thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện Củ Chi
Như phần thực trạng đã phân tích, hiện nay còn 06/33 (chiếm 18,18%) cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện Củ Chi chưa có quy định, nội quy PCCC và 02/33 (chiếm 6,06%) cơ sở có nội quy, quy định về PCCC nhưng không đảm bảo tính hợp lý về nội dung, tính hợp pháp về hình thức và thẩm quyền ban hành. Để khắc phục tình trạng trên, căn cứ vào quy định của luật PCCC, các văn bản quy phạm pháp luật khác về PCCC và căn cứ vào tình hình thực tế tại các cơ sở sản xuất giấy, nội dung hoàn thiện các quy định, nội quy về PCCC của các cơ sở này bao gồm:
- Rà soát, phân loại nội quy hiện có của các cơ sở sản xuất bao bì giấy về nội dung, hình thức, thẩm quyền ban hành để đảm bảo cho các hoạt động PCCC đáp ứng yêu cầu PCCC cho các hoạt động sản xuất bao bì giấy tại các cơ sở này.
Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi lực lượng PCCC cơ sở phải căn cứ vào tình hình, đặc điểm của cơ sở và các văn bản qui phạm pháp luật về PCCC hiện nay tham mưu cho người đứng đầu các cơ sở sản xuất bao bì giấy tổ chức rà soát, phân loại nội quy PCCC phù hợp với những đặc điểm của cơ sở mình.
- Những nội quy, quy định về PCCC tại các sản xuất bao bì giấy không còn phù hợp về nội dung, không đảm bảo tính hợp pháp về thẩm quyền ban hành thì cần loại bỏ ngay. Đặc biệt đối với các cơ sở trong thời gian có nhiều thay đổi về quy mô, tính chất hoạt động tại các khu vực, nhà xưởng cần phải loại bỏ các nội quy, quy định cũ và ban hành các nội quy, quy định mới phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở mình. Bên cạnh đó đối với các quy định có thay đổi trong Luật PCCC thì cần phải thực hiện ngay để đảm bảo tính hợp pháp.
- Những văn bản có nội dung cần sửa đổi mà do người đứng đầu cơ sở sản xuất bao bì giấy ban hành thì sửa đổi bổ sung nội dung và ra quyết định ban hành lại theo đúng quy định. Cụ thể là: những nội quy, quy định về PCCC tại các khu vực trong cơ sở có sự thay đổi về tính chất, công năng hoạt động mà các
nội quy, quy định cũ không còn phù hợp; danh sách đội viên đội PCCC cơ sở hiện có sự thay đổi về nhân sự; …
- Những cơ sở sản xuất bao bì giấy chưa có hoặc ban hành còn thiếu quy định, nội quy PCCC thì căn cứ theo quy định của Luật PCCC và các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và yêu cầu thực tế hoạt động PCCC tại các cơ sở này để xây dựng ban hành đủ số lượng quy định, nội quy về PCCC. Cụ thể như các quy định về việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; chất dễ cháy, nổ;
dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt hiện nay đa số các cơ sở còn thiếu nên cần thiết phải ban hành ngay nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC.
- Nội dung nội quy, quy định về PCCC phải phù hợp với thực tế hoạt động PCCC của cơ sở và từng khu vực cụ thể trong cơ sở như cấm mang nguồn lửa, nguồn nhiệt vào các khu vực có tính chất nguy hiểm cháy, nổ trong cơ sở, công nhân kiểm tra, vận hành máy móc theo đúng quy trình, thường xuyên vệ sinh công nghiệp các bảng điện, ổ cắm điện tránh hiện tượng chập điện xảy ra, ngắt các thiết bị điện sau khi sản xuất xong... Đồng thời nội dung nội quy phải dễ nhớ, dễ thực hiện (nội dung gồm các quy phạm pháp luật cấm và hướng dẫn hành động các biện pháp đảm bảo an toàn không cho cháy xảy ra và hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra) và phải do người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền ký quyết định ban hành.
- Quy định, nội quy về PCCC tại cơ sở sau khi được ban hành cần phải phổ biến, tuyên truyền đến từng cán bộ, công nhân trong cơ sở biết và phải được kẻ, vẽ, niêm yết ở các vị trí dễ thấy, để hằng ngày mọi người qua lại có thể đọc được và thực hiện. Việc phổ biến, tuyên truyền cần phải thực hiện thường xuyên, đa dạng bằng nhiều hình thức như: phổ biến trong các cuộc họp định kỳ, tổ chức tuyên truyền qua hệ thống loa nội bộ của từng khu vực, từng nhà xưởng,
…
Trong quá trình thực hiện, nếu nội quy, quy định PCCC có điều nào chưa phù hợp thì cần sửa đổi bổ sung. Khi cơ sở có sự thay đổi về tính chất hoạt động sản xuất, thì quy định, nội quy PCCC cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi đó.
Lực lượng PCCC cơ sở cần thường xuyên tham mưu giúp cho người đứng đầu cơ sở sản xuất trong việc soạn thảo, tuyên truyền phổ biến và kiểm tra việc thực hiện các quy định, nội quy về PCCC.
3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy
Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công nhân viên tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy trong việc chấp hành đúng các quy định pháp luật về PCCC, phòng ngừa cháy, nổ, ngăn chặn và giảm đến mức thấp nhất số vụ cháy xảy ra, bảo vệ tài sản của cơ sở và tính mạng của công nhân, cần phải nâng cao vai trò và thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho công nhân viên trong các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện Củ Chi.
* Đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC - Yếu tố quyết định cho việc tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC trong các cơ sở sản xuất giấy là phải củng cố xây dựng đội ngũ PCCC cơ sở đủ về số lượng theo đúng quy định tại Điều 16 Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ Công an, đảm bảo về chất lượng, trải qua các lớp tập huấn về hoạt động tuyên truyền, năng lực hoạt động tuyên truyền như sức khỏe, trình độ học vấn, nắm chắc về kỹ năng, yêu cầu của thuyết trình, tuyên truyền trước mọi người. Mỗi đội viên đội PCCC cơ sở phải được coi là một tuyên truyền viên về PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy. Nội dung tuyên truyền cần tập trung cụ thể vào hoạt động hàng ngày của cán bộ, công nhân viên tại cơ sở như: đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của từng bộ phận, từng nhà xưởng; đảm bảo khoảng cách an toàn về PCCC và lối thoát nạn; việc sắp xếp hàng hóa tại các khu vực; về việc sử dụng các nguồn lửa, nguồn nhiệt, …
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để thu hút được sự chú ý của cán bộ, công nhân viên đối công tác PCCC bằng các hình thức như: tổ chức cho cán bộ, công nhân viên xem các phim, tài liệu về PCCC, xem các vụ cháy lớn ở trong và ngoài nước, lồng ghép các nội dung về PCCC vào các hội nghị, cuộc
họp của cơ sở, thông báo trên loa 03 lần trong ngày (đầu giờ sáng, đầu và cuối giờ chiều), tổ chức các hội thi về an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ nhân dịp các đợt hưởng ứng “Tuần lễ quốc gia về vệ sinh, an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ”, “Ngày toàn dân PCCC 4/10”, hội thi văn nghệ có lồng ghép nội dung về công tác PCCC, tuyên truyền trên các bảng tin nội bộ, … Đồng thời, mời cán bộ Cảnh sát PCCC đến tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC như Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị, Thông tư của ngành, các tiêu chuẩn về PCCC có liên quan đến cơ sở như TCVN 3890-2009, TCVN 2622- 1990…, các kiến thức cơ bản về cháy, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của từng khu vực sản xuất trong cơ sở, các thiếu sót, sơ hở thường dẫn đến cháy, nổ tại cơ sở.
- Niêm yết các nội quy, quy định về PCCC tại tất cả khu vực nguy hiểm về cháy nổ trong cơ sở sản xuất bao bì giấy như khu vực sấy khô, khu vực kho chứa cuộn giấy… Thường xuyên thông báo, nhắc nhở việc thực hiện các quy định về PCCC thông qua hệ thống bản tin, loa phát thanh hay qua cán bộ phụ trách công tác PCCC trong cơ sở.
- Tạo điều kiện về không gian, thời gian, kinh phí và phương tiện cần thiết cho lực lượng PCCC cơ sở có khả năng hoạt động như một tuyên truyền viên về PCCC. Người đứng đầu các cơ sở sản xuất bao bì giấy phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc lực lượng PCCC cơ sở hoạt động và chính mình cũng là một tuyên truyền viên trong các hội nghị, giao ban, phát động phong trào an toàn lao động và PCCC, tổng kết thi đua trong cơ sở mình .
* Đối với hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC
Người đứng đầu cỏc cơ sở sản xuất bao bỡ giấy cần chủ động nắm rừ văn bản quy định về công tác PCCC, vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội PCCC cơ sở, chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC đạt kết quả tốt và luụn theo dừi cụng tỏc huấn luyện nghiệp vụ về PCCC của cụng nhõn viờn trong cơ sở mình.
Công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho đội PCCC cơ sở là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở, đặc biệt là cơ sở sản xuất bao bì giấy nhằm nâng cao kiến thức PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở. Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy về: kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng PCCC; biện pháp phòng cháy; phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện PCCC; phương pháp kiểm tra an toàn về PCCC. Tuy nhiên để nâng cao công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC đối với các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện cần chú ý tập trung các nội dung sau:
- Thời điểm huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC phải lựa chọn thích hợp như trước mùa khô, cơ sở không có đơn đặt hàng để tổ chức có thể huy động cán bộ, công nhân viên tham gia huấn luyện mà không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của cơ sở.
- Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho đội PCCC cơ sở phải thực hiện nghiêm túc theo quy định tại điều 16 Thông tư số 66/2014/TT-BCA. Thống nhất với cán bộ huấn luyện để đảm bảo nội dụng, chất lượng của bài giảng, giáo án, giáo trình huấn luyện như các động tác cơ bản sử dụng lăng chiến đấu, rải và cuộn vòi, cách sử dụng các bình chữa cháy xách tay, cách vận hành, bảo dưỡng máy bơm chữa cháy và các dụng cụ khác trang bị tại cơ sở, và chú ý là các đội hình chữa cháy cơ bản để các đội viên đội PCCC cơ sở vận dụng linh hoạt trong tình huống thực tập phương án chữa cháy đã đề ra.
- Đảm bảo địa điểm huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC phải đầy đủ các điều kiện phục vụ như: hội trường, loa phát thanh, bãi tập, phương tiện dụng cụ v.v... Đặc biệt là các trang thiết bị phương tiện về PCCC tại chỗ giúp cho cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở có khả năng, thuần thục trong thao tác, thực hành ướt trong quá trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC.
- Tổ chức họp rút kinh nghiệm, đánh giá chất lượng sau mỗi đợt huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC. Việc rút kinh nghiệm cần tập trung vào các vấn đề về chất lượng huấn luyện; khả năng tiếp thu của các thành viên tham gia; những phương pháp, kỹ chiến thuật chữa cháy phù hợp với đặc thù của cơ sở những đề xuất của lực lượng PCCC cơ sở trong công tác huấn luyện phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ sở mình.
- Trong kế hoạch công tác năm của cơ sở, việc dự trù kinh phí phục vụ công tác PCCC nói chung và công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC nói riêng phải đảm bảo, có sự cụ thể và chi tiết. Đồng thời, chế độ chính sách đối với các đội viên đội PCCC cơ sở khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cũng phải được quan tâm đứng mức từ lãnh đạo các cơ sở sản xuất giấy này.
3.2.3. Tổ chức, quản lý và duy trì hiệu quả hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 79/2014 NĐ-CP thì tất cả các cơ sở phải thành lập đội PCCC cơ sở do người đứng đầu ra quyết định thành lập, quản lý và chỉ đạo hoạt động.
Tuy nhiên, như phần thực trạng đã đánh giá và phân tích, hiện nay trên địa bàn huyện Củ Chi vẫn còn 05/33 (chiếm 15,15%) cơ sở sản xuất bao bì giấy chưa có quyết định thành lập đội PCCC cơ sở. Bên cạnh đó, 08/33 (chiếm 24,24%) cơ sở sản xuất bao bì giấy đã thành lập đội PCCC cơ sở nhưng công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo các hoạt động còn hạn chế và bất cập. Vì vậy, với vai trò là người trực tiếp tổ chức các hoạt động PCCC tại cơ sở, người đứng đầu các cơ sở cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
- Ban giám đốc các cơ sở sản xuất bao bì giấy cần họp bàn về tổ chức biên chế, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đội viên và tổ trưởng các bộ phận trong việc thực hiện công tác PCCC tại cơ sở; Thường xuyên chỉ đạo công tác PCCC tại cơ sở, phân công một lãnh đạo cơ sở phụ trách và thường xuyên kiểm tra, theo dừi chỉ đạo việc thực hiện cụng tỏc PCCC và cú quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách. Bên cạnh đó là dự trù kinh
phí, lập kế hoạch hoạt động cho đội PCCC cơ sở từng năm. Việc lập kinh phí cần có kế hoạch tài chính cụ thể hàng năm, có lộ trình cấp cho các hoạt động PCCC định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu tránh tình trạng như hiện nay chỉ cung cấp kinh phí cho hoạt động PCCC khi cơ sở kinh doanh thuận lợi, có lợi nhuận cao.
- Duy trì chế độ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở và có quy chế phối hợp công tác PCCC giữa lãnh đạo của các cơ sở với lực lượng Cảnh sát PCCC. Việc kiểm tra này có thể tổ chức thực hiện định kỳ hàng tháng và người đứng đầu cơ sở phải trực tiếp kiểm tra và giao nhiệm vụ kiểm tra cho các thành viên thuộc các bộ phận khác, đặc biệt là những người đứng đầu các bộ phận, các xưởng có nguy hiểm về cháy, nổ cao như khu vực sấy, khu vực cán láng, … nhằm đảm bảo tính khách quan, đồng thời qua đó có thể đề xuất thêm các biện pháp phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng khu vực đó.
- Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải được trang bị đầy đủ về số lượng và phù hợp với yêu cầu chữa cháy như các bình chữa cháy xách tay bằng khí, bột, xô, thùng, câu liêm, thang…, tính chất đặc điểm hàng hóa của từng khu vực, bộ phận của cơ sở trong đó cần chú ý đến các khu vực có tính chất nguy hiểm về cháy nổ như khu vực sấy khô, cán láng, kho chứa cuộn giấy và đặc biệt cấm lửa, hút thuốc tại khu vực chứa xăng, dầu cho thiết bị, máy móc; phải được lắp đặt, bố trí nơi dễ thấy, dễ lấy, đảm bảo phù hợp cho từng loại đối tượng, khu vực bảo vệ, thuận tiện sử dụng khi có cháy, nổ xảy ra và đảm bảo không bị tác động xấu của môi trường như ánh nắng mặt trời, nước mưa. Thường xuyên kiểm tra về chất lượng của các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, có chế độ bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa chỏy, cú sổ theo dừi trang bị, kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện chữa cháy.
- Người đứng đầu các cơ sở cần có các quy định cụ thể về việc thực hiện chế độ chính sách cho lực lượng PCCC cơ sở như tăng thêm ngày lương, phụ cấp vào lương, hay chỉ chuyên phụ trách công việc PCCC tại cơ sở… được đảm bảo, kịp thời. Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp