QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.2. Quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong cỏc trường hợp chia tài sản
2.2.2. Quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong trường hợp chia tài sản khi vợ chồng ly hôn
* Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
Theo Khoản 1 Điều 95 Luật HN&G§ n¨m 2000 quy định: “Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó”.
Sự thỏa thuận về việc chia tài sản khi ly hôn là việc vợ chồng đưa ra những yêu cầu, cách thức để chia tài sản sao cho phù hợp với nguyện vọng của mỗi bên, đảm bảo sự ngang bằng và bình đẳng. Theo nguyên tắc này, tính tự thỏa thuận của vợ chồng cũng giống như trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại luôn được áp dụng triệt để. Trước đây, theo Luật HN&G§ n¨m 1986 thì sự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
“phải được Tòa án nhân dân công nhận”. Còn theo Luật HN&G§ n¨m 2000 quy định tại Khoản 1 Điều 95 thì luôn đề cao quyền “tự định đoạt” của vợ chồng, đã không quy định “sự thỏa thuận của vợ chồng” phải được Tòa án nhân dân công nhận. Vậy cần phải có hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền để hiểu rừ tinh thần của điều luật, trỏnh việc ỏp dụng tựy tiện, ngăn cản việc vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn nhằm tẩu tán tài sản, lẩn tránh nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người khác.
Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Những quyết định của Tòa án trong việc chia tài sản khi ly hôn, cỏc bờn đều phải tụn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện.
- Tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Sau khi ly hôn, vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền lấy về. Tuy nhiên, người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình (Điều 32). Việc chứng minh có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu riêng (Các văn tự, di chúc hoặc các chứng cứ khác chứng tỏ tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng). Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung (Khoản 3 Điều 27 Luật HN&G§ n¨m 2000). Sự bình đẳng thể hiện ở việc tài sản riêng của mỗi bên vẫn thuộc quyền sở hữu của
bên đó sau khi ly hôn. Việc phải đưa ra chứng cứ chứng minh quyền sở hữu tài sản riêng nhằm tránh những tranh chấp xảy ra sau khi đã chia tài sản và xác định đúng chủ sở hữu hợp pháp, nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu.
- Khi chia tài sản là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng mà có tranh chấp, cần lưu ý đã có sự trộn lẫn, ẩn chứa các loại tài sản chung và tài sản riêng trong quá trình sử dụng ở thời kỳ hôn nhân. Trường hợp vợ, chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng đã chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì người có tài sản riêng không có quyền đòi lại hoặc đền bù.
- Đối với những đồ trang sức mà vợ, chồng đã được cha mẹ vợ (hoặc cha mẹ chồng) tặng cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng; nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi đó là tài sản chung.
- Trong trường vợ hay chồng đó vay nợ tiền bạc của người khỏc để chi dùng cho mục đích riêng thì người đó phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng (Khoản 3 Điều 33 Luật HN&G§ n¨m 2000). Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ để thanh toán thì phải thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ chồng có thể thỏa thuận để thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy, việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hụn thỡ trỡnh tự thỏa thuận luôn là yếu tố tạo sự bình đẳng cho cả hai vợ chồng. Họ được bình đẳng trong phân chia cũng như bình đẳng về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết khi vợ chồng không thỏa thuận được với nhau. Tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 95 Luật HN&G§ n¨m 2000.
Khoản 2 Điều 95 LuËt HN&G§ n¨m 2000 quy định việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau:
“a. Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của
mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”.
Xuất phát từ đặc điểm tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, trong đó, “kỷ phần” của mỗi bên vợ, chồng đối với khối tài sản chung luôn được xác định là “ngang bằng nhau”. Vì vậy, khi ly hôn tài sản chung sẽ được chia đụi, đõy là một quy định thể hiện rừ sự bỡnh đẳng giữa vợ chồng khi chia tài sản. Mặc dù có xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp… nhưng điều đó cũng chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chớnh đỏng cho mỗi bờn mà thụi. Trong nguyên tắc này, việc xem xét đến “công sức đóng góp” của các bên đối với khối tài sản chung cần phải phân biệt với tr- ờng hợp chia tài sản trong việc huỷ kết hụn trỏi phỏp luật để thấy rừ sự bỡnh đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn. Đối với trờng hợp huỷ kết hôn trái pháp luật, khi các bên không thoả thuận đợc với nhau về chia tài sản chung thì việc chia tài sản phải tính đến công sức đóng góp của mỗi bên (Điều 17 – Luật HN&GĐ năm 2000), có nghĩa là, giữa họ không phải là vợ chồng hợp pháp, tài sản chung giữa họ chỉ thuộc sở hữu chung theo phần, khi chia phải căn cứ vào công sức đóng góp để chia tài sản. Trong việc ly hôn, bản chất là quan hệ hôn nhân, do đó, về nguyên tắc, tài sản chung phải chia đôi, và để đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng thì cần phải hiểu bình đẳng không có nghĩa là cao bằng, do đó, nếu một bên không có công sức đóng góp gì nhiều đối với tài sản chung, có hành vi hoang phí, phá tán tài sản thì khi chia tài sản, toà án có thể chia cho bên kia phần tài sản nhiều hơn phần mà lẽ ra họ đợc hởng chứ không phải xác
định môt cách rạch ròi công sức của họ để phân chia theo công sức đó. Nh vậy mới thực sự đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn.
Lao động trong gia đình đợc coi là lao động có thu nhập là một quy định thể hiện rất rừ quyền bỡnh đẳng của vợ chồng trong khi chia tài sản chung. Nếu ngời vợ hoặc ngời chồng chỉ ở nhà chăm sóc con cái, thực hiện những công việc gia đình thì quyền và nghĩa vụ của họ cũng luôn ngang bằng với ngời kia trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Do đó, khi chia tài sản chung khi ly hôn, quyền của họ cũng luôn đợc đảm bảo.
“b. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thanh niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Việc chia tài sản giữa vợ chồng không chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi của vợ chồng mà còn phải đảm bảo quyền lợi của con đặc biệt là con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật… Đó cũng là một quy định thể hiện sự bình đẳng cho các thành viên trong gia đình. Trong đó, quyền lợi của người vợ cũng được đặc biệt quan tõm, thể hiện sự ưu tiờn bởi xuất phát từ chức năng về giới, về phong tục tập quán… Trường hợp con đó thành niờn cú đúng gúp đỏng kể vào việc xây dựng và phát triển tài sản của cha mẹ thì được trích chia phần đóng góp của họ trong phần tài sản của cha mẹ theo yêu cầu của người con đó.
“c. Bảo vệ lợi ích của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”.
Khi chia tài sản của vợ chồng mặc dù theo nguyên tắc chia đôi nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập ổn định cuộc sống. Đó cũng là một sự bình đẳng đối với cả hai vợ chồng.
“d. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; Bờn nào nhận tài sản bằng hiện vật cú giỏ trị lớn hơn phần mỡnh được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch”.
Đây là quy định hoàn toàn hợp lý bởi nếu nhận phần tài sản có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì lẽ dĩ nhiên người đó phải thanh toán phần giá trị chênh lệch cho bên còn lại. Như vậy mới đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho cả hai bên khi chia tài sản.
Khoản 3 Điều 95 Luật HN&G§ n¨m 2000 quy định: “Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu khụng thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Khi ly hôn mà giữa vợ chồng vẫn còn nghĩa vụ chung về việc thanh toán tài sản thì họ sẽ thỏa thuận để cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ chung ấy bằng những cách phù hợp với luật
định, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đôi bên. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án được yêu cầu sẽ tiến hành giải quyết để tạo ra sự công bằng, bình đẳng và tránh những mâu thuẫn, xung đột sau ly hôn giữa vợ chồng.
Nói tóm lại, về nguyên tắc chia tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn, Luật HN&G§ n¨m 2000 luôn đề cao tính tự thỏa thuận, sau đó mới là quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Để thấy được sự tôn trọng ý chí tự nguyện của đôi bên và tạo ra một môi trường thực sự bình đẳng cho vợ, chồng lựa chọn và quyết định sao cho phù hợp với lợi ích và nhu cầu của mình.
* Một số trường hợp đặc biệt về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn + Chia tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình nhà vợ hoặc nhà chồng
Điều 96 Luật HN&G§ n¨m 2000 quy định “trong trường hợp vợ, chồng chung sống với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập duy trì phát triển khối tài sản chung của gia đình.
Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia
đình; nếu khụng thỏa thuận được thỡ yờu cầu Tũa ỏn giải quyết. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia”.
Khi chia tài sản trong trường hợp này thêng gặp nhiều khó khăn phức tạp và khó đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng bởi lẽ tài sản chung vợ chồng không chỉ của hai người mà còn liên quan đến khối tài sản chung của gia đình.
Vì vậy cần phải cú quy định rừ thế nào là xỏc định được tài sản và khụng xỏc định được tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình thì mới có căn cứ để chia tài sản một cách thống nhất, bình đẳng và phù hợp. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc thỏa thuận với gia đình để phân chia khối tài sản
đó. Nếu không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết để đảm bảo tớnh cụng bằng, bình đẳng và phự hợp nhu cầu của đụi bờn.
+ Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 97 Luật HN&G§ n¨m 2000 và được cụ thể tại các
§iều 24, 25, 26, 27, Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&G§ n¨m 2000 thì:
- Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
Việc chia quyền sử dụng đÊt riêng này cũng giống như chia tài sản riêng khác khi vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên trong trường hợp này cần phải có chứng cứ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng của mình vì quyền sử dụng đất là một loại tài sản phải đăng ký theo quy định của pháp luật.
- Quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng đều xác định là tài sản chung thì khi ly hôn được chia như sau:
• Trường hợp chia quyền sử dụng đất mà vợ chồng được nhà nước giao (Điều 24 Nghị Định 70):
Đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối. Nếu cả hai vợ chồng đều có nhu cầu sử dụng đất và có điều kiện trực tiếp sử dụng thì quyền sử dụng đất được chia theo thỏa thuận của hai bên. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu chỉ có một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì người đó có quyền tiếp tục sử dụng sau khi đã thỏa thuận với bên kia. Trường hợp không thỏa thuận được thì bên tiếp tục sử dụng đất phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng theo mức do hai bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất nhưng không thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng, thì bên kia có quyền chuyển nhượng phần đất của mình cho người thứ ba, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyền bình đẳng thể hiện ở việc các bên tự thỏa thuận để đưa ra những cách phân chia hợp lý và đảm
bảo diện tích đất đó được sử dụng có hiệu quả. Nếu không thỏa thuận được thì khi yêu cầu Tòa án giải quyết, quyết định của Tòa án sẽ có giá trị bắt buộc đối với các bên.
Việc chia quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở được nhà nước giao, đất chuyên dùng là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được chia theo nguyên tắc chia tài sản chung thông thường.
Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo cách chia quyền sử dụng đất giữa hai vợ chồng đã nói ở trên mà không liên quan đến quyền sử dụng đất chung của gia đình nữa. Quy định này không những đảm bảo quyền bình đẳng cho hai vợ chồng mà cũn đảm bảo quyền lợi của cả gia đỡnh. Cỏch chia như trờn vẫn dựa trên nền tảng của nguyên tắc chia đôi tài sản chung thông thường. Theo đó sẽ góp phần công bằng và hợp lý khi chia tài sản của vợ chồng.
• Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được nhà nước cho thuê (Điều 25 Nghị định 70).
Nhìn chung cách chia quyền sử dụng đất trong trường hợp này cũng giống như khi chia quyền sử dụng đất được nhà nước giao. Nếu các bên đều có nhu cầu và có điều kiện tiếp tục sử dụng thì có thể ký lại hợp đồng thuê đất với nhà nước khi đã trả tiền thuê. Nếu khi ly hôn chỉ còn một bên có nhu cầu thuê và cũng đã trả hết tiền thuê hàng năm thì bên có nhu cầu đó có thể ký lại hợp đồng với nhà nước mà không phụ thuộc vào bên kia có thuê nữa hay không. Khi đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê mà hai vợ chồng ly hôn thì các bên sẽ thỏa thuận về việc sử dụng đất đó và thanh toán cho nhau phần tiền thuê đất trong thời gian thuê đất còn lại. Trường hợp một bên tiếp tục thuê đất thì phải thanh toán cho bên kia một nửa số tiền tương ứng với thời gian thuê đất còn lại, kể từ thời điểm chia tài sản khi ly hôn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên đã đầu t v oà tài sản trên đất, thì bên tiếp tục thuê phải thanh toán cho bên