- Hiện nay, lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn TH Hoà Bình từ 80- 90m3/ng.đ và phần lớn lượng CTRSH đô thị này được thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp (BCL) rác thải duy nhất của thành phố hiện nay đó là BCL dốc Búng phường Tân Hoà, đây là bãi chôn lấp tạm thời. Rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố mới chỉ được tập kết ra khu chôn lấp, đổ đống không được phân loại, để cho phân huỷ tự nhiên và đốt thông thường, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Một khối lượng rất ít CTRSH tại TP Hoà Bình được tái chế, tái sử dụng.
Hình 1.15: Tổng hợp hiện trạng các khu xử lý CTR tỉnh Hoà Bình [20]
- Những năm thành phố còn là thị xã, lượng rác thải được tập kết ở dốc Tức, phường Hữu Nghị. Khi tại địa điểm này không còn đủ chứa rác, TP đã xây dựng bãi rác tạm tại dốc Búng, phường Tân Hòa với quy mô 2 ha, đưa vào sử dụng từ đầu quý II/2004 đến năm 2006 đã lấp đầy. Từ đó đến nay, lượng rác thải của TP vẫn tiếp tục đổ tại dốc Búng. Hiện nay, rác tại dốc Búng đã chất cao, hơn mặt đường tới cả chục mét. Khu chứa rác duy nhất này của TP. Hòa Bình không có hệ
thống xử lý rác thải, nước thải, hố ga, cũng như tường xây chắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống người dân.
Hình 1.16: BLC tạm ở dốc Búng TP Hoà Bình diện tích 2 ha (ảnh tác giả chụp) - Tại bãi rác dốc Búng, núi rác khổng lồ này đang phân hủy, mùi hôi lan tỏa, ruồi nhặng bâu kín, nước rác đặc quánh đen ngòm tạo thành dòng chảy và thẩm thấu xuống đất chảy ra sông Đà. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường từ mùi hôi, thối, hóa chất mà nước thải từ bãi rác tạm này cũng đang hằng ngày "đầu độc" nhân dân quanh vùng. Do không được xử lý, nước bị ô nhiễm nặng từ bãi rác xả thẳng xuống sông Ðà. Theo quan sát của tác giả thì trời nắng nước bị ô nhiễm "trút" xuống còn ít, nhưng nếu vào ngày mưa to, nước đổ ra như lũ thông qua hệ thống cống từ bãi rác xuống thẳng sông Ðà. Nước sông ô
nhiễm, không chỉ gây thiệt hại về sản xuất mà còn ảnh hưởng đến gần 200 hộ dân ở tổ 11 và 12 phường Tân Hòa.
- Để phần nào hạn chế mức độ gây ô nhiễm môi trường từ bãi rác của TP như đã nêu trên, hiện nay Công ty cổ phần MTĐT thị Hoà Bình đã dùng cách phun chế phẩm EM khử mùi, khử khuẩn, kích thích quá trình phân huỷ nhanh hơn nhằm hạ thấp cốt rác như Hình 1.17.
Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp xử lý tạm thời. Để cải thiện môi trường sống, giải quyết tận gốc vấn đề xử lý, thu gom rác thải, thành phố cần có giải pháp quyết liệt và động thái tích cực hơn để đưa nhà máy xử lý, chôn lấp rác thải vào vận hành trong thời gian sớm nhất.
Hình 1.17: Công nhân công ty cổ phần Môi trường Đô thị Hoà Bình phun chế phẩm EM hạn chế ô nhiễm tại bãi rác dốc Búng.[14 ]
- Nhằm cải thiện tình trạng quá tải cho bãi rác dốc Búng, TP Hòa Bình đã tiến hành xây dựng khu xử lý và chôn lấp rác thải tại xã Yên Mông rộng khoảng 20 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 21 tỷ đồng, dự kiến có thể hoạt động trong vòng từ 15-20 năm, đã hoàn thành trong tháng 9/2009. Thế nhưng từ đó đến nay đã gần 3 năm, khu xử lý và chôn lấp rác xã Yên Mông chưa thể đi vào hoạt động do khiếu kiện của người dân. Một số hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng từ 300-500m đã ngăn cản, không cho xe rác vào tập kết. Nguyên nhân chính là do thực hiện sai quy hoạch của cơ quan chức năng; lẽ ra đưa khu xử lý rác vào sâu trong khe núi thì không ảnh hưởng tới khu dân cư, đỡ tốn tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
- Khu xử lý và chôn lấp rác thải Yên Mông đến nay vẫn im lìm đóng cửa; tiền vốn đầu tư công đang bị lãng phí, công trình ngày càng xuống cấp. Trong khi người dân một số khu vực quanh bãi rác dốc Búng thuộc phường Tân Hòa hàng
ngày vẫn sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để giải quyết nghịch lý này, TP Hòa Bình cần sớm có giải pháp tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân để đưa khu vực xử lý và chôn lấp rác thải tại Yên Mông đi vào vận hành.
Hình 1.18: Khu xử lý rác Yên Mông TP Hoà Bình diện tích 17,5 ha (ảnh tác giả chụp) 1.3.5. Thực trạng về cơ cấu tổ chức QLCTR ở TP Hoà Bình. [2, 3, 14, 15]
a. Quá trình hình thành và phát triển của công ty [14]
Hiện nay cho Công ty cổ phần MTĐT Hoà Bình là đơn vị duy nhất phụ trách toàn bộ công tác thu gom, xử lý CTRSH tại TP Hoà Bình.
- Trước tháng 5/2009 công ty môi trường Đô thị Hoà Bình là một doanh nghiệp nhà nước thuột sự quản lý của UBND TP Hoà Bình.
- Tháng 5/2009 công ty tiến hành cổ phần hoá, sau khi cổ phần hoá thì nhà nước không còn vốn gốp trong công ty cổ phần MTĐT Hoà Bình nữa.
Hình 1.19: Cty cổ phần MTĐT Hoà Bình (ảnh tác giả chụp)
b. Cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH ở TP Hoà Bình.
- Đối với cơ cấu tổ chức QLCTR đô thị Việt Nam xem sơ đồ Hình 1.18
bé tn&mt bé x©y dùng ubnd tỉnh/ thành phố
sở tn&mt quy chế qlctr&bvmt sở
x©y dùng
địa ph ơng quy hoạch
qlctr cÊp vùng liên quy hoạch tỉnh
qlctr cÊp vùng liên
tỉnh quy hoạch
qlctr cÊp vùng liên
tỉnh
công ty mtđt (công ty tnhh nhà n ớc một
thành viên)
ubnd cÊp d íi
xí nghiệp mtđt
Hình 1.20. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR ở đô thị Việt Nam [12]
- Cơ cấu tổ chức QLCTR ở tỉnh Hoà Bình và thành phố Hoà Bình Hình 1.21.
ubnd tỉnh hoà bình
Sở TN & MT Sở
X¢Y DùNG
công ty cổ phần môi tr ờng đô thị hoà bình ubnd tp
hoà bình
Sở KH§T
Sở TàI CHíNH
Hình 1.21. Cơ cấu tổ chức QL CTR ở TP Hoà Bình.(thông tin được cập nhật)
- Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần MTĐT Hoà Bình Hình 1.22.
hội đồng quản trị
ban giám đốc
ban kiểm soát
phòng tổ chức hành chính phòng
kế hoạch phòng
tài vụ
tổ môi
tr ờng 1 tổ môi
tr ờng 2 tổ môi
tr ờng 3 tổ môi tr êng 4 tổ môi
tr ờng 5 tổ môi
tr ờng 6 tổ môi
tr ờng 7 tổ môi tr êng 8 vận tảitổ tổ hoa
c©y xanh
tổ thoát
n ớc đôthị tổ điện công cộng chiếu sáng
Hình 1.22. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần MTĐT Hoà Bình .[15]
c. Nhân sự trong công tác quản lý CTRSH ở TP Hoà Bình.
Sở Xây dựng Hoà Bình là cơ quan quản lý nhà nước về CTR đô thị tại tỉnh Hoà Bình.
UBND thành phố Hoà Bình là cơ quan quản lý nhà nước về CTR đô thị tại TP Hoà Bình.
Công ty cổ phần MTĐT Hoà Bình là cơ quan duy nhất được giao và chịu chách nhiệm trực tiếp về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại TP Hoà Bình.
Hiện nay biên chế của công ty có tổng số 215 cán bộ công nhân viên. Trong đó, ban giám đốc có 3 người và nhân viên các phòng ban là 13 người, công nhân của các tổ sản xuất trực tiếp là 199 người chia làm 12 tổ đội thi công như sơ đồ Hình 1.20. Nhiệm vụ chuyên môn của từng bộ phận, nhân lực trong Công ty được phân công và bố trí như sau:
* Phòng kế hoạch - Kỹ thuật (6 người): Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty về lập kế hoạch kinh doanh của Công ty, hỗ trợ các bộ phận khác về kinh doanh, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động chủ yếu của Công ty, phòng có nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị dài hạn và ngắn hạn, đảm bảo vật tư, máy móc, thiết bị cho hoạt động của Công ty .
- Xây dựng và đề xuất các biện pháp điều hành sản xuất, kinh doanh của Công ty.
- Tham mưu trong việc ký kết các hợp đồng dịch vụ và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng.
- Giám sát quy trình công nghệ vệ sinh môi trường theo kế hoạch sản xuất của Công ty, kiểm tra xác nhận khối lượng, chất lượng các hạng mục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
* Phòng tổ chức hành chính (4 người trong đó có 2người là bảo vệ): Đây là phòng nghiệp vụ có chức năng:
- Quản lý công tác văn thư, lưu trữ và bảo mật công văn giấy tờ theo quy định;
- Tổng hợp công tác thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, công nhân của Công ty
- Tiếp nhận và phát hành các loại công văn đi và đến, các văn bản nội bộ, các bưu phẩm, thư từ.
- Dự thảo, đánh máy, nhân bản các văn bản, quyết định, kế hoạch chung của CT;
- Giải quyết các công việc đối nội và đối ngoại, công tác lễ tân, đưa đón, tiếp khách đến làm việc với Công ty;
- Chăm lo điều kiện làm việc và phục vụ các cán bộ lãnh đạo Công ty;
- Phục vụ, trang trí các hội nghị, hội thảo, lễ hội;
- Xây dựng lịch công tác tuần, tháng, quý, năm;
- Quản lý công tác phòng cháy chữa cháy, công tác an toàn lao động;
- Báo cáo thống kê, sơ kết, tổng kết các công tác chung của Công ty;
- Quản lý các phòng khách, phòng giao ban, hội trường;
- Thực hiện các công việc phục vụ thuộc lĩnh vực văn phòng.
* Phòng tài vụ (3 người): Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán. Phòng có chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo niên độ phù hợp với sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Nghiên cứu, tham mưu, kiểm tra và đề xuất những vấn đề thuộc chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác tài chính, kế toán nhằm thực hiện đúng pháp lệnh kế toán của Nhà nước;
- Làm nhiệm vụ kế toán, thống kê của Công ty và chịu trách nhiệm thu phí vệ sinh.
* Các tổ môi trường, tổ vận tải và các tổ dịch vụ khác (199 người): Đảm nhận các công việc như thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đô thị, công nghiệp, xử lý môi trường làng nghề, quản lý, duy tu, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị,
quản lý nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa trang nhân dân, dịch vụ tang lễ. Nhân lực của từng tổ như Bảng 1.14.
- Mỗi một tổ môi trường được giao phụ trách một địa bàn của một phường và các vùng phụ cận;
- Một tổ phụ trách mảng chiếu sáng công cộng;
- Một tổ phụ trách mảng thoát nước và môi trường đô thị;
- Một tổ phụ trách mảng công viên, cây xanh, nghĩa trang, dịch vụ tang lễ;
- Tổ vận tải phụ trách mảng vận chuyển rác cơ giới và bảo dưỡng xe, máy móc và xử lý rác thải BCL.
Bảng 1.13. Cơ cấu chuyên môn của lảnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Hoà Bình. [21]
STT Chuyên ngành Số lượng
1 Cử nhân kinh tế, kế toán 3
2 Cử nhân luật 1
3 Cử nhân khoa học môi trường 1
4 Kỹ sư đô thị 1
5 Kỹ sư xây dựng 1
6 Kỹ sư nông nghiệp 1
7 Kỹ sư lâm nghiệp 1
8 Cao đẳng, trung cấp giao thông 1 9 Cao đẳng, trung cấp kế toán 1
10 Công nhân kỹ thuật 3
11 Bảo vệ 2
12 Công nhân các tổ sản xuất 199
Tổng cộng 215
Bảng1.14. Nhân lực và phương tiện của các tổ môi trường, tổ vận tải và các tổ dịch vụ của Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Hoà Bình. [21]
STT Tổ Vệ sinh môi trường Số lao động (người)
Số xe gom rác (chiếc)
1 Tổ Môi trường 1 16 32
2 Tổ Môi trường 2 16 32
3 Tổ Môi trường 3 14 28
4 Tổ Môi trường 4 15 30
5 Tổ Môi trường 5 18 36
6 Tổ Môi trường 6 14 28
7 Tổ Môi trường 7 15 30
8 Tổ Môi trường 8 16 32
9 Tổ vận tải và xử lý bãi 22 10 Tổ chiếu sáng đô thị 13 11 Tổ thoát nước, môi
trường đô thị 20
12 Tổ quản lý nghĩa trang,
công viên, cây xanh 20 13 Bộ phận các phòng ban
của Công ty 16
Tổng cộng 215
d. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị.
Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị phục vụ công tác QLCTR ở TP Hoà Bình còn rất thô sơ và thiếu thốn, chủng loại các xe chuyên dụng phục vụ công tác chuyên môn của Công ty còn hạn chế, thiếu đồng bộ, hiện đang ở trong tình trạng xuống cấp, cần duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
Bảng 1.15: Hiện trạng thiết bị thu gom CTRSH tại tỉnh Hoà Bình.[20]
Stt Địa phương Trang thiết bị thu gom
1 TP Hoà Bình Có 248 xe đẩy tay, 4 xe vận chuyển rác 4 tấn, 1 xe vận chuyển rác 2,5 tấn, 1 xe máy ủi phục vụ tại bãi rác.
2 Huyện Đà Bắc Không có phương tiện thu vận chuyển, phải thuê xe để vận chuyển rác
3 Huyện Mai Châu Có 2 xe ô tô chuyên dụng 6m3
4 Huyện Kỳ Sơn Thị trấn Kỳ Sơn có 1 xe chuyên dụng, 1 xe Cửu long;
xã Mông Hoá, Hợp Thịnh mỗi xã 1 xe Cửu Long
5 Huyện Lương Sơn
Có 50 xe goòng, 250 thùng nhựa, 1 xe 4m3, 2 xe 6m3 6 Huyện Cao
Phong
Có 25 xe đẩy tay, 2 xe Cửu Long 2,5 tấn
7 Huyện Kim Bôi Có 30 xe đẩy tay, 150 thùng nhựa, 2 xe Cửu Long 2,5 tấn
8 Huyện Tân Lạc Có 6 xe đẩy tay, 1 xe Cửu Long 2,5 tấn 9 Huyện Lạc Sơn Thiếu và đã xuống cấp
10 Huyện Lạc Thuỷ Có 2 xe Cửu Long 3,5 tấn 11 Huyện Yên
Thuỷ
Có 1 xe Cửu Long 2,5 tấn
Bảng 1.16: Máy móc thiết bị hiện có của công ty cổ phần MTĐT Hoà Bình.[21]
Stt Chủng loại máy móc thiết bị Số lượng 1 Xe vận chuyển rác chuyên dụng 4 tấn 4 2 Xe vận chuyển rác chuyên dụng 2,5 tấn 1
3 Xe máy ủi phục vụ tại bãi rác 1
4 Xe hút bể phốt, hố ga 2
5 Xe thang sửa chửa điện 2
6 Xe tang lễ 2
7 Xe khách 29 chổ ngồi 1
8 Xe ô tô 4 chổ ngồi 1
9 Xe vận tải 5 tấn 4
10 Xe đẩy tay thu gom rác 248