Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR thành phố Hoà Bình

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài “ Quản lý chất thải rắn thành phố Hoà Bình” (Trang 100 - 103)

a. Tuyên truyền nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức cộng đồng

- Giáo dục, nâng cao nhận thức cán bộ và nhân dân về lợi ích của xử lý CTRSH, các yêu cầu về bảo vệ môi trường của bãi chôn lấp hợp vệ sinh... nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân và chính quyền địa phương đối với quan điểm xử lý CTRSH không khép giới trong địa giới hành chính.

- Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTRSH cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất thải tại các bộ ngành, địa phương và các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải.

- Đưa nội dung quản lý CTRSH vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh nghiệp (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTRSH, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển CTRSH theo đúng các quy định...).

- Đưa giáo dục môi trường vào trường học; tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức đoàn thể (thanh niên, cựu chiến binh, phụ nữ...).

- Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về quản lý chất thải ở các trường học, các cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các chương trình xã hội hóa để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải cho các nhóm cộng đồng.

- Thông qua hệ thống loa đài truyền thanh của xã, các thông tin về kinh tế - xã hội và môi trường sẽ được truyền tải đến người dân một cách dễ dàng, dần dần sẽ ăn sâu vào ý thức của người dân. Do đó giải pháp này phải được thực hiện một cách thường xuyên.

b. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH

*. Về phía chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là hoạt động của các tổ thu gom. Kịp thời có biện pháp hỗ trợ nếu có yêu cầu để mô hình được hoạt động thông suốt.

- Tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, trưởng xóm nên đứng ra tổ chức các lớp tập huấn cho người dân biết cách phân loại rác thải ngay từ hộ gia đình. Điều này sẽ giúp cho việc xử lý rác thải hiệu quả hơn, giảm gánh nặng cho người thu gom, do đó tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.

- Giám sát, quản lý công tác thu gom, vận chuyển rác thải về tổ thu gom, đồng thời đôn đốc, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm túc các quy định đã đề ra về vệ sinh môi trường. Có biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra vi phạm.

- Giải quyết kịp thời các xung đột nếu xảy ra giữa các thành viên trong cộng đồng dân cư về vấn đề môi trường một cách kịp thời, tránh để kéo dài.

- Tổ chức cỏc cuộc thi tỡm hiểu về mụi trường giỳp nhõn dõn hiểu rừ hơn về vai trũ và các giá trị của môi trường sống, giúp họ nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình.

- Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân có đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường, các hộ gia đình thực hiện tốt.

- Khi xem xét đến danh hiệu “Gia đình văn hóa” cần quan tâm đến yếu tố vệ sinh môi trường, điều này sẽ nâng cao ý thức của người dân.

- Phõn cụng trỏch nhiệm rừ ràng giữa cỏn bộ chớnh quyền địa phương và người dõn trong quản lý công tác thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH. Phối hợp với cộng đồng để cộng đồng phải được tham gia từ khâu lập kế hoạch, thực thi và giám sát hoạt động của mô hình. Như thế thì hoạt động của mô hình này mới đi vào lòng dân, mới có hiệu quả.

*. Về phía cộng đồng dân cư

- Cần nâng cao hơn nữa về vai trò của cộng đồng dân cư thông qua việc quản lý, giám sát các tổ thu gom, nhắc nhở họ thực hiện đúng quy định.

- Các ý kiến của người dân sẽ được bàn bạc thông qua các buổi họp tổ dân phố, họp thôn, xóm, chính quyền địa phương nên khuyến khích người dân thảo luận về những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý hoạt động của mô hình để từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp và xác định những vấn đề cần ưu tiên hàng đầu.

- Cộng đồng phải ý thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác bảo vệ môi trường, phải tự hành động để giữ lấy môi trường sống trong lành.

- Khi có những sai phạm đối với công tác bảo vệ môi trường, nếu người dân phát hiện nên báo ngay cho chính quyền địa phương biết để kịp thời ngăn chặn và giải quyết.

C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài “ Quản lý chất thải rắn thành phố Hoà Bình” (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w