Những căn cứ hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 51)

3.1.1 Đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới đặc biệt sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã nhận định con đường phát triển của Việt Nam là chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Các Nghị quyết của các Đại hội VII, VIII, IX tiếp tục khẳng định về phương hướng, các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chú trọng phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng như TTCK. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nờu rừ: “thực hiện cỏc biện phỏp đồng bộ để phỏt triển nhanh TTCK thành một kênh huy động vốn dài hạn quan trọng trong nền kinh tế... hình thành đồng bộ các thể chế của TTCK, tăng cường hỗ trợ của Nhà nước về kết

cấu hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng đầu tư tham gia thị trường này. ” [1, tr.242] Đây là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình quản lý và xây dựng TTCK Việt Nam thời gian qua. Hoàn thiện pháp luật về TTCK nói chung và pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ cần dựa trên những tư tưởng quan trọng này góp phần phát triển TTCK Việt Nam, tạo ra kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế.

3.1.2 Đặc điểm, tình hình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 6 năm và đang có những bước tiến dài trên con đường phát triển. Tuy nhiên, sự ra đời của TTCK Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với một số TTCK trên thế giới. Xét về điều kiện, nền kinh tế Việt Nam cuối những năm 90 là chưa đủ để TTCK ra đời. Tại thời điểm đó, chúng ta chưa có kinh tế thị trường, những điều kiện như hệ thống pháp luật, ngân hàng, cơ sở vật chất kĩ thuật... còn nhiều hạn chế. Sự ra đời của TTCK Việt Nam không xuất phát từ yêu cầu của thị trường mà hình thành một cách tự giác, có sự can thiệp của Nhà nước.

Ngày 11/07/1998, Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành TTCK Việt Nam. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 127/1998/QĐ- TTg thành lập TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 28/7/2000 trung tâm này chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên. Năm 2004, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 244/2004/ QĐ-BTC ban hành quy chế tạm thời về tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội, ngày 08/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Đây là những sự kiện quan trọng đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam. Qua đó cho thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong việc thúc đẩy sự ra đời của TTCK Việt Nam.

Là nước có nền kinh tế chuyển đổi, hình thành từ nền sản xuất nhỏ, TTCK Việt Nam ra đời nhằm thực hiện một số chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và

Nhà nước như quá trình đổi mới, sắp xếp các DNNN, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần...

So với nhiều nước trên thế giới TTCK Việt Nam còn khá non trẻ. Trong những năm qua TTCK Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Năm 2006 được đánh giá là một năm thành công rực rỡ của TTCK Việt Nam. Hầu hết các nhiệm vụ đặt ra đều đạt được hoặc vượt mức. Các doanh nghiệp huy động vốn thông qua TTCK ngày càng nhiều. Do đó, hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ là vấn đề luôn được đặt ra.

3.1.3 Thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ.

Như đã phân tích ở chương 2, thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ đa dạng và phức tạp. Có nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh hoạt động này nhưng hiệu lực pháp lý không cao, phần lớn là văn bản dưới luật. Nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lý nhưng chưa có cơ quan quản lý chung ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động này.

Hơn nữa, trong mỗi văn bản điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của các doanh nghiệp tồn tại nhiều bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.

Chẳng hạn, có sự mâu thuẫn trong việc quy định điều kiện chào bán trái phiếu của công ty cổ phần giữa Luật doanh nghiệp 2005 và Nghị định 52/2006/NĐ- CP, những bất cập về phương thức tổ chức bán cổ phần lần đầu, cơ quan quyết định CPH và xác định giá trị doanh nghiệp, quy định về nhà đầu tư chiến lược...

trong Nghị định 187/2004/NĐ-CP, quy định về đối tượng chưa được xem xét chuyển đổi trong Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC, quy định về phương thức chuyển đổi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần trong Nghị định 38/2003/NĐ-CP...

Do vậy, phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ phải bảo đảm phù hợp với thực tế và góp phần giải quyết những mâu thuẫn, bất cập giữa các văn bản pháp luật.

3.2 Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w