Đề xuất giải pháp xử lý CTRSH TP Hoà Bình

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài “ Quản lý chất thải rắn thành phố Hoà Bình” (Trang 87 - 92)

3.1. Để xuất các giải pháp phân loại, quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH thành phố Hoà Bình

3.1.3. Đề xuất giải pháp xử lý CTRSH TP Hoà Bình

a. Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chí và định hướng lựa chọn công nghệ xử lý.

* Căn cứ lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH

- Thành phần, đặc tính và khối lượng CTRSH của TP.

- Khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn.

- Có diện tích đất đai đáp ứng cho nơi xử lý.

- Yêu cầu mức độ kỹ thuât, vệ sinh môi trường.

- Trình độ KHKT và năng lực cán bộ, nhân công.

- Nhu cầu của thị trường về sử dụng các sản phẩm từ việc xử lý CTRSH.

- Khả năng tài chính của TP (vốn đầu tư và vận hành, duy tu sửa chữa).

- Độ tin cậy của công nghệ trong quá trình hoạt động.

Trên cơ sở các căn cứ trên tác giả đi phân tích, xem xét mối quan hệ trong các yếu tố khác và đặc biệt là so sánh về yêu cầu sự thích hợp của công nghệ, đất đai, chi phí thi công, thiết bị, vận hành.

* Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH

- Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH phải căn cứ vào khối lượng, thành phần, tính chất CTRSH.

- Ưu tiên lựa chọn các công nghệ tái chế, thu hồi chất thải tạo ra nguyên liệu và năng lượng, các công nghệ hạn chế chôn lấp, tiết kiệm quĩ đất xây dựng.

- Việc lựa chọn công nghệ phải đảm bảo hạn chế và xử lý triệt để các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.

- Lựa chọn các công nghệ đã được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, được cấp giấy phép hoạt động.

- Công nghệ lựa chọn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và khả thi về kỹ thuật, phù hợp với tình hình thực tế của TP.

* Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH

Khi lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH cần phải đánh giá sự phù hợp của công nghệ đó với các tiêu chí. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH bao gồm 4 nhóm tiêu chí cơ bản sau:

- Sự thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương (khối lượng, thành phần, tính chất CTRSH, điều kiện tự nhiên, tài chính, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm v.v…).

- Tiêu chí môi trường: Mức độ và hiệu quả giải quyết nhiệm vụ vệ sinh môi trường của công nghệ (dựa theo tiêu chí môi trường và đánh giá nhanh tác động môi trường).

- Tiêu chí kinh tế: ý nghĩa thiết thực của công nghệ xử lý lựa chọn trong nền kinh tế quốc dân và riêng của địa phương, bao gồm:

+ Vốn đầu tư ban đầu;

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;

+ Hiệu quả và thời gian hoàn vốn của công trình xử lý.

- Các tiêu chí kỹ thuật của công nghệ xử lý bao gồm:

+ Số lượng việc làm được tạo ra;

+ Mức tiêu thụ năng lượng điện, nước;

+ Thời gian xây dựng và hoạt động;

+ Công suất xử lý ở mức cao nhất và trung bình;

+ Nhân công và mức độ cơ giới hóa sản xuất.

* Đề xuất các công nghệ xử lý CTRSH có thể áp dụng cho TP Hoà Bình

Với đặc điểm CTRSH của TP Hòa Bình có thành phần tái chế trực tiếp thấp, trong khi đó hàm lượng chất hữu cơ lên đến hơn 70% và độ ẩm rất cao, nhất là vào mùa mưa, đây là thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tuy nhiên, rác lại là nguồn tài nguyên thứ cấp với các thành phần, tính chất đặc thù và có một giá trị nhất định. Do đó, rác cần được xem xét, sử dụng một cách hợp lý như các tài nguyên khác. Việc lựa chọn công nghệ thích hợp để sử dụng triệt để giá trị của rác; giảm thiểu phát thải khí nhà kính, góp phần kìm hãm biến đổi khí hậu;

đạt hiệu quả kinh tế cao, đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư để thu hút sự tham gia của cộng đồng trong xử lý rác, mạnh dạn tham gia xử lý rác tạo môi trường cảnh quan xanh - sạch. Để thực hiện được mục tiêu trên, đối với CTRSH của TP Hoà Bình tác giả đề xuất phương án kết hợp các công nghệ xử lý CTR sau:

- Tái chế chất thải rắn:

Hiện nay tại Việt Nam, tái chế CTRSH được thực hiện khá phổ biến . Tỷ lệ CTRSH được tái chế khá cao (14-20%). Tuy nhiên hoạt động tái chế chất thải hiện nay thường chỉ áp dụng đối với các loại chất thải có giá trị kinh tế cao và thiếu hệ thống, làm phát sinh nhiều sản phẩm phụ có mức độ gây ô nhiễm cao hơn chất thải tái chế.

Để tái chế CTRSH, phân loại CTRSH tại nguồn là một biện pháp hiệu quả và hợp lý nhất để quản lý chất thải cho tái sử dụng và giảm thiểu lượng CTRSH đến khu xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ngay tại nguồn. Việc phân loại tại nguồn thực hiện thông qua các thiết bị thu gom phân loại tại nguồn với sự phối hợp chặt chẽ của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp và đơn vị thu gom CTR.

- Đốt thu hồi năng lượng:

Đốt là quá trình oxy hóa CTRSH bằng oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hóa học. Bằng cách đốt CTRSH, ta có thể giảm thể tích của CTRSH đến 80-90%. Ưu điểm khi sử dụng lò đốt là giảm được khối lượng thành phần CTR hữu cơ trong một thời gian nhanh nhất, CTRSH được xử lý khá triệt để ngoài ra còn thu hồi năng lượng cung cấp cho nhà máy điện. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư xây dựng lò đốt, chi phí vận hành cao.

Công nghệ này chỉ nên áp dụng tại các khu xử lý có xử lý cho CTR y tế và CTR công nghiệp, nguy hại (có khả năng đốt).

- Chôn lấp hợp vệ sinh:

BCL hợp vệ sinh là giải pháp đơn giản và ít tốn kém nhất, nhưng phương pháp này yêu cầu một diện tích đất lớn. Việc chiếm quỹ đất cũng như khó kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành, đặc biệt là làm gia tăng phát sinh

Metan - một loại khí gây biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó chi phí xử lý nước rỉ rác từ BCL có nồng độ ô nhiễm cao, gặp nhiều khó khăn và chi phí cao nên về lâu dài các BCL hợp vệ sinh sẽ tốn kém.

Chôn lấp chỉ dùng là biện pháp xử lý cuối cùng trong quy trình xử lý CTR nói chung. Các bãi chôn lấp là nơi tiếp nhận các tro xỉ của quá trình đốt rác và các loại rác chưa có điều kiện và khả năng tái chế hay đốt, các chất có thể tái chế nên dùng cho các công nghệ xử lý khác cho phù hợp.

b. So sánh đánh giá đề xuất lựa chọn công nghệ xử lý

Với đặc điểm CTRSH của TP Hòa Bình có các thành phấn tái chế trực tiếp thấp, trong khi đó hàm lượng chất hữu cơ cao, độ ẩm lớn. Nên tác giả đề xuất lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện của TP Hoà Bình và đáp ứng các tiêu chí về môi trường được xem xét và sàng lọc dựa trên nhóm tiêu chí tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đánh giá, so sánh các công nghệ xử lý CTRSH cho tỉnh Hòa Bình T

T

Công nghệ

xử lý Đánh giá khả năng áp dụng

1 Đốt CTRSH thu hồi năng lượng

Công nghệ này chỉ nên áp dụng tại các khu xử lý có xử lý cho CTR công nghiệp, nguy hại.

- Chi phí vận hành, bảo dưỡng cao.

- Chi phí xử lý cho 1 tấn CTRSH cao.

- Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về công nghệ hiện chưa được đào tạo.

2 Lên men Metan và phát điện

Có thể xây dựng tại tất cả các khu xử lý với lượng CTRSH thu gom >30 tấn/ngđ.

- Chi phí xây dựng bằng 1,3 lần so với công nghệ sản xuất phân compost.

- Thời gian thi công nhanh.

- Chi phí cho xử lý 1 tấn rác thải thấp.

- Sản phẩm tái chế (điện và phân hữu cơ chất lượng cao) dễ được thị trường tiêu thụ chấp nhận.

- Công nghệ đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và đem lại hiệu quả kinh tế.

3 Sản xuất phân compost ( phân hữu cơ)

Có thể xây dựng tại tất cả các khu xử lý với lượng CTR thu gom >40 tấn/ngđ.

- Chi phí xây dựng thấp, thời gian thi công nhanh.

- Chi phí cho xử lý 1 tấn rác thải thấp.

- Sản phẩm tái chế chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ.

- Công nghệ đã được áp dụng tại nhiều địa phương, tuy nhiên do chất lượng sản phẩm thấp, không có thị trường tiêu thụ.

4 Chôn lấp hợp vệ sinh

Đối với tất cả các công nghệ xử lý CTRSH đều có 1 phần nhỏ lượng rác thải cần chôn lấp. Do vậy bãi chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh là một phần không thể thiếu tại tất cả các khu xử lý.

5 Công nghệ MBT-CD08 (SP – Viên đốt, gạch xỉ)

Có thể xây dựng tại tất cả các khu xử lý với lượng CTRSH thu gom >50 tấn/ngđ.

- Chi phí xây dựng thấp, thời gian thi công nhanh.

- Chi phí cho xử lý 1 tấn rác thải thấp.

- Xử lý và tái chế triệt để 100% rác đầu vào, không chôn lấp - Sản phẩm tái chế chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ - Công nghệ đã được áp dụng tại khu xử lý rác sông Công Thái Nguyên.

Qua phân tích thành phần CTRSH tại các khu đô thị của Việt Nam nói chung, của TP Hòa Bình nói riêng cho thấy thành phần rác hữu cơ chiếm tỷ lệ cao, rất thích hợp với phương pháp xử lý bằng sinh học. Ngoài công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh như đã, đang và sẽ thực hiện, thì tác giả đề xuất thêm các công nghệ có thể sử dụng trong việc xử lý CTRSH TP Hòa Bình gồm:

- Công nghệ chế biến phân Compost: Công nghệ chế biến phân Compost (phân hữu cơ) đã được áp dụng ở nước ta, tổng công suất hiện tại khoảng 1.400 tấn/ng. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế của các nghiên cứu, hầu hết các nhà máy ủ phân Compost đang ít nhiều gây ra những tác động môi trường do trục trặc kỹ thuật, phát sinh nhiều mùi hôi. Thêm trở ngại là hiện nay phân Compost chưa có thị trường tiêu thụ vì chất lượng sản phẩm thấp nên các nhà máy hoạt động không

hiệu quả, phải gián đoạn, tạm ngừng hay đóng cửa. Để nâng cao chất lượng phân hữu cơ và mở rộng mạng lưới các nhà máy chế biến phân hữu cơ cần tăng cường hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn và xây dựng các thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

- Công nghệ lên men Metan kết hợp phát điện: Có tính ổn định sinh học cao và cho phép phân hủy rất nhanh, rút ngắn thời gian ủ các chất hữu cơ như thức ăn thừa, trái cây hoặc rau, vì vậy khắc phục được nhược điểm của công nghệ kị khí thông thường. Tiết kiệm được quỹ đất dùng vào việc chôn lấp hợp vệ sinh, giảm tình trạng quá tải chất thải rắn; hạn chế nguồn metan phát thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hồi khí CH4 phát điện, tiết kiệm chi phí điện năng cho địa phương, phù hợp với xu thế của thế giới về giảm phát thải CO2 , góp phần giảm biến đổi khí hậu. Trong tương lai có thể phát triển thành dự án CDM bán quota phát thải CO2.

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài “ Quản lý chất thải rắn thành phố Hoà Bình” (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w