QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.2. Quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong cỏc trường hợp chia tài sản
2.2.3. Quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi một trong hai bên vợ chồng chết
* Phương thức chia tài sản
Nếu như Luật HN&G§ n¨m 1986 có quy định về phương thức chia tài sản khi một trong hai bên vợ chồng chết trước đó là “chia đôi” thì Luật HN&G§ n¨m 2000 không quy định cụ thể cách chia như thế nào. Tuy nhiên thông thường trong những trường hợp này thì nguyên tắc chia đôi tài sản chung vẫn được áp dụng để đảm bảo tính bình đẳng và công bằng cho các bên. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với thực tế cuộc sống nhưng nhất thiết phải có những hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan có thẩm quyền để việc áp dụng giải quyết được thống nhất và phù hợp hơn.
Thông thường việc chia tài sản trong trường hợp này chỉ đặt ra khi có yêu cầu của bên còn sống hoặc người được nhận di sản thừa kế do người chết để lại.
Tòa án sau khi được yêu cầu chia di sản sẽ tiến hành xác định khối tài sản chung và phần di sản mà những người thừa kế được hưởng để phân chia. Ở đây tính thỏa thuận không được đề cập đến với mức độ ưu tiên như trong các trường hợp chia tài sản vợ chồng khác. Việc chia tài sản được đặt ra trong trường hợp này
để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống cũng như những người ®ược hưởng di sản thừa kế.
* Điều kiện tạm hoãn phân chia di sản thừa kế
Xuất phát từ tình hình thực tế có nhiều trường hợp khi vợ hoặc chồng chết trước, bên còn sống (thường là vợ và con) gặp khó khăn nhưng những người được hưởng di sản thừa kế cùng đồng thời đưa ra yêu cầu chia khối tài sản đó để được hưởng di sản thừa kế. Vì vậy, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người chồng, người vợ còn sèng và các con, Khoản 3 Điều 31 Luật HN&G§ n¨m 2000 quy định:
“Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án cho chia di sản thừa kế”.
Đây là một trong những quy định mới của Luật HN&G§ n¨m 2000. Thực chất là hạn chế quyền yờu cầu chia di sản thừa kế của những người thừa kế, bảo đảm quyền lợi của người vợ, chồng còn sống và gia đình. Theo Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính Phủ quy định:
“1. Thời hạn chưa cho chia di sản thừa kế theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình không quá 3 năm. Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình là trường hợp nếu chia di sản thừa kế thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì cuộc sống bình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì các lý do chính đáng khác”.
Ba năm là khoảng thời gian tối đa để tạm hoãn việc phân chia di sản thừa kế và cũng là khoảng thời gian để bên còn sống và gia đình ổn định cuộc sống nhất là trong những trường hợp gặp khó khăn như không có chỗ ở, mất tư liệu
sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì các lý do chính đáng khác. Tuy nhiên cũng cần phải cú sự quy định cụ thể và rừ ràng hơn thế nào là “lý do chớnh đỏng khác” để có sự áp dụng được thống nhất trong mọi trường hợp.
“2. Trong trường hợp người thừa kế của bờn vợ hoặc bờn chồng mà túng thiếu, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình, và không có người khác cấp dưỡng thì Tòa án xem xét, quyết định về việc cho chia di sản thừa kế trên cơ sở cân nhắc quyền lợi của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và quyền lợi của những người thừa kế khác”.
Sự bình đẳng trong trường hợp này được đặt ra không chỉ giữa vợ chồng mà còn giữa người vợ, chồng còn sống với những người được hưởng di sản thừa kế. Nếu như thời hạn tối đa để tạm hoãn phân chia di sản thừa kế là 3 năm nhằm đảm bảo quyền lợi của người vợ, chồng còn sống và gia đình thì quy định này cũng nhằm đảm bảo quyền lợi của người thừa kế khi họ có hoàn cảnh khó khăn và việc chia di sản thừa kế là cần thiết với họ.
“3. Trong trường hợp tòa án chưa cho chia di sản thừa kế theo quy định tại khoản 1 điều này thì bên còn sống có quyền sử dụng, khai thác để hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản và phải giữ gìn bảo quản di sản như đối với tài sản của chính mình; không được thực hiện các giao dịch có liên quan đến việc định đoạt di sản, nếu không được sự đồng ý của những người thừa kế khác.”
Nếu bờn cũn sống thực hiện cỏc giao dịch nhằm tẩu tỏn, phỏ tỏn hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu và có quyền yêu cầu chia di sản; bên còn sống phải bồi thường thiệt hại cho những người thừa kế khác theo quy định của pháp luật.
“4. Những người thừa kế của bên vợ hoặc bên chồng đã chết có quyền yêu cầu chia di sản trong trường hợp chưa hết thời hạn quy định tại khoản 1 điều này mà bên còn sống kết hôn với người khác.”
Dưới góc độ bình đẳng trong việc chia tài sản với trường hợp người vợ, chồng chết trước mà không có yêu cầu của những người thừa kế di sản ngay thì người chồng, vợ còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng có quyền sử dụng,
khai thác hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó và phải bảo quản gi÷ gìn theo quy định của phỏp luật về trông nom quản lý di sản thừa kế. Trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận để người khác quản lý di sản. Đó là một quy định thể hiện sự công bằng, thỏa đáng và hết sức bình đẳng giữa vợ chồng. Tiếp đó nếu bên còn sống kết hôn với người khác thì quyền yêu cầu chia di sản thừa kế được thực hiện ngay mà không cần phải chờ đến ba năm nữa. Đó cũng là một sự bình đẳng về quyền yêu cầu đối với những người được hưởng di sản thừa kế, đảm bảo quyền và lợi ích của họ mà vẫn không ảnh hưởng tới vấn đề tài sản của người sẽ kết hôn đó. Bởi vì theo lẽ tự nhiên nếu đã kết hôn có nghĩa là sẽ bắt đầu một thời kỳ hôn nhân khác và bắt đầu xuất hiện chế độ sở hữu chung hợp nhất về tài sản khác. Chính vì thế phần tài sản chung với bên vợ, chồng đã chết khi có yêu cầu chia thừa kế thì việc đó sẽ được thực hiện ngay.
Bộ luật Dân Sự cũng quy định về việc vợ chồng có thể định đoạt tài sản chung bằng cách lập di chúc (Điều 663) và di chúc chung này có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết (Điều 668).
Như vậy nếu theo quy định này thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ phải phụ thuộc vào di chúc và chỉ được chia tài sản chung đó khi di chúc có hiệu lực. Tuy nhiờn, Điều 686 của Bộ Luật này cũng quy định hạn chế phõn chia di sản. Đú là trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được chia sau một thêi hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia. Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định tạm hoãn phân chia di sản thừa kế giống như quy định của Luật HN&G§ về vấn đề này.
CHƯƠNG 3