Hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của những doanh nghiệp chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 56)

3.2 Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ

3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ của những doanh nghiệp chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khác

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước CPH: Trong những năm qua, CPH luôn là giải pháp quan trọng trong quá trình đổi mới và sắp xếp DNNN, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế đất nước. Do đó, hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động này là một yêu cầu luôn được đạt ra. Sau một thời gian thực hiện, Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều hạn chế cần sửa đổi, bổ sung:

Làm rừ nội hàm khỏi niệm nhà đầu tư chiến lược, xúa bỏ sự phõn biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Bởi theo quy định hiện nay nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư trong nước và được mua cổ phần với giá thấp thấp hơn 20% so với giá đấu bình quân. Quy định này thể hiện sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Có thể xác định nhà đầu tư chiến lược như sau: nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhà sản xuất và thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp, người cam kết tiêu thụ sản phẩm lâu dài, gắn bó lợi ích với doanh nghiệp, có tình hình tài chính lành mạnh... Giá bán cổ phần ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược sẽ thực hiện theo giá đấu thành công của từng nhà đầu tư hoặc theo giá do nhà đầu tư thỏa thuận với tổ chức phát hành nhưng không thấp hơn giá đầu thành công bình quân của cuộc đấu giá. Như vậy, sẽ xóa bỏ được sự phân biệt giữa các nhà đầu tư, tăng thu cho ngân sách nhà nước, thành công của đợt chào bán được đảm bảo.

Mở rộng các hình thức chào bán cổ phần (cả bán lần đầu và bán thêm) như bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành… Phương thức đấu giá cũng nên điều chỉnh linh hoạt hơn. Tuỳ điều kiện, doanh nghiệp có thể tự tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp, qua tổ chức trung gian hay đấu giá trên TTGDCK.

Phiên đấu giá của công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi) diễn ra chiều ngày 30/01/2007 tại TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh trong số hơn 3,4 triệu cổ phần trúng giá nhà đầu tư chỉ nộp tiền 400.000 cổ phần được mua, chấp nhận mất hơn 1,2 tỷ đồng tiền đặt cọc. [22] Khoản tiền này sẽ xử lý như thế nào? Do đó, cần bổ sung quy định trong trường hợp đấu giá không thành công, phương án xử lý tiền đặt cọc khi nhà đầu tư trúng thầu bỏ cuộc chấp nhận mất tiền đặt cọc.

Bổ sung quy định về công khai, minh bạch thông tin, trách nhiệm của tổ chức phát hành về tính chính xác, kịp thời của thông tin. Điều 33 Nghị định 187/2004/NĐ-CP chỉ quy định công ty cổ phần phải thực hiện công khai các báo cáo tài chính, chất lượng thông tin chưa có cơ quan nào thẩm định khiến tính minh bạch trong hoạt động này không cao.

Quy trình CPH cần điều chỉnh hợp lý hơn, đơn giản hoá thủ tục đăng ký công ty cổ phần sau khi CPH, các vấn đề phát sinh chuyển nợ thành cổ phần, có sự tham gia của bên nước ngoài, giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông… Ngoài ra, tỷ lệ cổ phần bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư ít nhất bằng 20% vốn điều lệ (bao gồm cả cổ phần mua thêm ngoài cổ phần ưu đãi của nhà đầ tư chiến lược và người lao động) có phần hơi thấp. Để khuyến khích nhà đầu tư tham gia mua cổ phần có thể nâng tỷ lệ này lên khoảng 30-40% tuỳ từng doanh nghiệp.

Giá trị doanh nghiệp hiện nay được xác định theo hai phương pháp, phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Hai phương pháp này khá phức tạp, sử dụng nhiều công thức tính toán làm chậm tiến trình CPH. Do đó, cần đưa thêm nhiều phương pháp hơn để doanh nghiệp lựa chọn.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát trong hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp. Bởi hiện nay cơ quan quyết định CPH cũng là cơ quan chủ quản, đại diện cho Nhà nước quyết định thành lập, quản lý tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp. Mỗi cơ quan này phụ trách những lĩnh vực khác nhau kết quả định giá có thể khác nhau. Do đó, có thể thành lập cơ quan chuyên phụ trách xác

định giá trị doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, tính khách quan, minh bạch trong hoạt động này, chẳng hạn như Hội đồng định giá doanh nghiệp.

Một vấn đề cần lưu ý nữa đó là hoạt động CPH các NHTM nhà nước. Về nguyên tắc, CPH các NHTM nhà nước cũng tương tự như các doanh nghiệp khác theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP. Nhưng cần tiến hành thận trọng hơn vì các NHTM nhà nước có vai trò lớn đối với nền kinh tế. Theo Quyết định 1729/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/12/2006, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiến hành CPH trong năm 2007, ba ngân hàng còn lại sẽ CPH trong hai năm 2008, 2009. Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể hoạt động CPH của chủ thể này, đặc biệt là vấn đề xác định các khoản nợ và thu hồi nợ trong khi xử lý tài chính.

Thông tư 95/2006/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 12/10/2006 đã có những sửa đổi, bổ sung phù hợp và khắc phục một số hạn chế trên nhưng cần nhanh chóng xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 187/2004/NĐ-CP bảo đảm cơ sở pháp lý cho quá trình CPH diễn ra thuận lợi hơn.

- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần nhưng dường như vẫn chưa có tác động mạnh mẽ tới các chủ thể này. Nghị định 38/2003/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT- BKH-BTC là những văn bản điều chỉnh hoạt động chào bán cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hai văn bản này tồn tại một số bất cập:

Thứ nhất, về đối tượng được xem xét chuyển đổi: Những quy định theo Nghị định 38/2003/NĐ-CP phù hợp nhưng Thông tư hướng dẫn lại thắt chặt hơn, loại bỏ nhiều doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi. Vì vậy, cần bỏ quy định về đối tượng tạm thời chưa được xem xét cho phép chuyển đổi trong Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nộp hồ sơ chuyển đổi.

Thứ hai, quy định cụ thể hơn về điều kiện chuyển đổi. Việc chỉ quy định doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít nhất là 03 năm trong đó năm cuối cùng phải có lãi là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần bổ sung tỷ suất lợi nhuận là bao nhiêu hay đưa ra một mức lợi nhuận cụ thể để xác định doanh nghiệp kinh doanh thực sự có lãi. Chúng ta sẽ chọn được những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thay vì quy định rất nhiều loại hình và lĩnh vực doanh nghiệp chưa được xem xét chuyển đổi như hiện nay.

Thứ ba, có thể đưa ra những ưu tiên để xem xét những doanh nghiệp được chuyển đổi như dự án đầu tư trong những lĩnh vực Việt Nam tạm thời chưa đáp ứng được, sử dụng nhiều lao động địa phương, đã tham gia TTCK (quốc tế hoặc trong nước), chuyển đổi để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc các cổ đông nước ngoài cam kết sẽ giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong suốt thời gian hoạt động của dự án... Những ưu tiên này sẽ là động lực thúc đẩy doanh nghiệp lập hồ sơ chuyển đổi.

Thứ tư, bổ sung quy định về xác định giá trị doanh nghiệp. Công việc này có ý nghĩa quan trong để xác định giá bán cổ phần nhưng Nghị định 38/2003/NĐ-CP và Thụng tư liờn tịch 08/2003/TTLT-BKH-BTC chưa đề cập rừ ràng về phương pháp xác định, tài sản phải tính vào giá trị doanh nghiệp... Cần có quy định cụ thể về vấn đề này để hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp diễn ra khách quan hơn.

Thứ năm, cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức chuyển đổi. Doanh nghiệp với đặc điểm và nhu cầu huy động vốn khác nhau không buộc phải chuyển đổi theo những hình thức tại Điều 2 Thông tư liên tịch 08/2003/TTLT-BKH-BTC. Do đó, chỉ quy định các hình thức có thể áp dụng nhằm tăng tính tự chủ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Thứ sáu, bổ sung quy định về công bố thông tin. Nghị định 38/2003/NĐ- CP hầu như chưa đề cập nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp, việc chỉ yêu cầu doanh nghiệp đăng báo khiến tính minh bạch trong hoạt động này

không cao. Vì vậy, cần quy định cụ thể nội dung thông tin phải công bố, các báo cáo tài chính, lợi nhuận, tổng số cổ phần chào bán, thời gian, địa điểm, phương thức, giá chào bán cổ phần...

Thứ bảy, thời gian thẩm định hồ sơ cần được rút ngắn. Quy định hiện nay khá rườm rà, mang nặng tính chất hành chính. Doanh nghiệp phải chờ Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ xin chuyển đổi của doanh nghiệp tới Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho ý kiến. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Quy trình này qua nhiều cơ quan và mất nhiều thời gian. Do vậy, có thể uỷ quyền cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định và báo cáo định kỳ lên Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoặch và Đầu tư có thể xin ý kiến của cơ quan liên quan trong trường hợp cần thiết.

Ngoài ra, chúng ta có thể cho phép thành lập mới công ty cổ phần 100%

vốn nước ngoài, như thế trong tương lai sẽ không phải thực hiện chuyển đổi các doanh nghiệp như hiện nay.

3.2.3 Ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán chứng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w