thân công việc có hấp dẫn không, có hỏi sự phấn đấu không, nhân viên có được giao trách nhiệm không, NLĐ có cơ hội được cấp trên nhận biết thành tích của mình hay không, họ có cảm giác vui khi hoàn thành công việc hay không, và họ có cơ hội thăng tiến không.

Hiệu quả sử dụng lao động phụ thuộc rất nhiều vào các khoản thù lao lao động, thù lao lao động là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động và sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, hài lòng công việc,... thù lao lao động là một vấn đề phức tạp và có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của tổ chức. Mỗi tổ chức cần vận dụng linh hoạt khi xây dựng thù lao.

1.4.2. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp

 Chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nguồn nhân lực. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hay kinh tế bất ổn, doanh nghiệp vẫn phải một mặt giữ chân người tài, mặt khác vẫn phải giảm chi phí lao động.

Doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên nghỉ tạm hoặc giảm phúc lợi,...

Chu kỳ kinh doanh trong giai đoạn hưng thịnh, doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất thì cần phải có đội ngũ nhân viên có trình độ, tay nghề cao, phải tăng cường đào tạo để đáp ứng kịp thời nguồn lực cần thiết.

 Cơ cấu kinh tế xã hội

Trình độ phát triển của kinh tế đất nước và NSLĐ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Cơ cấu kinh tế thay đổi dẫn đến sự thay đổi cơ cấu, tác động mạnh đến số lượng và chất lượng lao động, vì lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì khả năng thu hút sức lao động càng cao và ngược lại.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, các loại hình dịch vụ mới và hiện đại ngày càng phát triển mạnh. Khu vực dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập quốc dân cũng như là trong cơ cấu lao động. Cơ cấu kinh tế luôn biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, thị trường luôn biến động thì thị trường lao động cũng biến động không ngừng để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế. Ngành dịch vụ phát triển, lượng lao động chuyển từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ lớn, dẫn đến lao động phục vụ cho ngành dịch vụ nhiều. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các chiến lược hoạt động kinh doanh cũng như sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình để có thể đứng vững trên thị trường.

 Chính sách quản lý của nhà nước

Pháp luật của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Trong đó có luật lao động, luật doanh nghiêp,các bộ luật này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích chính đáng của người lao động như nhu cầu phát triển nghề nghiệp chuyên môn, thăng tiến trong công việc,….

Trong các bộ luật cũng có sự ràng buộc những điều khoản sử dụng lao động của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chương trình phát triển nhân lực phù hợp, thời gian lao động hợp lý, điều kiện lao động đảm bảo. Các chế độ chính sách về lương, phúc lợi, …

Các yêu cầu về năng lực, kỹ năng, trình độ, học vấn, kinh nghiệm, tuổi,

… để đáp ứng yêu cầu công việc. Phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

 Dân số, lực lượng lao động

Dân số, lực lượng lao động: Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề dân số luôn là vấn đề nóng bỏngvới sự tăng lên nhanh của dân số. Dân số nước ta đang ở thời kỳ dân số vàng, độ tuổi trong lao động là rất lớn, nguồn nhân lực được bổ sung nhanh, gây một sức ép lên toàn bộ nền kinh tế, do đó việc giá nhân công

rẻ là đương nhiên. Hơn nữa chất lượng đào tạo cũng sẽ không đạt được tiêu chuẩn do vậy chất lượng lao động cũng bị ảnh hưởng dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động.

- Cùng với sự hội nhập của nền kinh thế thị trường nên việc mở rộng thị trường lao động cạnh tranh giữa lao động trong nước và lao động nước ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng lao động

 Khách hàng:

Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp là một phần của môi trường bên ngoài. Doanh số là yếu tố quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Do đó mà các nhà quản trị cần phải quan tâm đến việc làm sao cho nhân viên của mình khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm, chất lượng, hình ảnh công ty mình nhiều hơn, làm cho NLĐ hiểu được không có khách hàng là không có doanh nghiệp và họ cũng không có cơ hội để làm việc nữa.

 Đối thủ cạnh tranh:

Trong thời kỳ kinh tế gặp nhiều khó khăn, để khẳng định được vị thế của mình trên thương trường, các doanh nghiệp đều có các chiến lược riêng.

Để cạnh tranh được với các đối thủ thì các nhà quản trị cần phải sử dụng lao động một cách có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách nhân lực thì đối thủ cạnh tranh sẽ lôi kéo những người có trình độ, doanh nghiệp sẽ mất dần đi những nhân tài. Sự ra đi của nhân viên không chỉ thuần túy ở vấn đề lương bổng mà là sự tổng hợp của nhiều vấn đề. Doanh nghiệp cần phân tích đối thủ cạnh tranh của mình, để qua đó có thể xác định được những cơ hội và thách thức nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất...

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ máy tính quốc đạt (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w