Quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 25 - 31)

QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

2.2. Quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong cỏc trường hợp chia tài sản

2.2.1. Quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

* Căn cứ chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Dưới góc độ bình đẳng thì việc chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hoàn toàn cần thiết khi nền kinh tế của đất nước ®ang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Vai trò của người đàn ông trong gia đình cũng không còn chiếm được vị trí gia trưởng như trước nữa, giữa phụ nữ và đàn ông có quyền ngang nhau và được nhà nước thừa nhận, bảo vệ. Khi người vợ hay người chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng mà không muốn ảnh hưởng đến người khác cũng như để tránh những rủi ro tiềm ẩn như phá sản và những hậu quả của phá sản trong kinh doanh thì việc đảm bảo quyền bình đẳng khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hoàn toàn cần thiết. Đồng thời có những trường hợp mâu thuẫn gia đình không thể hòa giải được nhưng do vợ chồng đã tuổi cao mà không muốn ly hôn vì ngại dư luận nên giải pháp chia tài sản chung của vợ chồng là phù hợp nhất. Hoặc trường hợp người vợ, hay người chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng như trả nợ, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại… mà bản thân người đó lại không đủ tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ này thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng là một giải pháp.

Chính vì vậy cần thiết phải quy định về các vần đề liên quan đến quyền bình đẳng giữa vợ chồng khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhằm đảm bảo được các quyền năng về tài sản của mỗi người và giúp cho cuộc sống gia đình bền vững, hôn nhân đạt được mục đích.

Tại Khoản 1 Điều 29 Luật HN&G§ n¨m 2000 quy định:

“Khi hôn nhân tồn tại trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung, việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết”.

Như vậy, theo quy định trên thì vợ chồng có quyền chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại khi có các căn cứ sau:

+ Vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng:

Xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, nếu một trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ, chồng có tài sản riêng làm vốn đầu tư kinh doanh. Mặt khác, quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, bảo đảm cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra. Vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong trường hợp này mà khụng bên nào đợc cản trở bên nào, khẳng định sự bỡnh đẳng cũng như phải đảm bảo được sự ngang bằng nhau khi chia tài sản chung gi÷a vợ chồng.

+ Vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng:

Nếu vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà họ không có tài sản hoặc tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng thì vợ chồng có thể chia tài sản chung để giúp người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc chia tài sản chung trong trường hợp này là hoàn toàn phù hợp để đảm bảo quyền lợi của vợ chồng và người thứ ba có liên quan đến nghĩa vụ tài sản riêng mà một trong hai vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

+ Có lý do chính đáng khác:

Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thế nào là lý do chính đáng. Nếu như Nghị Quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&G§ năm 1986 quy định tại Mục 3 Khoản b: “trong khi hôn nhân còn tồn tại, điều 18 cho phép chia tài sản của vợ chồng nếu có lý do chính đáng (như: vợ chồng tính tình không hợp nhưng con cái đã lớn nên không muốn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng)”. Lý do có thể được xem là chính đáng phải không trái pháp luật, phong tục tập quán, hơn nữa còn phải xuất phát từ lợi ích gia đình, lợi ích của vợ chồng hoặc của người thứ ba.

Tuy nhiên, vì chưa có một văn bản cụ thể hướng dẫn thế nào là lý do chính đáng nờn sẽ khụng trỏnh khỏi sai sút khi ỏp dụng căn cứ này. Mặt khác, luật hiện hành không có quy định về vấn đề cơ quan nào có thẩm quyền xem xét, thẩm định thế nào là một lý do chính đáng để vợ chồng đợc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

Từ đó, dễ dẫn đến trên thực tế vợ chồng tự do thoả thuận, đa ra một lý do bất kỳ

để chia tài sản, do đó, tính chất cộng đồng hôn nhân bị đe doạ, chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng bị biến dạng… Có thể thấy rằng, việc quy định chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là thể hiện quyền bình đẳng của vợ chồng nhng nhất thiết phải có những cơ chế điều chỉnh hợp lý để đảm bảo quyền bỡnh đẳng và các quyền lợi hợp phỏp khỏc của cỏc bờn cũng nh quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên khác trong gia đình, các chủ thể khác có liên quan…

Tuy nhiên trong những trờng hợp vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung

để nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản thì không đợc pháp luật công nhận. Ví dụ nhiều trờng hợp các quan chức đã tham ô tài sản của nhà nớc sau đó vì sợ bị kê khai tài sản trớc pháp luật nên đã thỏa thuận chia tài sản chung với vợ nhằm giảm bớt khối tài sản thuộc về mình. Vì vậy việc chia tài sản chung này không đ- ợc pháp luật công nhận.

* Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật HN&G§ n¨m 2000 thì vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chia tài sản chung và thỏa thuận đó phải lập thành văn bản. Như vậy quyền bình đẳng thể hiện ở sự thỏa thuận của vợ chồng trong việc định đoạt tài sản chung và việc vợ chồng cú thể thỏa thuận chia một phần hay toàn bộ tài sản chung tùy theo nhu cầu và mục đích của mỗi bên. Tuy nhiên Luật HN&G§ n¨m 2000 không đưa ra phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân một cách cụ thể nên vợ chồng không thỏa thuận được theo pháp luật.

Vì vậy cần phải có những quy định cụ thể hơn về cách chia và nên chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đó là chia đôi tài sản để đảm bảo được sự bình đẳng và các quyền lợi hợp pháp khác cho các bên.

Trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Quyền yêu cầu này là quyền độc lập và bình đẳng như nhau giữa vợ và chồng, do vợ, chồng tự quyết định. Tuy nhiên điều luật cũng không quy định

rừ tũa ỏn sẽ ỏp dụng nguyờn tắc nào khi giải quyết. Vỡ vậy, cần phải cú văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, tạo cơ sở pháp lý cho các tòa khi giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Trước mắt để đáp ứng nhu cầu thực tế, tòa án sẽ giải quyết nh theo tinh thần của Điều 18 Luật HN&G§ n¨m 1986 là chia theo nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Bên cạnh việc tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&G§ n¨m 2000 đã dự liệu đến trường hợp vợ chồng lạm quyền của mình trong việc chia tài sản chung có thể gây hậu quả xấu, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ. Vì vậy khoản 2 Điều 29 Luật HN&G§ n¨m 2000 quy định: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận”.

* Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân + Quan hệ nhân thân:

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, do đó giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng như nghĩa vụ chăm sóc, nghĩa vụ yêu thương giúp đỡ nhau, nghĩa vụ chung thủy và có quyền chung sống với nhau tại một nơi… Vì vậy, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không có nghĩa là gián tiếp quy định về ly thân. Sau khi chia tài sản chung, vợ chồng có ở riêng hay không là tùy thuộc vào đời sống cụ thể của vợ chồng, do vợ, chồng tự quyết định. Đây cũng là một yếu tố thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ chồng khi vợ chồng tự quyết định việc tiếp tục sống chung hay sống riêng của mình. Tuy nhiên đa số các trường hợp sau khi chia tài sản chung, vợ chồng vẫn chung sống bình thường với nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của bản thân.

+ Quan hệ tài sản:

Theo quy định tại Điều 30 Luật HN&G§ n¨m 2000: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được

chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”.

Tiếp sau đú Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&G§ n¨m 2000 như sau:

“Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”

Như vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ dẫn đến tình trạng vợ chồng bị phân chia và tách biệt về tài sản. Phần tài sản chung đã chia sẽ thuộc về mỗi người, nếu họ chia toàn bộ khối tài sản chung và sẽ không còn tài sản chung. Nếu họ chia một phần tài sản chung thì phần còn lại vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Cả hai người vẫn có quyền đối với phần tài sản chung không chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung đã chia này vẫn thuộc quyền sở hữu của hai vợ chồng. Đối với phần tài sản chung đã chia thì hoa lợi, lợi tức phát sinh thuộc quyền sở hữu của mỗi người trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Khoản 1 Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001).

Ngoại trừ những tài sản chung được chia đó được luật quy định thuộc về ai thỡ luật cũn quy định về tài sản riờng của vợ chồng. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật HN&G§ n¨m 2000, sau khi đã chia một phần hoặc chia toàn bộ tài sản chung, thì những thu nhập do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Đây là quy định mới so với Luật HN&G§ n¨m 1986, song việc quy định này cú mừu thuẫn với những quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 hay không? và có đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng hay không? Theo Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 thỡ: “Tài sản chung của vợ

chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”. Khi có sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhõn thỡ những thu nhập về tài sản lại trở thành tài sản riờng trừ trường hợp vợ chồng cú thỏa thuận khỏc. Như vậy chế độ tài sản chung của vợ chồng có thể dần dần dẫn đến chế độ tự thỏa thuận. Có thể coi hậu quả pháp lý trên của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân là một trờng hợp ngoại lệ khi xác định tài sản chung của vợ chồng. Việc quy định hậu quả pháp lý nh vậy, ở một góc độ nào

đó, cũng đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng, bởi trong một quan hệ, đặc biệt là quan hệ pháp luật HN&GĐ thì quyền thờng gằn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm. Khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, đặc biệt là chia tài sản để đầu t kinh doanh riêng thì việc xác định hậu quả nh vậy là tơng đối phù hợp. Các bên tự do thực hiện quyền đối với tài sản và phải tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro, thiệt hại xảy ra…

Phỏp luật nên chỉ cho phộp chia tài sản chung của vợ chồng khi hụn nhõn tồn tại trong những trường hợp thật sự cần thiết vì lợi ích của gia đình, hoặc lợi ớch của người thứ ba, và cần phải xác định một cách kỹ lỡng lý do chia tài sản.

Nếu áp dụng việc chia tài sản chung giữa vợ chồng khi hôn nhân tồn tại một cách rộng rãi dễ phá vỡ thể chế gia đình, ảnh hưởng không tốt tới tính cộng đồng trong quan hệ hụn nhõn. Cho dù, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là đòi hỏi khách quan, nhằm đáp ứng những yêu cầu của vợ chồng trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung một cách có hiệu quả.

* Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung

Theo Điều 7 Nghị Định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính Phủ quy định :

- Nếu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xác định rừ thời điểm cú hiệu lực của việc chia tài sản, thỡ hiệu lực đợc tớnh từ ngày, tháng, năm lập văn bản.

- Nếu văn bản thoả thuận đó đợc công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực đợc tính từ ngày xác định trong văn bản thỏa thuận. Nếu văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó thì hiệu lực đợc tính từ ngày văn bản đó đợc công chứng, chứng thực.

- Trờng hợp văn bản thỏa thuận phải công chứng, chứng thực theo quy

định của pháp luật, thì hiệu lực đợc tính từ ngày văn bản đó đợc công chứng, chứng thực.

- Trờng hợp Tòa án cho chia tài sản chung khi vợ, chồng không tự thỏa thuận đợc mà cả hai bên hoặc một trong hai bên có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày quyết định cho chia tài sản chung của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

* Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng

Do việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể xuất phát từ những lý do khác nhau nên việc chia tài sản chung trong trường hợp này nhiều khi không phải là vĩnh viễn. Có những cặp vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung rồi nhưng vì một lý do nào đó mà họ muốn được chấm dứt việc chia tài sản chung. Để giải quyết tình trạng đó Nghị Định 70 của Chính Phủ đã quy định chi tiết tại Điều 9 và Điều 10. Về hình thức việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng bắt buộc phải bằng văn bản như văn bản thỏa thuận chia tài sản chung, phải có chữ ký của cả hai vợ chồng vào văn bản. Và vợ chồng cũng có quyền tự thỏa thuận khi khôi phục chế độ tài sản chung. Điều đó còng thể hiện và đảm bảo quyền bỡnh đẳng của vợ chồng.

2.2.2. Quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi vợ

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w