Chào bán cổ phiếu riêng lẻ của các ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 32)

2.1 Chào bán cổ phiếu riêng lẻ

2.1.3 Chào bán cổ phiếu riêng lẻ của các ngân hàng thương mại cổ phần

Do được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng nên các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) khi thực hiện chào bán chứng khoán riêng lẻ thường chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn.

NHTMCP được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần nên khi thực hiện hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ trước hết phải tuân theo những quy định của Luật doanh nghiệp. Ngoài ra, chủ thể này phải chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật ngân hàng như: Luật ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác của Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 49/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/9/2000 về tổ chức và hoạt động của NHTM đã quy định: Việc phát hành cổ phiếu của NHTMCP được thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Ngày 04/9/2001, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ban hành quy chế cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTMCP để hướng dẫn quy định trên. Quy chế này thể hiện sự can thiệp sâu sắc của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động chào bán cổ phần để tăng vốn của các chủ thể này. Các NHTMCP chỉ được thay đổi vốn điều lệ sau khi được Thống đốc Ngân hàng nhà nước chấp nhận bằng văn bản.

Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN không quy định các điều kiện tăng vốn điều lệ nhưng với yêu cầu nhiều giấy tờ, thủ tục khiến nhiều ngân hàng ngần ngại khi muốn tăng vốn. Hồ sơ đề nghị thay đổi vốn điều lệ bao gồm: Tờ trình của Hội đồng quản trị, Biên bản của Đại hội cổ đông về việc thay đổi cơ cấu vốn điều lệ, phương án thay đổi mức vốn điều lệ, danh sách và tỷ lệ vốn cổ phần của các cổ đông lớn trước và sau khi thay đổi, đơn xin mua cổ phiếu của cổ đông lớn và những văn bản khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

NHTM thực hiện cùng lúc những hoạt động mang tính rủi ro cao, pháp luật thường quy định cụ thể, chặt chẽ. Nhưng với quá nhiều giấy tờ, đặc biệt là yêu cầu đơn xin mua cổ phần của cổ đụng lớn rừ ràng khụng phự hợp, gõy trở ngại cho các ngân hàng khi huy động vốn. Hơn nữa, việc mua hay không mua cổ phiếu là quyền của cổ đông, có nên yêu cầu họ làm đơn “xin” mua cổ phiếu?

Thẩm quyền quyết định giá chào bán cổ phần là Hội đồng quản trị. Trường hợp giá chào bán cổ phần cao hơn mệnh giá cổ phần phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua, phần chênh lệch được hạch toán vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Hiện nay, nhiều NHTM tiến hành chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn, chỉ cần gửi hồ sơ tối thiểu xin Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận tăng vốn điều lệ. Hầu hết các NHTMCP đã được cơ cấu lại và lành mạnh hoá tài chính. Cổ phiếu ngân hàng đang có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư với mức lợi nhuận cao nhất là 40%, thấp nhất là 15% trong khi tỷ lệ này ở các ngành công nghiệp khác chỉ là 6-10%. [17, tr.15] Do đó, một mặt phải quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa rủi ro đồng thời tạo thuận lợi cho các ngân hàng tăng vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN được ban hành khi TTCK Việt Nam đi vào hoạt động hơn 01 năm. TTCK khi đó còn khá mới mẻ với công chúng đầu tư. Vì vậy, Quyết định 1122/2001/QĐ-NHNN thể hiện sự thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trong việc cho phép các NHTMCP tham gia niêm yết trên TTGDCK. Các NHTMCP muốn chào bán cổ phiếu và niêm trên TTGDCK phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Trong điều kiện hiện nay quy định như vậy không còn phù hợp. Nếu các NHTMCP phải chờ sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước sẽ không thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO ngày 07/11/2006, việc mở cửa và thực hiện các cam kết là điều không tránh khỏi. Trước sức ép từ các thành viên WTO yêu cầu Việt Nam phải mở cửa hơn nữa cho các ngân hàng nước ngoài nhưng chúng ta đã đạt được những cam kết hợp lý. Đó là chỉ những ngân hàng nước ngoài có tổng tài sản trên 10 tỷ USD mới được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài (từ tháng 4 năm 2007), trên 20 tỷ USD được phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, bên nước ngoài được phép mua tối đa 30% cổ phần của các NHTM Nhà nước và đến 01/01/2011 được phép hoạt động như ngân hàng

trong nước…[12, tr.7]. Các NHTM Việt Nam có lợi thế hơn ngân hàng nước ngoài về thị phần, mạng lưới chi nhánh, sự am hiểu về môi trường kinh doanh và tập quán tiêu dùng của nhân dân... nhưng cần tiến hành đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao năng lực tài chính trước cơ hội và thách thức mới.

2.1.4 Chào bán cổ phần riêng lẻ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w