Một số vụ việc cụ thể về bảo vệ quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 46 - 51)

VỢ CHỒNG TRONG VIỆC CHIA TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP hoàn thiện pháp luật

3.1. Thực tiễn bảo vệ quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản

3.1.2. Một số vụ việc cụ thể về bảo vệ quyền bỡnh đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản

+ Việc chia tài sản giữa vợ chồng còn gặp khó khăn khi tài sản riêng của vợ, chồng thì vợ, chồng cú quyền nhập hoặc khụng nhập vào khối tài sản chung nhưng Luật lại không quy định căn cứ vào đâu để xác định “việc nhập” hoặc

“không nhập” đó. Vì vậy, chưa đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên. Ví dụ:

Anh Nguyễn Văn M và chị Ngô Thị G đăng ký kết hôn năm 1998, trước khi đăng ký kết hôn, M có nhà (do gia đình M cho từ n¨m 1981); G có một ngôi nhà trên cùng phố đó và 3.218,1m2 đất nông nghiệp do anh trai cho chị năm 1982.

Sau khi kết hôn, anh chị bán ngôi nhà của chị G, về chung sống tại nhà 49/9B của anh M và canh tác trên 3.218,1m2 đất nông nghiệp của chị G. Anh chị cùng tu sửa nhà hết khoảng 10 triệu đồng, cựng kờ khai đăng ký và chuẩn bị đợc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 49/9B. Khi ly hôn, chị G không yêu cầu chia nhà số 49/9B (kể cả phần tu bổ, nâng cấp) nếu như anh M công nhận và không yêu cầu chia phần đất 3.218,1m2 (mặc dù giá trị nhà đất 49/9B cao hơn giỏ trị 3.218,1m2 đất nụng nghiệp). Nhng Anh M lại muốn chia cả hai diện tích đất. Anh cho rằng vợ chồng đã chung sống với nhau thì tài sản riêng đều đợc sử dụng nh tài sản chung vì thế khi ly hôn phải chia đều tất cả nên đã xảy ra tranh chấp. Tũa ỏn cấp sơ thẩm xác định nhà 49/9B là tài sản riờng của anh M và diện tớch 3.218,1m2 là tài sản riờng của chị G. Tuy anh chị đã cùng chung sống và cùng sử dụng cả hai diện tích đất đó nhng nguồn gốc là tài sản riêng, chỉ khi anh M và chị G đồng ý nhập vào tài sản chung thì mới đợc coi là tài sản chung và mới chia đều cả hai diện tích đất. Nhng giữa anh chị lại không có thỏa thuận nhập hai diện tích đất này vào khối tài sản chung nên khi ly hôn tài sản riêng của bên nào thuộc về bên đó. Mặt khỏc, anh M làm nghề lỏi xe, cũn chị G làm nghề sản xuất nụng nghiệp nờn diện tích đất nông nghiệp đó thuộc về chị G là phù hợp với nhu cầu và nghề nghiệp của chị G và đảm bảo giỏ trị sử dụng của tài sản.

Qua vớ dụ trờn chỳng ta thấy rằng, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm là hoàn toàn đúng đắn. Tính bình đẳng đợc thể hiện là việc xác định cả hai lô đất trên cùng là tài sản riêng và nếu đã là tài sản riêng thì tài sản riêng của bên nào

sẽ thuộc về bên đó sau khi ly hôn. Chớnh vỡ vậy nếu cú yờu cầu chia tài sản mà đặc biệt là việc xác định tài sản chung hay riêng, nhập vào hay không nhập thì tòa án phải hết sức thận trọng và phải nắm vững được những quy định của pháp luật về chia tài sản của vợ chồng cùng với những quy định khác có liên quan để giải quyết. Có nh vậy mới đảm bảo đợc quyền bình đẳng của vợ chồng khi chia tài sản. Bên cạnh đú thỡ tũa ỏn cũng phải giải thớch để người dõn hiểu và thực hiện đỳng phỏp luật, do người dõn cũn thiếu hiểu biết về phỏp luật nhất là trong trờng hợp này chị G và anh M đó khụng thỏa thuận rừ ràng việc nhập hay khụng nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung nờn mới xảy ra tranh chấp như vậy.

+ Ông Nguyễn Hữu Hùng và bà Nguyễn Thị Kim Nhung kết hôn với nhau năm 1979 tại xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Họ có hai người con và hơn 2000m2 đất tại xã Vụ Tranh. Đến năm 2002, cả hai người con đều xây dựng gia đình và cách đó không lâu bà Nhung đã phát hiện ra ông Hùng ngoại tình với người phụ nữ khác. Vì nghĩ rằng các con đều đã có gia đình và mình thì cũng lớn tuổi nên bà không đề nghị ông Hùng ly hôn để giữ thể diện gia đình. Nhưng bà yêu cầu ông Hùng chia tài sản chung của vợ chồng để bà ra ở riêng và không muốn chung đụng với ông Hùng nữa. Ông Hùng đồng ý và họ đã thỏa thuận chia hết phần tài sản chung là 2000m2 đất cùng với các tài sản chung khác. Họ chia 2000m2 ra làm hai phần: ông Hùng một phần và bà Nhung một phần. Sau đó bà Nhung và ông Hùng ở riêng.

Việc chia đất của hai ông bà Hùng và Nhung với lý do nêu trên liệu có là lý do chính đáng hay không thì chúng ta khó có thể đưa ra một kết luận chính xác được, vì chưa có một văn bản pháp luật nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về vấn đề này. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng việc họ tự thỏa thuận chia đôi tài sản như vậy đã thể hiện quyền bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng. Song cần phải có những hướng dẫn cụ thể hơn từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để việc áp dụng thế nào là lý do chính đáng khi chia tài sản của vợ chồng cho thống nhất và phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Đồng thời cũng cần quy định về sự thỏa thuận giữa vợ chồng khi chia tài sản nhất thiết phải được sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này. Như vậy mới có thể tránh được những tranh chấp từ hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cũng như quyền bình đẳng cho cả hai bên.

+ Ly hôn là án kiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong các vụ án về HN&G§, nó có tính phức tạp cao. Việc chia tài sản khi ly hôn cũng là một vấn đề còn nhiều điều phải bàn tới trong đó có sự phân chia tài sản của vợ chồng liên quan đến lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp này không những phải đảm bảo quyền bình đẳng cho cả hai vợ chồng mà còn phải đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba nên việc chia tài sản vợ chồng sẽ có tính phức tạp hơn nhiều so víi những trường hợp chia tài sản của vợ chồng khỏc. Vớ dụ Anh Trần Vạn Xuõn và chị Lưu Thị Ngọc kết hôn với nhau ngày 16/2/1989 tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Trống. Do mâu thuẫn vợ chồng căng thẳng kéo dài từ nhiều năm nên anh chị xin ly hôn.

Về tài sản, cả anh Xuân và chị Ngọc đều xác nhận vợ chồng có hai diện tích nhà đất gồm:

- Một ngụi nhà hai tầng rưỡi ở tại số 34 ngừ 67 đường Tụ Ngọc Võn – phường Quảng An – quận Tõy Hồ - Hà Nội, cú mặt bằng xõy dựng 137m2 giá

471.280.000 nằm trên thửa đất diện tích 447m2 trị giá 13.410.000.000đồng, cộng là 13.881.280.000đồng.

- Một ngụi nhà hai tầng rưỡi tại số 3 ngừ 20 đường Tõy Hồ - phường Quảng An – quận Tây Hồ - Hà Nội có mặt bằng xây dựng 117m2 giá 639.112.000đồng nằm trên thửa đất diện tích 279m2 trị giá 11.160.000.000đồng, cộng là 11.799.112.000đồng. Đối với diện tích đất này thì lúc mua giữa vợ chồng anh Xuân, chị Ngọc đã thỏa thuận với vợ chồng chị Thủy, anh Đức là sau này nếu chị Thủy có nhu cầu xây dựng thì vợ chồng anh Xuân, chị Ngọc sẽ để một lối đi rộng 2m để vợ chồng chị Thủy đi vào phần đất của mình (vì phần đất của nhà chị Thủy nằm bờn trong diện tích đất của vợ chồng anh Xuân). Vỡ vậy

khi ly hôn nếu ai được chia sử dụng diện tích đất trên thì phải thực hiện thỏa thuận. Nhưng vợ chồng chị Thủy phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất của lối đi chung đó.

- 100 lạng vàng do gia đình anh Xuân thanh toán công sức cho vợ chồng anh chị khi hai vợ chồng ở chung với gia đình anh Xuân tại 87 Phủ Doãn, anh chị đã đóng góp tiền cùng với gia đình anh Xuân để mua thêm một phần diện tớch nhà tại 87 Phủ Doón. Sau khi gia đỡnh anh Xuõn bán diện tớch nhà 87 Phủ Doãn đã thanh toán cho vợ chồng anh Xuân 100 lạng vàng. Số vàng này do anh Xuân trực tiệp nhận và quản lý.

Như vậy tài sản chung của vợ chồng có tổng trị giá là: Diện tích nhà đất số 34 ngừ 67 đường Tụ Ngọc Võn trị giỏ 13.881.280.000đồng, diện tớch nhà đất tại số 3 ngừ 20 đường Tõy Hồ trị giỏ 11.799.112.000đồng và 100 lạng vàng trị giá 780.000.000đồng, cộng là 26.460.392.000đồng.

Tại bản án ly hôn sơ thẩm số 73 ngày 19/3/2004 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định chấp nhận yêu cầu ly hôn giữa anh Trần Vạn Xuân và chị Lưu Thị Ngọc. Tài sản chung được chia như sau:

- Do vợ chồng chị Ngọc làm ăn buôn bán mà có khối tài sản chung đó.

Chị Ngọc từ trước khi kết hụn đó buụn bỏn cựng gia đỡnh cũn anh Xuừn làm công nhân Nhà máy giầy Thượng Đình đến năm 1990 thì nghỉ và hiện nay làm nghề xây dựng tự do. Anh Xuân xác nhận chị Ngọc là người năng động hơn anh trong lĩnh vực buôn bán và toàn bộ kinh tế gia đình là do chị Ngọc quản lý. Khi mua đất và xây dựng hai ngôi nhà trên chị Ngọc là người đưa tiền cho anh Xuân mua. Trên thực tế, anh Xuân cũng không nắm được nguồn thu nhập từ việc buôn bán có được bao nhiêu và chỉ áng chừng số tiền của vợ chồng mà không biết cụ thể. Vì vậy khi chia tài sản chung chị Ngọc được hưởng 60% và anh Xuân hưởng 40% tổng giá trị tài sản. Cụ thể tổng giá trị tài sản chung của vợ chồng là 26.460.392.000đồng, chia cho chị Ngọc là 15.876.235.000đồng và chia cho anh Xuân là 10.584.157.000đồng.

- Chia bằng hiện vật cụ thể như sau: Chị Lưu Thị Ngọc được sở hữu và sử dụng toàn bộ diện tớch nhà đất tại số 34 ngừ 67 đường Tụ Ngọc Võn - phường Quảng An – quận Tây Hồ - Hà Nội trị giá 13.881.280.000 đồng. So với phần giá trị của chị Ngọc thì còn thiếu là 1.994.955.000 đồng.

Anh Trần Vạn Xuân được sở hữu và sử dụng toàn bộ diện tích nhà đất tại số 3 ngừ 20 đường Tõy Hồ - phường Quảng An – quận Tõy Hồ - Hà Nội trị giỏ là 11.799.112.000 đồng. Nhưng anh Xuân phải dành một lối đi tại phần đất của mình cho vợ chồng chị Thủy sử dụng. Lối đi này rộng 2m, diện tích lối đi là 38,02m2 trị giá 1.520.800.000 đồng. Như vậy sau khi trừ đi giá trị lối đi của vợ chồng chị Thủy thì anh Xuân còn lại là 10.278.312.000 đồng. Anh Xuân được sở hữu 100 lạng vàng trị giá 780.000.000 đồng. Tổng cộng anh Xuân được chia bằng hiện vật trị giá 11.058.312.000 đồng, so với phần giá trị anh được chia thừa ra là 474.155.000 đồng nên anh Xuân phải thanh toán số tiền này cho chị Ngọc.

Vợ chồng chị Thủy phải thanh toán 1.520.800.000 cho chị Ngọc khi sử dụng 2m đất đó làm lối đi và phải có trách nhiệm xây ngăn phần diện tích lối đi của mình được chia sử dụng.

Với quyết định xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã phù hợp với điều 95 Luật HN&G§ n¨m 2000: “Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này…”.

Xem xét trên thực tế, việc chia cho chị Ngọc được hưởng 60% tổng giá trị tài sản chung là hoàn toàn hợp lý, do công sức đóng góp của chị vào khối tài sản chung là nhiều hơn anh Xuân nhưng vẫn thể hiện sự bình đẳng của vợ chồng khi chia tài sản chung và đảm bảo quyền lợi cho vợ chồng chị Thủy (quyền lợi của ngời thứ ba) khi mua diện tớch đất đú để làm lối đi.

Nh vậy trên thực tế việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn đã đảm bảo quyền bình đẳng của các bên. Nguyên tắc chia đôi tài sản đã đợc áp dụng một cách triệt để, song có xem xét đến công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung để phân chia một cách hợp lý, công bằng và phù hợp với nhu cầu cũng nh đảm bảo tính bình đẳng khi chia tài sản.

+ Chia tài sản của vợ chồng khi một trong hai bên vợ chồng chết trớc. Đây là trờng hợp ít xảy ra trên thực tế vì khi một bên đã chết thì thông thờng bên còn lại sẽ quản lý và sử dụng tài sản chung đó mà không cần phải phân chia. Tuy nhiên trong nhiều trờng hợp việc chia tài sản chung của vợ chồng vẫn đợc thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên. Ví dụ Anh Đào Văn N và chị Vũ Thị P kết hôn năm 1990 tại Uỷ Ban Nhân Dân xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Họ cha có con. Tài sản chung có một ngôi nhà cấp 4 trên tổng diện tích

đất là 3000m2 và nhiều tài sản sinh hoạt khác. Năm 2000 anh N mắc bệnh và chết. Sau 2 năm chị P kết hôn với anh C. Chị P không ở ngôi nhà đó nữa nhng chị muốn đợc lấy lại phần tài sản của mình trong thời kỳ chung sống với anh N theo đúng kỷ phần mà chị đợc hởng. Chị P gửi đơn yêu cầu chia tài sản chung lên Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định chia đôi diện tích đất đó và chị P đợc hởng một nửa là 1500m2 cùng các tài sản sinh hoạt khác. Ngôi nhà do bố mẹ anh N làm cho hai vợ chồng khi cới nên chị trả về cho bố mẹ anh N mà không có yêu cầu chia ngôi nhà đó. Diện tích đất còn lại và ngôi nhà đó bố mẹ anh N tiếp tục quản lý và sử dụng. Nh vậy việc chia tài sản chung trong trờng hợp trên là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của chị P và không xảy ra tranh chấp sau khi chia. Có thể nói mặc dù cha có một văn bản cụ thể nào hớng dẫn về việc chia đôi tài sản chung trong trờng hợp này nhng cách chia nh trên của Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa là hoàn toàn hợp lý và đã thể hiện tính bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng khi một bên chết trớc.

Qua những ví dụ trên chúng ta thấy rằng việc chia tài sản của vợ chồng dù trong trường hợp nào cũng cần cú sự đảm bảo đỳng phỏp luật và đảm bảo quyền lợi cho các bên. Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản thực sự là một yêu cầu cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến những người trực tiếp thụ hưởng quyền lợi đó mà cụ thể ở đây chớnh là những người vợ, người chồng trong gia đình.

3.2. Một số giải phỏp hoàn thiện phỏp luật nhằm đảm bảo quyền bỡnh đẳng

Một phần của tài liệu Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w