Nguyờn tắc chung về quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 22 - 25)

QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

2.1. Nguyờn tắc chung về quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản

2.1.1. Nguyên tắc hiến định.

* Mọi cụng dõn đều bỡnh đẳng trước phỏp luật

Điều 52 Hiến pháp n¨m 1992 đã quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước phỏp luật”(9). Theo nguyờn tắc này thỡ mỗi cụng dừn bỡnh đẳng trong quỏ

trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Bất cứ cụng dõn nào, khụng phõn biệt người đó là ai, thành phần xã hội như thế nào, tình trạng tài sản ra sao, nắm giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước, theo tín ngưỡng tôn giáo nào đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Luật pháp Nhà nước không thừa nhận bất kỳ một sự đặc quyền, đặc lợi của bất kỳ một đối tượng, tầng lớp nào(10). Bình đẳng trước pháp luật còn bao hàm cả nội dung bình đẳng nam nữ, bình đẳng vợ chồng. Đó là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ tiến bộ của một xã hội là mức độ giải phóng phụ nữ, giải phóng vị trí lệ thuộc của người vợ trong gia đình.

* Cụng dõn cú quyền tự do kinh doanh theo quy định của phỏp luật

Xuất phát từ Điều 57 Hiến Pháp n¨m 1992 công nhận: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Cụ thể hóa quyền này, Bé LuËt D©n sù, Luật Doanh Nghiệp và một số văn bản pháp luật khác đã quy định cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động kinh doanh có các quyền như:

“thành lập doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề, hình thức đầu tư, kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội làm giàu cho nhiều người, nhưng với sự vận động và những quy luật riêng thì kinh tế thị trường đòi hỏi những người tham gia phải nắm bắt các

9 Hiến Pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004, Tr.32.

10 Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân 2004. Tr.283.

cơ hội, nhạy bén với thị trường và phải chủ động về vốn, có như vậy mới tồn tại được. Do vậy, việc quy định của pháp luật HN&G§ về quyền bình đẳng trong việc chia tài sản của vợ chồng để vợ chồng chủ động hơn trong việc tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh là hoàn toàn phù hợp với những quy định của Hiến pháp, làm cho các quyền của công dân được thùc thi trong cuộc sống.

* Nguyờn tắc nam nữ bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Điều 63 Hiến pháp n¨m 1992 quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Đây là sự ghi nhận quyền bình đẳng về giới, với tư cách là công dân của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phụ nữ và nam giới đều bình đẳng trước pháp luật.

Ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa vợ chồng là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều 64 Hiến Pháp n¨m 1992 đã thể hiện rừ điều đú: “Gia đỡnh là tế bào của xó hội, nhà nước bảo hộ hụn nhõn và gia đình theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng…”. HN&G§ luôn là một vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của một quốc gia nếu quốc gia đú muốn ổn định và phỏt triển. Và vấn đề phải làm sao đảm bảo được quyền bình đẳng cho các cặp vợ chồng trong mọi lĩnh vực mà đặc biệt là trong việc chia tài sản vợ chồng là một nhiệm vụ cần phải thực hiện như Hiến pháp đã quy định.

2.1.2. Nguyên tắc chung của Luật Dân Sự.

* Nguyờn tắc bỡnh đẳng

Tại Điều 5 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 đã ghi nhận trong quan hệ dân sự các chủ thể đều bình đẳng, không được lấy bất cứ lý do nào về sự khác biệt để đối xử không bình đẳng. Các chủ thể bình đẳng về năng lực pháp luật, về hình thức sở hữu khi giao kết hợp đồng dân sự, đều được hưởng các quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ như nhau. Điều 8 Bộ luật này cũng quy định, trong quan hệ vợ chồng, vợ, chồng là những chủ thể độc lập khi tham gia bất kỳ một giao dịch hợp pháp mà bên kia không có quyền ngăn cản, các bên luôn phải tôn trọng quyền bình đẳng đó. Có như vậy, thì gia đình mới hạnh phúc và xã hội

mới phỏt triển được. Mặt khác, cỏc chủ thể phải luụn tụn trọng lợi ớch của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 10 Bộ Luật Dừn Sự năm 2005). Cú nghĩa rằng, quyền bỡnh đẳng luụn nằm trong khuụn khổ pháp luật. Quyền bỡnh đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản luôn đợc tôn trọng phát huy, luôn hớng tới sự đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, và trong một chừng mực có thể, bảo vệ lợi ích chung của gia đình và xã

héi.

* Nguyờn tắc quyền bỡnh đẳng của vợ chồng

Điều 40 Bộ Luật Dân Sự n¨m 2005 quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”(11). Quy định đó đã thể hiện sự bỡnh đẳng về mọi mặt giữa vợ chồng trong gia đình, cũng như phải cú sự bỡnh đẳng trong việc chia tài sản của vợ chồng. Có như vậy thì mới xây dựng được một gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Đồng thời hạn chế được các mâu thuẫn phát sinh trong đời sống vợ chồng và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên.

2.1.3. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng theo Luật HN&G§ năm 2000.

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng đã được quy định tại Điều 19 Luật HN&G§ năm 2000: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Có nghĩa vợ chồng không chỉ được bình đẳng trong quan hệ nhân thân mà còn được bình đẳng trong quan hệ tài sản: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt cũng như phân chia tài sản. Đây là nguyên tắc cơ bản của Luật HN&G§, đã được Luật HN&G§ năm 2000 kế thừa và tiếp tục phát triển ngày một hoàn thiện hơn trên cơ sở của Hiến Pháp n¨m 1992 cũng như của Bộ Luật Dân Sự và các Luật HN&G§ trước đó. Nghiên cứu về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc chung về quyền bình đẳng giữa vợ chồng.

11 Bộ Luật Dân Sự, Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, 2006. Tr.24

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w