CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
1.7. Tiêu chí đánh giá hiệu quả phân tích công việc
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả PTCV là một vấn đề hết sức quan trọng, là căn cứ để đánh giá đúng thực trạng và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác PTCV trong tổ chức. Theo đó, để đánh giá hiệu quả của PTCV, chúng ta cần xem xét dưới các góc độ sau:
Một là, mức độ hoàn thiện của hệ thống quan điểm và chính sách về phân tích công việc của tổ chức
Hệ thống quan điểm và chính sách có tác động rất lớn đến hoạt động PTCV, bởi tất cả các hoạt động quản lý nói chung cũng như các hoạt động
QTNL nói riêng đều chịu sự chi phối của hệ thống triết lý quản lý của Ban lãnh đạo. Triết lý quản lý được coi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức, vì vậy PTCV cũng bị chi phối bởi triết lý quản lý của lãnh đạo. Trên thực tế, nếu người lónh đạo nào hiểu rừ tầm quan trọng của PTCV và quan tâm đúng mức tới chương trình PTCV thì chắc chắn PTCV sẽ được tiến hành một cách thống nhất bài bản và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy mức độ hoàn thiện của hệ thống quan điểm và chính sách về PTCV có thể được coi là một tiêu chí đánh giá cho công tác này.
Hai là, mức độ hiểu biết và chuyên nghiệp của cán bộ làm công tác phân tích công việc
Chất lượng nhân lực thực hiện công việc là một trong các yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến kết quả công việc. Với PTCV cũng thế, mức độ hiểu biết và chuyên nghiệp của cán bộ làm PTCV ảnh hưởng quyết định đến thời gian cũng như chất lượng công tác PTCV được thực hiện. Ngoài chuyên môn vững vàng, kỹ năng thành thạo, người cán bộ làm PTCV cần am hiểu sâu sắc tổ chức của mình không chỉ về mặt con người mà cả về thực trạng kinh tế, tài chính, các yếu tố môi trường và công nghệ ảnh hưởng tới công việc cũng như mục tiêu, chiến lược, các đực trưng văn hóa của tổ chức. Cán bộ thực hiện PTCV cũng phải nhạy cảm, nắm bắt được những thay đổi, tiến bộ của quản lý trong nước cũng như trên thế giới nói chung và những tiến bộ trong công tác PTCV nói riêng để ứng dụng linh hoạt, sáng tạo vào tổ chức của mình.
Ba là, tính đầy đủ, chính xác của thông tin PTCV và hiệu quả sử dụng phương pháp thu thập thông tin
Thông tin có tầm quan trong đặc biệt trong việc giải quyết mọi vấn đề.
Chính về vậy, tiêu chí về thông tin và các phương pháp thu thập thông tin được đưa vào làm một tiêu chí đánh giá quá trình thực hiện PTCV. Trong PTCV nói riêng, muốn có được các bản mô tả phù hợp và có hiệu quả ứng dụng cao, nhất thiết phải có đủ thông tin cần thiết, chính xác và đa chiều.
Thông tin không đầy đủ, phiến diện hoặc sai lệch sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả công việc. Mặt khác việc áp dụng các phương pháp thu thập thông tin khoa học, hợp lý và việc tìm kiếm thông tin có định hướng, trọng tâm chính là cách để có được thông tin hiệu quả, tránh bị mất thời gian, tốn công sức.
Bốn là, tính hợp lý của quy trình phân tích công việc:
Quy trình là cách thức tốt nhất thực hiện một quá trình công việc để tạo ra giỏ trị cho tổ chức. Quy trỡnh quy định rừ: Việc gỡ cần phải làm, kết quả nào phải đạt được, ai làm, làm lúc nào, ở đâu và như thế nào. Thực hiện công việc theo quy trình bảo đảm chất lượng, tiến độ và năng suất. Các rủi ro cũng được phòng ngừa. Các quy trình còn là cơ sở cho việc cải tiến liên tục.
Thước đo của một quy trình có hiệu quả hay không thể hiện ở việc người tuân thủ nó có thể thực hiện một cách trôi chảy, và hiệu quả hay không.
Chính vì vậy tính hợp lý của quy trình PTCV được đưa vào làm một trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác này.
Năm là, mức độ ứng dụng của phân tích công việc đối với nhà quản lý và người lao động
PTCV được coi là một công cụ quan trọng của QTNL. Kết quả của PTCV là cơ sở cho ứng dụng vào các công tác khác như hoạch định, tuyển dụng, đánh giá kết quả thực hiện công việc, thù lao lao động...Vì vậy, đánh giá hiệu quả của PTCV không thể bỏ qua việc xem xét hiệu quả khi ứng dụng thực tế. Tuy nhiên, kết quả của PTCV chỉ thể hiện phần lớn tác dụng của nó khi được áp dụng vào các công tác khác của quản lý nhân sự. Vì vậy hiệu quả của phân tích công việc không được nhìn thấy một cách trực tiếp, lâu dài. Và để đánh giá hiệu quả PTCV cần một thời gian khá dài để thực hiện và kiểm chứng kết quả.
Sáu là, chi phí đầu tư và hiệu quả thu được: Các khoản chi phí được kể đến như: Chi phí tài chính (so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được biểu
hiện ở phần hiệu quả tăng thêm); chi phí thời gian và nhân lực: So sánh giữa thời gian kế hoạch đặt ra và thực tế thực hiện. Sự chênh lệch so với hiệu quả về tài chính như thế nào...từ đó có định hướng cụ thể trong lần thực hiện sau.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC