Một số giải phỏp hoàn thiện phỏp luật nhằm đảm bảo quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 51 - 55)

VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP hoàn thiện pháp luật

3.2. Một số giải phỏp hoàn thiện phỏp luật nhằm đảm bảo quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản

3.2.1. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

* Giải pháp 1: Cần phải dự liệu như thế nào là “cú lớ do chớnh đỏng” của vợ, chồng để chia tài sản chung khi hụn nhừn đang tồn tại. Ngoài hai lý do đợc quy định cụ thể trong Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 thỡ “lý do chớnh đỏng

khác” bao gồm những lý do gì thì vẫn chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn thi hành. Hiện nay trong Nghị định 70… chỉ quy định những trờng hợp chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị coi là vô hiệu, nên có thể dẫn đến cách hiểu là ngoài những trờng hợp đó ra thì vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân với bất cứ lý do nào. Cách hiểu nh vậy là không hoàn toàn chính xác. Do vậy, cần thiết phải đa ra tiêu chuẩn để xác định lý do chính đáng khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhng lý do đó phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, của gia đình, vì lợi ích của ngời thứ ba khi tham gia giao dịch với vợ, chồng.

Sau đây là một vài lý do sau mà theo tụi đú là những lý do chớnh đỏng để vợ chồng có thể yêu cầu chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên:

+ Khi cú sự ngoại tỡnh của một trong hai bên vợ chồng hoặc của cả hai bên vợ chồng dẫn đến giữa vợ chồng không muốn có sự chung đụng về tài sản n÷a.

+ Khi một bờn cú hành vi phỏ tỏn tài sản như nghiện hỳt, cờ bạc… thì việc

để họ chia tài sản chung là hoàn toàn hợp lý nhằm ngăn chặn hành vi phá tán tài sản đó, bảo vệ lợi ích của bên còn lại và gia đình.

Có thể bổ sung thêm quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đối với ngời thứ ba trong các giao dịch đối với vợ, chồng để đảm bảo quyền lợi của họ.

* Giải pháp 2: Pháp luật HN&GĐ cần quy định cơ quan có thẩm quyền xác định lý do chia tài sản của vợ chồng là chính đáng hay không. Có nh vậy Nhà nớc mới kiểm soát đợc tình hình diễn biến các mối quan hệ trong gia đình,

đặc biệt, là quan hệ vợ chồng, một quan hệ mang tính dờng cột trong xã hội hiện

đại ngày nay, quyết định tính bền vững của quan hệ hôn nhân. Điều đó cũng có nghĩa là, bất cứ trờng hợp chia tài sản chung nào trong thời kỳ hôn nhân đều phải có chứng nhận của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền chứ không nên phân định từng trờng hợp căn cứ vào việc phân loại tài sản hoặc giá trị tài sản. Điều này sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quan hệ tài sản của vợ chồng.

* Giải pháp 3: Pháp luật HN&GĐ cần quy định cụ thể phơng thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Có thể áp dụng nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn nếu các bên không tự thoả thuận đợc về việc chia tài sản đó.

* Giải pháp 4: Về hậu quả pháp lý, pháp luật HN&GĐ cần quy định cụ thể là sau khi việc chia tài sản có hiệu lực pháp luật thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của mỗi ngời, trừ trờng hợp vợ chồng có thoả

thuận khác, kể cả hoa lợi lợi tức có trong tơng lai trừ trờng hợp việc phát sinh hoa lợi lợi tức đó có công sức đóng góp của bên kia.

* Giải pháp 5: Pháp luật HN&GĐ dùng thuật ngữ “khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng” là không hoàn toàn chính xác. Bởi chế độ tài sản chung của vợ chồng là khung pháp lý đơng nhiên tồn tại. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không đơng nhiên làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng. Khi có căn cứ pháp lý xuất hiện thì lập tức tài sản chung của vợ chồng sẽ xuất hiện. Ví dụ: vợ chồng đợc thừa kế chung, tặng cho chung thì luôn luôn đợc xác định là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Do đó, pháp luật HN&GĐ cần dùng một thuật ngữ khác nh “Chấm dứt việc chia tài sản chung của vợ chồng”. Việc chấm dứt này không nhất thiết là phải có lý do vì việc chấm dứt không giống nh việc chia tài sản chung. Nhng chấm dứt việc chia tài sản chung của vợ chồng bắt buộc phải có hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật HN&GĐ về tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể là vợ chồng lại chịu sự chi phối việc xác định tài sản chung theo đúng tinh thần Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000. Chấm dứt việc tài sản chung của vợ chồng bắt buộc cần đợc có sự chứng nhận của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền. Việc quy định này cũng là nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng trong vấn đề tài sản.

3.2.2. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết

Cần bổ sung vào quy định tại §iều 31 về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước là nguyên tắc chia đôi tài sản, mỗi bên vợ, chồng được một nửa giá trị tài sản. Trong trường hợp này chia “bình quân” áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng trong thực tiễn, không phải căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo dựng tài sản chung.

3.2.3. Đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

* Giải pháp 1: Về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn, cần quy định cụ thể trong những trờng hợp nào thì xét đến công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản. Điều này sẽ là cơ sở pháp lý để áp dụng thống nhất pháp luật, tránh tình trạng nh hiện nay toà án các cấp có việc giải quyết

khác nhau trong cùng một vụ án. Có nh vậy mới đảm bảo triệt để quyền bình

đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn.

* Giải pháp 2: Đối với việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở khi ly hôn, đặc biệt là trong trờng hợp vợ chồng sống chung với gia đình nhà vợ hoặc nhà chồng cần có văn bản hớng dẫn cụ thể để đảm bảo quyền bình

đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của ngời phụ nữ trong vụ án ly hôn. Thông thờng, theo phong tục tập quán thì

việc ngời vợ sống chung với nhà chồng là chiếm đa số. Trong thực tiễn xét xử hiện nay, khi ly hôn, quyền sử dụng đất và nhà ở hầu nh ngời vợ không đợc chia hoặc đợc hởng giá trị, bởi ngời vợ không đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù, về thực tế, vợ chồng đã đợc bố mẹ nói là cho vợ chồng đã

định c trong một thời gian dài và đã thực hiện những nghĩa vụ tài chính hàng năm đối với nhà nớc. Khi ly hôn, do không có đủ chứng cứ về việc đã đợc bố mẹ cho nhà, đất nên ngời phụ nữ rất thiệt thòi, họ đã phải ra khỏi nhà trắng tay. Do

đó, để đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn cần thiết phải xác định rằng: Cho dù vợ chồng không đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhng hàng năm, vợ chồng vẫn thực hiện nghĩa vụ về tài chính đối với nhà nớc, vợ chồng đã xây dựng, cơi nới, sửa chữa trên diện tích đất

đó mà bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ không có ý kiến gì thì coi nh là bố mẹ đã cho vợ chồng quyền sử dụng đất đó và phải coi đó là tài sản chung của vợ chồng để chia khi ly hôn.

3.2.4. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

* Giải pháp 1: Giỏo dục kiến thức cho phụ nữ: trước hết là xõy dựng và nâng cao kiến thức pháp luật cho các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao sự hiểu biết pháp luật của chị em phụ nữ. Để chị em phụ nữ có khả năng sử dụng kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Vì quyền bình đẳng của phụ nữ được quy định trong pháp luật có được thực hiện hay không trước hết phải do bản thân người phụ nữ có hiểu biết các quyền đó hay không, có khả năng bảo vệ các quyền đó hay không. Việc tuyên truyền này được thực hiện thông qua các phương tiện khác nhau: phương tiện thông tin đại chúng, qua Hội Phụ Nữ, các đoàn thể và các cơ quan hữu quan…

* Giải pháp 2: Xõy dựng cỏc cơ quan tư vấn phỏp lý cho phụ nữ, cần thành lập các ban tư vấn pháp lý ở các tỉnh, thành phố và giao cho Hội Phụ Nữ

quản lý nhằm đảm bảo cho người phụ nữ có điều kiện tốt nhất để tiếp nhận và thực hiện tốt quyền bình đẳng mà mình được hưởng.

* Giải pháp 3: Xột xử cỏc vụ việc về chia tài sản giữa vợ chồng đảm bảo được quyền bỡnh đẳng cho cỏc bờn là rất quan trọng nờn về lõu dài, Nhà nước ta nên tổ chức lại hệ thống xét xử Hôn nhân và gia đình theo hướng thành lập các Tòa chuyên trách về Hôn nhân và gia đình.

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w