3.1. Để xuất các giải pháp phân loại, quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH thành phố Hoà Bình
3.1.2. Đề xuất giải pháp về thu gom và vận chuyển
a. Đề xuất giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTRSH
Việc tái chế, tái sử dụng CTRSh đã góp phần làm giảm tổng lượng CTRSH thu gom tập trung. Hoạt động tái chế tự phát chất thải trên địa bàn TP Hòa Bình hiện do các cơ sở tư nhân thực hiện. Những cơ sở tái chế này thu mua vật liệu tái chế từ những người nhặt rác, mua bán ve chai, công nhân Công ty cổ phần MTĐT… sau đó họ phân thành từng loại như nhôm, nhựa, nilon, giấy… Rác thải sau đó được nén lại, đóng gói và bán cho các cơ sở sản xuất có sử dụng chúng cho nguyên liệu đầu vào. Hoạt động tái chế chất thải này là cơ sở ban đầu cho việc hình thành các dây chuyền tái chế CTRSH tại TP Hoà Bình.
Qua điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn TP Hòa Bình cho thấy:
- Tỷ lệ thành phần CTR có khả năng tái chế (giấy, nhựa, thủy tinh, vỏ hộp…) tại các đô thị trong tỉnh dao động từ 10-25%.
- Tỷ lệ CTR hữu cơ tương đối cao 55-60%.
- Với tỷ lệ CTR hữu cơ cao phù hợp với các công nghệ xử lý sinh học (sản xuất phân vi sinh, lên men Metan kết hợp phát điện) phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp của địa phương.
- Với thành phần CTR hữu cơ và CTR có khả năng tái chế cao sẽ làm giảm đáng kể lượng CTR cần chôn lấp.
Theo dự báo lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP Hòa Bình đến năm 2020 là 195 tấn/ngày, đến năm 2030 là 260 tấn/ngày. Do vậy để giảm thiểu lượng CTR cần chôn lấp cần phải có các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTRSH phải phù hợp với địa phương và nhận thức của người dân. Qua các kinh nghiệm của các địa phương đã thực hiện tác giả đề xuất các phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng có thể được áp dụng cho TP Hòa Bình như sau:
- Đối với cộng đồng
+ Nâng cao ý thức cộng đồng trong việc tái sử dụng và giảm thiểu chất thải như sử dụng túi đi chợ nhiều lần thay thế cho việc dùng túi nilon 1 lần tại các chợ, siêu thị, hệ thống bán lẻ.
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.
- Đối với công tác quản lý CTRSH
+ Đề xuất các mô hình phân loại rác tại nguồn ở các hộ gia đình. Trước mắt nên thực hiện thí điểm tại các phường trung tâm của TP là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như ý thức của người dân cao hơn các khu vực nông thôn.
+ Đối với khu vực nông thôn giới thiệu công nghệ chế biến phân hữu cơ có thể áp dụng tại hộ gia đình vừa tạo ra năng lượng, góp phần cải tạo đất, giảm thiểu khối lượng CTR hữu cơ…
+ Từng bước đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc thu gom, xử lý CTRSH.
+ Áp dụng các dây chuyền xử lý CTRSH hạn chế chôn lấp như các công nghệ xử lý rác sử dụng nguyên lý tách, tuyển rác thải liên hoàn, nhiều tầng, nhiều cấp phân tách thành các loại rác dùng để tái chế phế thải dẻo, chế biến phân hữu cơ vi sinh, tái chế kim loại và thủy tinh… (tỷ lệ chôn lấp nhỏ hơn 10%) tại các khu xử lý tập trung.
b. Đề xuất mô hình thu gom , vận chuyển CTRSH
* Thu gom CTRSH ở các hộ dân trong khu dân cư
Sau khi thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại các hộ gia đình, CTRSH hàng ngày của các hộ dân được đựng trong túi nilon có dung tích 5, 10, 15 lít tùy thuộc mức độ thải của từng gia đình. Phần phế liệu được người dân gom bán cho người mua phế liệu, phần CTRSH còn lại sẽ đựng trong túi nilon buộc kín lại khi đầy rác. Khi gần đến giờ thu gom rác, người dân đem rác để trước nhà, gần lề đường hoặc cho vào thùng rác công cộng, công nhân vệ sinh sẽ thu gom và vận chuyển về bãi tập kết. CTR hữu cơ sẽ được thu gom mỗi ngày và các loại CTR khác thu gom 2 lần/tuần.
* Thu gom CTRSH ở nơi công cộng và trên đường phố
- CTR đường phố được hình thành từ các nguồn như lá cây rụng, cây cỏ dại, bụi, đất cát, CTR do khách vãng lai xả ra đường, CTRSH từ các hộ dân thiếu ý thức đổ bừa bãi ở góc đường, góc phố,...
- Công nhân dùng xe đẩy tay để thu gom CTR đường phố, dùng chổi cán dài quét và hốt bằng xẻng cho đến khi CTR đầy xe, vận chuyển về điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển, tiếp tục thực hiện chuyến tiếp theo cho đến khi hết tuyến đường quy định. Trung bình mỗi công nhân đảm trách khoảng 1- 2 km đường. Cự ly từ địa bàn quét đến điểm tập trung CTR hoặc trạm trung chuyển khoảng 1-2 km.
- Ở các khu vực công cộng như công viên, khu vực vui chơi giải trí nhất thiết phải trang bị thùng rác cục bộ tùy theo lượng người và lượng CTRSH thải ra, thùng rác phải đúng quy định, có nắp đậy, tránh vung vãi, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thu gom hàng ngày bằng xe đẩy dọc các tuyến đường. Dọc các
đường phố lớn cần đặt các thùng rác công cộng có dung tích 240 lít với quy cách tiện cho việc bỏ rác vào thùng cũng như dễ lấy rác đi.
* Thu gom CTRSH ở các cơ quan hành chính
Đối với các cơ quan lớn có lượng CTRSH thải ra trên 200kg/ngày, cơ quan nên tự thu gom CTRSH vào thùng chứa thích hợp, có nắp đậy và hợp đồng với công ty cổ phần Môi trường Đô thị Hoà Bình đến vận chuyển đi, tần số thu gom 2 lần/tuần. Đối với các cơ quan có lượng CTRSH nhỏ có thể áp dụng biện pháp thu gom như đối với CTRSH ở các nơi công cộng.
* Thu gom CTRSH ở các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống lớn
CTRSH của khu vực này đa số là CTRSH thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy nhanh chóng, quá trình phân hủy sẽ gây hôi thối, tác hại đến môi trường xung quanh, do đó CTRSH phải được chứa trong loại thùng chứa phù hợp, có nắp đậy. Công tác thu gom đòi hỏi phải đúng giờ quy định để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và mua bán, phải thu gom hết lượng CTRSH phát sinh trong ngày. Dùng xe ép rác chuyên dùng để thu gom nhằm đảm bảo thu gom đúng giờ và tránh gây rơi vãi CTRSH trên đường.
* Thu gom CTRSH ở các chợ
Nguyên tắc thực hiện việc thu gom CTRSH ở chợ là phải thu gom hết trong ngày, việc để tồn CTRSH lại ngày hôm sau sẽ gây rất nhiều khó khăn vì CTRSH ngày hôm sau sẽ nhiều hơn, thành phần hữu cơ trong CTRSH ở chợ sẽ bị phân hủy gây hôi thối, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mua bán và sức khỏe của công nhân vệ sinh. Vì vậy CTRSH ở chợ được thu gom và giải quyết nhanh không để tồn đọng. Đối với CTRSH chợ trung tâm, chợ lớn sẽ từng bước đầu tư bô chứa CTR hợp vệ sinh. Các hộ kinh doanh có dụng cụ đựng CTRSH riêng, nhân viên vệ sinh của chợ phải nhanh chóng thu gom và vận chuyển CTR ra bô chứa tập trung.
Sau mỗi ngày hoạt động, công nhân vệ sinh sẽ quét dọn và thu gom CTRSH còn lại đưa về bô rác, xe ép rác sẽ vận chuyển rác về bãi tiếp nhận và xử lý.
Theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 TP Hòa Bình là đô thị loại II, và có khối lượng CTRSH phát sinh rất lớn nên tác giả đề xuất thu gom vận chuyển rác theo phương thức “Hệ thống thu gom, vận chuyển trung chuyển”: Đặc điểm của hệ thống thu gom, vận chuyển này là sử dụng nhiều loại phương tiện thu gom, vận chuyển (xe đẩy tay, cotainer, xe ép rác,…). Phương tiện thu gom cỡ nhỏ thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển đến trạm trung chuyển. Ở trạm trung chuyển, chất thải được chuyển vào các cotainer cỡ lớn nhờ thiết bị nén ép, các cotainer này lại được vận chuyển đến địa điểm đổ thải cuối cùng bằng xe tải cỡ lớn.
Đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH cho TP Hòa Bình như Hình 3.2:
các cơ quan tr ờng học
trung t©m th ơng mại, chợ
khu d©n c
® êng phè
ctrsh sau khi đ ợc phân loại tại nguồn rác đ ờng phố
đ ợc c/ty mt®t thu gom
xe thu gom rác xe thu gom rác đẩy tay
hoặc điểm trung chuyển
đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển (sử dụng xe chuyên dụng hoặc các cotainer)
khu phân loại tập trung tại khu xử lý
chÊt trơ
chÊt hữu cơ
chất thải có thể tái chế, tái sử dụng
nhà máy chế biến phân hữu cơ
bãi chôn lấp hợp vệ sinh
cơ sở tái chế
Hình 3.2: Mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH cho TP Hoà Bình