3.2. Đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý
3.2.1. Đề xuất sơ đồ quản lý CTRSH thành phố Hoà Bình
Hình 3.3: Sơ đồ quản lý nhà nước về CTRSH thành phố Hoà Bình.
a. Phòng Xây dựng:
- Chịu trách nhiệm tham mưu cho ủy UBND thành phố Hoà Bình thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý CTRSH thành phố Hoà Bình, là đầu mối phối hợp với các phòng, ban của thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện quản lý CTRSH của thành phố đến năm 2030.
- Thẩm định quy hoạch xây dựng các khu xử lý CTR, kiểm tra, giám sát việc thực hiện xây dựng theo quy hoạch.
- Phối hợp với các phòng, ban lập danh mục dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên để xin bố trí vốn (ngân sách, ODA và các nguồn vốn khác theo chủ trương xã hội hoá)
- Chủ trì phối hợp với các phòng, ban xây dựng Quy chế quản lý CTR cho thành phố, trình UBND thành phố phê duyệt làm cơ sở cho quản lý nhà nước.
UBND THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH
PHềNG KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
PHềNG TÀI NGUYấN VÀ MÔI TRƯỜNG
PHềNG XÂY DỰNG
PHềNG KHĐT
PHềNG TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN MTĐT HOÀ BÌNH
CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG UBND CÁC PHƯỜNG XÃ
- Chủ trì phối hợp với phòng TN&MT hướng dẫn UBND các phường, xã về các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật, lấy ý kiến nhân dân trong việc lựa chọn địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển CTRSH cho các điểm dân cư.
b. Phòng Tài nguyên và môi tường.
- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường tại các trạm trung chuyển, khu xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố.
- Chủ trì chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố - Hàng năm lập báo cáo tổng hợp tình hình quản lý CTRSH trên địa bàn toàn thành phố, báo cáo HĐND và UBND thành phố.
- Phối hợp với phòng Xây dựng hướng dẫn UBND các phường, xã về các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật, lấy ý kiến nhân dân trong việc lựa chọn địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển CTRSH cho các điểm dân cư.
c. Phòng kế hoạch và đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan xây dựng chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho các tổ chức tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố trình UBND thành phố phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan xây dựng và trình UBND thành phố ban hành quy chế đấu thầu hoặc đặt hàng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố.
- Bố trí vốn ngân sách cho kế hoạch quản lý CTRSH đã được UBND thành phố phê duyệt.
d. Phòng KHCN.
- Thẩm định các công nghệ, thiết bị xử lý, tái chế CTR trên địa TP - Thẩm định các công nghệ xử lý CTR nguy hại trên địa bàn TP.
- Phối hợp với phòng TN&MT đánh giá thành phần, tính chất CTR có xuất xứ từ nước ngoài nhập vào TP Hoà Bình.
e. Phòng tài chính
- Chủ trì thẩm định và trình UBND thành phố phê duyệt khung giá thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế, tài chính cho các tổ chức tham gia xã hội hoá công tác quản lý CTRSH
f. UBND các phường - xã.
- Chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn của mình quản lý, trong đó có CTRSH.
- Phối hợp với các ban, ngành liên quan lập kế hoạch, dự án đầu tư các công trình xử lý CTRSH trên địa bàn phường - xã, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý CTRSH theo nội dung đã được phê duyệt.
- Xây dựng giá dịch vụ thu gom, xử lý CTR trên địa bàn của mình, đề nghị phòng tài chính thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm lấy ý kiến nhân dân về các điểm trung chuyển CTRSH cho các điểm dân cư trên địa bàn phường - xã.
- Phối hợp với phòng Xây dựng, phòng tài nguyên môi trường và công ty cổ phần MTĐT Hoà Bình triển khai thí điểm và nhân rộng chương trình phân loại CTRSH tại nguồn (tại hộ gia đình, các cơ quan trường học, cơ sở thương mại, dịch vụ...)
g. Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Hoà Bình.
- Chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển và xử lý CTR theo các hợp đồng ký kết.
- Phối hợp với phòng Xây dựng, phòng tài nguyên môi trường, uỷ ban nhân dân các xã phường triển khai thí điểm và nhân rộng chương trình phân loại CTRSH tại nguồn (tại hộ gia đình, các cơ quan trường học, cơ sở thương mại, dịch vụ...)
h. Cảnh sát môi trường.
- Kiểm tra hành chính công tác vi phạm pháp luật về môi trường; tiến hành hoạt
động điều tra đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường; kiểm định tiêu chuẩn môi trường...
- Chủ động triển khai lực lượng trinh sát đi đến các điểm nóng về môi trường.
- Có quyền ra lệnh đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp đó nếu thấy có vi phạm môi trường. Nếu doanh nghiệp không chịu khắc phục sẽ khởi tố vụ án, đề nghị đưa ra truy tố trước pháp luật.
3.2.2. Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách quản lý CTRSH ở thành phố Hoà