Trong những năm gần đây, tổ chức hoạt động PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện Củ Chi đã được Uỷ ban nhân dân huyện Củ Chi cũng như Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Củ Chi, Cảnh sát PC&CC thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư và chỉ đạo.
Qua tổng kết đánh giá tình hình thực hiện công tác tổ chức hoạt động PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy trong vòng 05 năm từ (2011 – 2015) thấy rằng: Các cơ sở sản xuất bao bì giấy đã thực hiện trên 80% các quy định, nội quy an toàn PCCC, công tác trang bị, đầu tư cả về lực lượng phương tiện PCCC cũng như công tác thực tập phương án chữa cháy – cứu hộ được các cơ sở chú trọng, quan tâm. Các đội PCCC cơ sở đã được tập trung huấn luyện, bồi dưỡng một cách cơ bản các kiến thức pháp luật, kiến thức PCCC; các kỹ thuật, chiến thuật trong việc sử dụng các phương tiện PCCC trang bị tại chỗ. Lãnh đạo cơ sở thường xuyên duy trì công tác tự kiểm tra an toàn PCCC nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót về các điều kiện an toàn PCCC.
Đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy, người đứng đầu của các cơ sở này đã có sự chuyển biến về nhận thức và đã quan tâm tốt đến việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác PCCC như trong công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC,
việc ban hành các nội qui, quy định về PCCC tại cơ sở, tổ chức và tạo điều kiện cho lực lượng PCCC cơ sở tổ chức thực hiện các biện pháp PCCC tại cơ sở.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC đa số các cơ sở sản xuất bao bì giấy đã chủ động liên hệ với Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Củ Chi hỗ trợ trong việc tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở cũng như tất cả cán bộ, công nhân viên làm việc tại cơ sở của mình. Nội dung tuyên truyền đã được đề cập cụ thể hơn; hình thức tuyên truyền đa dạng hơn như tổ chức hội thi, hội thao về công tác PCCC tại cơ sở; công tác tuyên truyền được tổ chức thường xuyên hơn.
Đối với lực lượng PCCC cơ sở, người đứng đầu các cơ sở đã có sự quan tâm hơn, cụ thể như: đã có 24/33 (chiếm 72,72%) cơ sở có chế độ bồi dưỡng cho lực lượng bảo vệ, công nhân tham gia vào đội PCCC cơ sở, tuy chế độ không cao nhưng đã khuyến khích lực lượng này thực hiiện có trách nhiệm hơn trong các nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác PCCC.
Đối với công tác tự kiểm tra tuy vẫn còn một số bất cập nhưng qua việc các cơ sở đều đã tổ chức thực hiện đầy đủ những nội dung này đã góp phần hạn chế những nguy cơ phát sinh cháy, nổ tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy do qua quá trình tự kiểm tra lực lượng PCCC cơ sở đã chủ động phát hiện ra các mặt còn tồn tại, thiếu sót trong công tác PCCC để kịp thời khắc phục tránh xảy ra sự cố cháy, nổ.
Đối với việc trang bị, bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện PCCC, hiện nay tất cả các cơ sở sản xuất bao bì giấy đã chấp hành tốt việc trang bị các phương tiện PCCC tại cơ sở. Các cơ sở có thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các loại phương tiện đã được trang bị và có kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế các phương tiện PCCC hư hỏng nhằm sử dụng có hiệu quả các loại phương tiện PCCC khi có cháy, nổ xảy ra.
Đối với việc xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, hiện nay 100% các cơ sở sản xuất bao bì giấy đã tổ chức xây dựng phương án chữa cháy theo qui định, hằng năm các cơ sở đều có kế hoạch tổ chức thực tập phương án
chữa cháy phối hợp với Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Củ Chi. Riêng với các cơ sở không có điều kiện để tổ chức thực tập phương án chữa cháy có sự tham gia của cơ quan Cảnh sát PC&CC thì cũng đã tổ chức tự thực tập phương án chữa cháy tại cơ sở mình nhằm tránh tình trạng lúng túng, thụ động, chữa cháy không có hiệu quả khi có cháy, nổ xảy ra.
2.4.2. Tồn tại, hạn chế
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể, quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện Củ Chi, nhất là sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của Ban giám đốc Cảnh sát PC&CC thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Củ Chi, công tác tổ chức hoạt động PCCC đối với các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn quản lý đạt nhiều kết quả. Trong đó, Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Củ Chi đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp trong việc bảo đảm an toàn PCCC đối với các cơ sở sản xuất nói chung và sản xuất bao bì giấy nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức hoạt động PCCC tại các cơ sở sản xuất này còn có tồn tại, hạn chế cần phải được khắc phục, cụ thể là:
- Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền chưa quyết liệt đối với việc bảo đảm an toàn PCCC và xử lý các vi phạm về công tác PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện. Cho đến nay, Ủy ban nhân dân huyện chưa có văn bản đánh giá thực trạng công tác tổ chức hoạt động PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy và triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC đối với các cơ sở sản xuất này.
- Việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCCC đối với các cơ sở sản xuất bao bì giấy của Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Củ Chi còn hạn chế.
Ngoài nhiệm vụ tham mưu, đề xuất, công tác nắm tình hình còn hạn chế thì công tác hướng dẫn, tuyên truyền kiến thức, pháp luật về PCCC còn khái quát cho các cơ sở sản xuất bao bì giấy, nội dung thì nhàm chán, không đi sâu vào các khu vực nguy hiểm cháy nổ trong cơ sở để các đội viên đội PCCC cơ sở biết và chủ động đề phòng sự cố xảy ra; việc bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chỉ mới dừng lại ở 2 hoặc 3 đội viên trong đội PCCC cơ sở; nội dung huấn luyện cũng chưa
tập trung đến từng đặc điểm của các cơ sở sản xuất bao bì giấy, việc yêu cầu các cơ sở thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC còn chưa cương quyết, chỉ tập trung hướng dẫn các chủ cơ sở thực hiện, chưa có hình thức xử lý thích hợp khi cơ sở không thực hiện đầy đủ các yêu cầu, điều kiện về an toàn PCCC, vẫn còn tình trạng nể nang vì chủ cơ sở quen biết lãnh đạo cấp trên, xử lý mang nặng tình cảm cá nhân v.v…
- Người đứng đầu, chủ cơ sở tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy chưa thấy hết trách nhiệm của mình trong công tác PCCC. Có 05/33 (chiếm 15,15%) cơ sở sản xuất bao bì giấy, người chủ còn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác tổ chức hoạt động PCCC tại cơ sở. Chưa quan tâm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện PCCC tại chỗ; chưa tổ chức tốt công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu; phương án chữa cháy nếu được xây dựng thì việc thực tập cũng chưa thường xuyên liên tục, mà chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, cho rằng thực tập phương án sẽ ảnh hưởng tới sản xuất của cơ sở v.v… Ngoài ra, cán bộ, công nhân viên tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy này cũng chưa nhận thức, nắm bắt được đầy đủ trách nhiệm của bản thân trong công tác PCCC; chưa hiểu biết được những khu vực có đặc tính nguy hiểm cháy, nổ tại nơi sản xuất như khu vực sấy khộ, khu vực cán láng, khu vực kho chứa cuôn giấy; việc học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC chưa được thường xuyên, còn hình thức v.v…
- Nhiều người đứng đầu cơ sở và đội PCCC cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCCC (12/33 cơ sở); không thường xuyên tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC, còn trong chờ vào cơ quan Cảnh sát PCCC mà không thấy hết trách nhiệm của mình, khi phát hiện lỗi về an toàn PCCC thì không tổ chức khắc phục ngay, mà chỉ đợi khi được nhắc nhở, kiến nghị của cán bộ hướng dẫn kiểm tra an toàn PCCC thì mới thực hiện.
-Kinh phí đầu tư cho tổ chức hoạt động PCCC của các cơ sở còn thấp chỉ được đầu tư khi cơ sở kinh doanh làm ăn thuận lợi, hứa hẹn sẽ đầu tư sau, việc sản xuất kinh doanh chưa đi đôi với đảm bảo an toàn PCCC mà luôn tìm cách giảm tối đa kinh phí đầu tư cho hoạt động PCCC tại cơ sở. Tình trạng phổ biến là khi cơ quan Cảnh sát PCCC kiến nghị khắc phục những vi phạm, thiếu sót về
PCCC như lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường, hay hệ thống chữa cháy tự động, trang bị thêm các bình chữa cháy có bánh xe, đèn chiếu sáng sự cố, thoát nạn… thì cơ sở lấy lý do thiếu kinh phí.
2.4.3. Nguyên nhân
a) Đối với Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Củ Chi
Do địa bàn Phòng Cảnh sát PCCC huyện Củ Chi quản lý rộng (20 xã và 01 thị trấn), có những cơ sở hoạt động cách xa đơn vị tới 40 km nên việc đi lại rất khó khăn; lực lượng cán bộ ít, mỏng (12 cán bộ hướng dẫn kiểm tra phụ trách địa bàn) nên không thể quán xuyến hết các cơ sở nên ảnh hưởng đến công tác nắm tình hình cũng như việc triển khai các biện pháp, giải pháp bảo đảm an toàn PCCC; có 08/33 (chiếm 24,24%) cơ sở sản xuất bao bì giấy thì trụ sở chính lại không nằm trong địa bàn huyện nên ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm tra an toàn PCCC, hướng dẫn của Phòng; cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý chưa làm tốt nhiệm vụ quản lý cơ sở, hồ sơ quản lý còn thiếu, việc hướng dẫn các chủ cơ sở là người nước ngoài chưa đầy đủ, một phần do trình độ ngoại ngữ tiếng Hoa, Đài Loan của cán bộ quản lý địa bàn cũng hạn chế, làm việc thông qua thư ký hay chủ cơ sở là người nước ngoài ít có mặt cơ sở, thường trao công việc lại cho quản lý cơ sở giải quyết v.v…làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức hoạt động PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện Củ Chi.
Công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Củ Chi còn phải tổ chức cho nhiều đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên chưa chưa thể tổ chức riêng cho các cơ sở sản xuất bao bì giấy vì vậy hàng năm mỗi cơ sở này chỉ cử từ 2 đến 3 thành viên trong đội PCCC cơ sở tham gia các lớp huấn luyện vụ về PCCC do Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Củ Chi tổ chức và nội dung huấn luyện còn chung cho tất cả các cơ sở sản xuất, không có nội dung riêng đối với các cơ sở sản xuất bao bì giấy.
Trong công tác xử lý vi phạm hành chính đôi khi còn chưa cương quyết, chủ yếu tập trung vào hướng dẫn cơ sở thực hiện vì vậy không đủ sức răn đe khi có sở có các hành vi vi phạm về công tác PCCC, đặc biệt là đối với các cơ sở vi phạm nhiều lần.
b. Đối với cơ sở
Các chủ cơ sở chưa nắm bắt hết các quy định về công tác PCCC, cũng như các tiêu chuẩn, quy định về PCCC đối với cơ sở sản xuất của mình, do đó 05/33 chủ cơ sở chưa thấy hết trách nhiệm của mình, chưa quân tâm, đầu tư cho hoạt động PCCC; còn chủ quan, lơ là; ý thức về PCCC còn hạn chế; 07/33 chủ cơ sở chưa được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên; kiến thức cơ bản về PCCC cũng như kiến thức pháp luật PCCC còn hạn chế, không có điều kiện tiếp xúc thường xuyên các văn bản quy phạm pháp luật quy định về PCCC, chưa nhận thức được tính chất nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở mình, chủ yếu tập trung vào chi tiêu sản xuất, kinh doanh mà không chú ý tới công tác đảm bảo an toàn PCCC tại cơ sở mình. Ví dụ như Công ty trách nhiệm hữu hạn bao bì Vĩnh Khang (xã Phước Vĩnh An) không tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về PCCC....
Việc cơi nới, cải tạo, nâng cấp nhà xưởng không báo cáo, không qua thẩm duyệt, thiết kế, nghiệm thu về PCCC. Trong kế hoạch công tác năm 2015 của cơ sở, 03/33 chủ cơ sở không dự trù kinh phí cho hoạt động PCCC, do đó kinh phí phục vụ công tác PCCC gặp nhiều khó khăn như tổ chức thực tập phương án chữa cháy có sự phối hợp của Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Củ Chi theo quy định 01 lần/năm, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC đảm bảo cho 100% số đội viên đội PCCC cơ sở, chế độ chính sách cho các công nhân tham gia đội PCCC cơ sở theo đúng quy định.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tổ chức hoạt động PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện; luận văn đã điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp những số liệu, tài liệu đã thu thập được có liên quan đến nội dung đề tài, từ đú luận văn tập trung làm rừ một số nội dung cơ bản như đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội của huyện Củ Chi, tình hình cháy nổ trong thời gian qua; luận văn làm rừ đặc điểm nguy hiểm về chỏy nổ tại cỏc cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện; qua đó chỉ ra những thiếu sót trong công tác hoạt động PCCC tại các cơ sở này trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, bằng các số liệu đã thu thập được, luận văn cũng tập trung làm rừ thực trạng về tổ chức hoạt động PCCC tại cỏc cơ sở sản xuất bao bỡ giấy của huyện Củ Chi trên các khía cạnh như: Về ban hành, tổ chức thực hiện nội quy, quy định về PCCC; tuyên truyền phổ biến kiến thức về PCCC; quản lý và duy trì hoạt động các lực lượng PCCC cơ sở; xây dựng, thực tập phương án chữa cháy và trang bị phương tiện PCCC tại chỗ tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện và thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của Phòng Cảnh sát PC&CC huyện Củ Chi. Qua đó, chương 2 của luận văn cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
Những đánh giá của chương 2 là cơ sở quan trọng để luận văn rút ra đề xuất một số giải pháp trong công tác tổ chức hoạt động PCCC tại các cơ sở sản xuất bao bì giấy trên địa bàn huyện Củ Chi được trình bày ở chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3
DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP GểP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHềNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI CÁC CƠ
SỞ SẢN XUẤT BAO BÌ GIẤY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Dự báo tình hình và những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức hoạt