Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 44)

1.3.1. Về các quy định của pháp luật làm cơ sở pháp lý tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy

Để làm cơ sở pháp lý cho công tác tổ chức hoạt động PCCC, pháp luật về PCCC có quy định cụ thể như sau:

- Điểm a, Khoản 1 Điều 20 Luật PCCC quy định cơ sở phải có quy định, nội quy về an toàn PCCC.

- Khoản 1, Điều 45 Luật PCCC quy định lực lượng PCCC cơ sở có nhiệm vụ đề xuất ban hành quy định, nội quy an toàn PCCC.

- Khoản 3 Điều 5 Luật PCCC quy định trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật PCCC: “Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỷ năng về phòng cháy và chữa cháy”.

- Điểm b, Khoản 1 Điều 44 Luật PCCC quy định về trách nhiệm thành lập, quản lý và chỉ đạo hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở.

- Khoản 2, Điều 5 Luật PCCC quy định về trách nhiệm PCCC.

- Khoản 3, Điều 5 Luật PCCC quy định người đứng đầu cơ sở phải Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy.

- Điều 14 Luật PCCC quy định về các biện pháp PCCC cơ bản.

- Điều 31 Luật PCCC quy định về xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.

- Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định cơ sở phải ban hành các quy định, nội quy và biện pháp PCCC; tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp PCCC và các yêu cầu về bảo đảm an toàn PCCC theo quy định của pháp luật.

- Điều 32 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

- Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về kiểm tra an toàn PCCC.

- Điều 21 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về phương án chữa cháy.

- Điều 16 Thông tư số 66/2014/TT–BCA quy định về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC.

- Điều 15 Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định về tổ chức hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

Từ các quy định nêu trên của các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC cho thấy vai trò của việc thực hiện công tác tổ chức hoạt động PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy là rất quan trọng. Khi các cơ sở sản xuất bao bì giấy thực hiện tốt các nội dung trong công tác tổ chức hoạt động PCCC tại cơ sở sẽ giúp cho việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác PCCC góp phần hạn chế nguy cơ xảy ra cháy tại các cơ sở.

1.3.2. Về phía người đứng đầu cơ sở sản xuất bao bì giấy

Công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng con người luôn được các cấp lãnh đạo trong các cơ sở sản xuất bao bì giấy coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Những năm qua, cùng với việc thực hiện pháp luật PCCC, công tác đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất bao bì giấy luôn được lãnh đạo các cơ sở này không ngừng củng cố. Các cấp lãnh đạo của cơ sở thường xuyên chỉ đạo việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn PCCC, phổ biến kịp thời các quy định về an toàn PCCC của Nhà nước đến từng công nhân. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về PCCC, cùng với các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Bộ Công an, cấp lãnh đạo các cơ sở trách nhiệm phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC cho cán bộ PCCC làm việc tại cơ sở của mình tham gia, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho đội viên đội PCCC cơ sở mình theo quy định của Bộ Công an.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về PCCC, cụ thể tại Khoản 3 Điều 5 Luật PCCC thì người đứng đầu các cơ sở có trách nhiệm:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;

xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;

- Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;

- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;

- Thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật

Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm to lớn trong công tác đảm bảo an toàn PCCC của cơ sở mỡnh. Ở cơ sở nào, lónh đạo cơ sở nhận thức được rừ trỏch nhiệm của mình trong công tác đảm bảo an toàn PCCC, thực hiện tốt việc đầu tư, trang bị, dụng cụ, phương tiện chữa cháy, tổ chức học tập, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho đội PCCC cơ sở, thực tập phương án chữa cháy định kỳ, thường xuyên tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC tại cơ sở v.v… thì ở đó sẽ đảm bảo được tốt công tác an toàn PCCC, đảm bảo được an toàn về tính mạng và tài sản của cán bộ, công nhân viên và của chính bản thân chủ cơ sở.

1.3.3. Về phía lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC được quy định tại Điều 48 Luật PCCC như: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân

tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; Thực hiện các biện pháp phòng cháy;

thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả; Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định; Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định; Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự; Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trong tổ chức hoạt động PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy, lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm:

- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác PCCC trên địa bàn quản lý; ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra hoạt động PCCC của các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn quản lý; tham mưu cho trong việc tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác kiểm tra an toàn PCCC trong công tác tổ chức hoạt động PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy: như công tác kiểm tra đôn đốc cán bộ, công nhân thực hiện quy định nội quy an toàn PCCC; công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, kiến thức pháp luật PCCC cho đội PCCC cơ sở và cho toàn thể cán bộ, công nhân tại các cơ sở v.v…

- Tổ chức tuyên truyền và phổ biến pháp luật: Tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức PCCC là một trong số những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Cảnh sát PCCC; thông qua công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ để hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động PCCC. Cụ thể như: Tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức hoạt động PCCC tại cơ sở sản xuất bao bì giấy, tùy từng tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của mỗi cơ sở mà cán bộ

Cảnh sát PCCC có cách thức truyền đạt khác nhau đối với từng đội viên tham gia huấn luyện. Thông qua công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cán bộ Cảnh sát PCCC sẽ truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất trong công tác đảm bảo PCCC tại cơ sở sản xuất bao bì giấy, đồng thời hướng dẫn kỹ năng trong chữa cháy, hay sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu được trang bị tại cơ sở v.v…

- Thực hiện các biện pháp PCCC: Là lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC trên địa bàn, lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy. Cụ thể như kiểm tra an toàn PCCC tới từng cơ sở sản xuất bao bì giấy; công tác kiểm tra được tiến hành dưới các chế độ như: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra liên ngành; bên cạnh đó công tác tuyên truyền cho mọi người làm việc tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy biết được các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức hoạt động PCCC tại các cơ sở này cũng được cán bộ Cảnh sát PCCC đặc biệt quan tâm.

- Xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ, trang bị và quản lý phương tiện PCCC tại các cơ sở: Quán triệt các nguyên tắc của pháp luật PCCC, xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy là rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì lực lượng PCCC cơ sở là lực lượng nòng cốt trong công tác đảm bảo an toàn PCCC tại cơ sở sản xuất bao bì giấy. Khi lực lượng này được tổ chức thành lập thì lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng này để lực lượng này trở thành lực lượng xung kích trong hoạt động PCCC tại cơ sở. Ngoài ra, để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả nhất trong hoạt động PCCC thì việc trang bị các phương tiện PCCC và quản lý phương tiện PCCC là rất quan trọng. Tùy theo đặc điểm của từng cơ sở sản xuất bao bì giấy mà việc trang bị phương tiện PCCC tại các cơ sở có sự khác nhau.

- Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực PCCC. Ngoài thực hiện các nhiệm vụ PCCC, xây dựng lực lượng PCCC v.v… thì việc tổ chức nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học

công nghệ khoa học trong lĩnh vực PCCC là rất quan trọng và cần thiết. Qua thực tiễn công tác và chiến đấu với “giặc lửa” cho thấy, đi đôi với quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đồng nghĩa với việc nguy cơ tiềm ẩn cháy, nổ ngày càng cao, các chất cháy tồn tại ngày càng nhiều. Do vậy, việc nghiên cứu và áp dụng thành tựu của tiến bộ khoa học về PCCC là một trong những yếu tố góp phần đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở sản xuất nói chung và cơ sở sản xuất bao bì giấy nói riêng. Qua đó xác định những giải pháp, biện pháp mang tính thực thi để triển khai thực hiện có hiệu quả tốt nhất.

- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC: Trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, kiểm tra an toàn về PCCC là nội dung bắt buộc và cần thiết của lực lượng Cảnh sát PCCC. Công tác kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy cần được lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH quan tâm, chú trọng. Lực lượng Cảnh sát PCCC không chỉ thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất, mà việc thực hiện trách nhiệm của mình trong công tác kiểm tra vào ban đêm cũng cần được quan tâm, chú trọng.

Qua kiểm tra an toàn PCCC, phát hiện những sơ hở, thiếu sót để từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục kịp thời. Nội dung, thủ tục, trình tự kiểm tra đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật PCCC như: Kiểm tra việc trang bị lực lượng, phương tiện tại các cơ sở, kiểm tra hồ sơ quản lý công tác PCCC tại các cơ sở v.v... Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chất vừa giáo dục, vừa răn đe thì việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC cũng rất quan trọng.

- Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm tổ chức các hoạt động điều tra ban đầu trong các vụ án có dấu hiệu tội phạm liên quan đến công tác PCCC như: thu thập chứng cứ, lấy lời khai ban đầu, khởi tố vụ án, …

1.3.4. Về các yếu tố khác

a) Về trách nhiệm của UBND các cấp

Trách nhiệm của UBND cấp quận, huyện có liên quan đến các cơ sở sản xuất bao bì giấy được quy định tại Khoản 4 Điều 58 Luật PCCC và được cụ thể

hóa tại Điều 56 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương. Theo đó, UBND cấp tỉnh, huyện trong công tác PCCC có trách nhiệm:

Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền; Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy; Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia; Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy; Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy. Bên cạnh đó, UBND cấp quận, huyện phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình để có phương hướng quản lý về PCCC chung cho các cơ sở sản xuất bao bì giấy, kịp thời ban hành các văn bản về PCCC phù hợp với tình hình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở.

Cũng theo quy định tại Điều 56 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau: Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền; Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;

xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy; Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn; Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định; Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w