2.1 Chào bán cổ phiếu riêng lẻ
2.1.4 Chào bán cổ phần riêng lẻ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần
Với tình hình chính trị xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh, những chính sách ưu đãi đầu tư, cải cách thủ tục hành chính khi thực hiện cấp Giấy phép đầu tư, thẩm định đầu tư... Việt Nam luôn là một môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2006 cả nước đã thu hút được gần 10 tỷ USD vốn đăng ký mới, trong đó có khoảng 800 dự án được cấp mới với tổng vốn đăng ký trên 7,6 tỷ USD và 490 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với số vốn tăng thêm là 2,4 tỷ USD. [21] Cùng với quá trình CPH các DNNN hiện nay, chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xem như một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngày 15/4/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/20003/NĐ-CP về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động này.
* Đối tượng và điều kiện chuyển đổi:
Đối tượng chuyển đổi là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện: đã góp đủ số vốn pháp định theo quy định tại Giấy phép đầu tư; đã chính thức hoạt động ít nhất ba năm, trong đó năm cuối cùng trước khi chuyển đổi phải có lãi; có hồ sơ đề nghị chuyển đổi.
Quy định trên không yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 29/12/2003 hướng dẫn thực hiện một số quy định Nghị định 38/20003/NĐ-CP đưa ra một số doanh nghiệp chưa được xem
xét chuyển đổi. Đó là những doanh nghiệp trong đó các bên có cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam và bên Việt Nam; doanh nghiệp có doanh thu trước; doanh nghiệp đầu tư theo các hình thức BT, BOT, BTO; doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư quy định tại Giấy phép đầu tư trên 70 triệu đô la Mỹ và dưới 01 triệu đô la Mỹ; doanh nghiệp có số lỗ lũy kế tại thời điểm xin chuyển đổi (sau khi đã dùng lãi của năm tài chính ngay trước năm chuyển đổi để bù đắp) lớn hơn hoặc bằng vốn của chủ sở hữu; doanh nghiệp có số nợ phải thu không còn khả năng thu hồi tại thời điểm xin chuyển đổi lớn hơn vốn của chủ sở hữu.
Quy định trên đã hạn chế nhiều doanh nghiệp muốn lập hồ sơ xin chuyển đổi nhưng thuộc diện chưa được xem xét. Có thể hiểu Nhà nước muốn chọn ra những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả.
Nhưng liệt kê những doanh nghiệp tạm thời không thuộc được phép chuyển đổi có phải giải pháp tối ưu? Và có thể dẫn đến tình trạng đối xử không bình đẳng giữa các nhà đầu tư nước ngoài, gây tâm ký không tốt cho các nhà đầu tư.
* Hình thức chuyển đổi doanh nghiệp:
Nghị định 38/2003/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT- BKH-BTC đưa ra ba hình thức chuyển đổi áp dụng cho từng đối tượng cụ thể.
Quy định này cú hạt nhõn hợp lý là sự rừ ràng cụ thể, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên, quy định trên có phần cứng nhắc, giảm sự linh hoạt trong việc lựa chọn phương thức chuyển đổi của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp không chọn được hình thức chuyển đổi phù hợp vì luật đã “chọn” sẵn. Theo quy định trên, doanh nghiệp chỉ có thể:
Một là, giữ nguyên giá trị doanh nghiệp và chủ đầu tư, nếu doanh nghiệp có số lượng chủ đầu tư tối thiểu phù hợp theo quy định về công ty cổ phần (tối thiểu là 3) hoặc các chủ đầu tư không chuyển nhuyển nhượng phần vốn góp cho cổ đông mới hoặc không huy động thêm vốn điều lệ.
Hai là, chuyển nhượng một phần giá trị doanh nghiệp cho các cổ đông mới nếu doanh nghiệp cần bổ sung thêm cổ đông hoặc không huy động thêm vốn điều lệ.
Ba là, giữ nguyên giá trị doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng một phần vốn và phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư nếu doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn điều lệ hoặc vừa có nhu cầu tăng thêm vốn vừa có nhu cầu tăng thêm cổ đông.
* Giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi:
Là toàn bộ các giá trị ghi trên sổ sách của doanh nghiệp đã được kiểm toán trong vòng 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chuyển đổi. Đây là cơ sở quyết định giá tối thiểu bán cổ phần và phát hành cổ phiếu của công ty. Doanh nghiệp có thể thuê tổ chức tài chính, công ty tư vấn, công ty kiểm toán trong nước hoặc nước ngoài để xác định giá trị doanh nghiệp.
* Đối tượng mua cổ phần:
Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Những đối tượng này có thể mua cổ phần với số lượng không hạn chế, sau khi chuyển đổi nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu 100% vốn điều lệ của công ty. Họ không bị khống chế số lượng mua tối đa như khi mua cổ phần của các DNNN CPH. Nhưng theo quy định tại Quyết định 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/9/2005 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trên TTCK Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia TTCK Việt Nam chỉ được nắm giữ tối đa là 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTGDCK.
Như vậy, hai quy định là mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn và tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, cần có những sửa đổi, bổ sung, tạo sự thống nhất trong các quy định của pháp luật.
Nghị định 38/2003/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn hầu như chưa đề cập đến nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp, nội dung các báo cáo tài
chính... mà chỉ quy định đăng báo địa phương hoặc trung ương trong ba số liên tiếp công bố hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một thiếu sót cần bổ sung nhằm tăng tính công khai, minh bạch trong hoạt động chuyển đổi doanh nghiệp và hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của chủ thể này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có thẩm quyền quyết định, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị chuyển đổi, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan lựa chọn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện trên. Thủ tướng Chính phủ là người xem xét, quyết định.
Trên thực tế quá trình chuyển đổi này diễn ra khá “trầm lắng”. Sau khi Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC ra đời chỉ có 29 doanh nghiệp nộp đơn xin chuyển đổi. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xem xét và chọn 20 doanh nghiệp đủ điều kiện, yêu cầu doanh nghiệp lập hồ sơ chuyển đổi. Tính đến ngày 31/12/2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chuyển đổi cho 14 doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh nghiệp được chấp thuận. [7, tr.91-92] Kết quả này còn khiêm tốn nhưng khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới. Cùng với quá trình CHP DNNN thì việc “cổ phần hoá” các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của TTCK Việt Nam.
* Những bảo đảm của Nhà nước đối với cổ đông và công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài:
Điều 6 Nghị định 38/20003/NĐ-CP và Chương II Luật đầu tư 2005 thể hiện chính sách thu hút đầu tư và bảo đảm đầu tư của Nhà nước ta. Quyền sở hữu và mọi quyền, lợi ích hợp pháp khác đối với tài sản của nhà đầu tư được Nhà nước Việt Nam bảo hộ và không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Nhà đầu tư được chuyển vốn và tài sản ra nước ngoài sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam... tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, Nhà nước ta còn có chính sách khuyến khích việc chuyển đổi quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp thành sở hữu của công ty cổ phần ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu đáp ứng điều kiện công ty cổ phần mới thành lập được phép tham gia niêm yết tại TTGDCK theo quy định của pháp luật.
2.1.5 Chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty trách nhiệm hữu hạn