II.1.1 Tổ Chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai:
Tình hình tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước, sử dụng đất đai trên địa bàn phường Bình An.
- Nhìn chung UBND Phường và cán bộ địa chính đã triển khai và thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là luật đất đai 2003 vì luật đất đai 2003 và cỏc nghị định, văn bản hường dẫn đó phõn định rừ trỏch nhiệm của mỗi ngành, các cấp trong việc quản lý sử dụng đất, đảm bảo cho công tác quản lý ngày càng tốt hơn.
- Trong quá trình thực hiện có nhiều quy định mới về nhà ở và đất đai như:
Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sỡ hữu công trình, Quyết định 207/2005/QĐ – UBND ngày 01/12/2005 của UBND TP.HCM về tổ chức thực hiện Quyết định 39/QĐ – TTg ngày 28/02/2005 của Thủ tướng chính phuû.
- Trong quá trình thực hiện và triển còn nhiều vướng mắc, khó khăn mang tính khách quan, đơn cử như về tiền sử dụng đất, theo Nghị định 198/2004/NĐ – CP của Chính phủ, 316/2004 QĐ – UBND và 227/2005/QĐ – UBND TP.HCM tăng cao, dẫn đến tình trạng phổ biến là người sử dụng đất không nhận giấy chứng nhận hoặc không thực hiện thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cấp GCNQSDĐ (có tài sản gắn liền với đất) theo kế hoạch của Phòng TN – MT nói chung và của Phường nói rieâng.
II.1.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính:
a. Địa giới hành chính: Theo Nghị định 03/1997/NĐ-CP ban hành về quy định đia giới hành chính của Phường trên địa bàn Quận 2:
Từng tuyến đường địa giới hành chính từ khi tách tách từ xã An Khánh cũ, gồm 2 ấp (Bình Khánh 2, Bình Khánh 3) và 2 khu phố (khu phố 1 và khu phố 4) đến nay không thay đổi.
b. Việc sử dụng hồ sơ bản đồ địa giới hành chính trong quản lý Nhà nước trên địa bàn:
- Ranh giới của Phường Bình An và các Phường khác trong và ngoài Quận là đường bộ, có 2 tuyến chính là đường Trần Não và đường Lương Định Của nên công tác quản lý Nhà nước tương đối thuận lợi, không có sự tranh chấp đất đai cũng như về an ninh xã hội.
- Đối với công tác cập nhật biến động nhân khẩu, Phường đều làm tốt, định kỳ công an Phường đều có cập nhật biến động về nhân khẩu.
* Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về địa giới hành chính trên địa bàn Phường nhìn chung là khá tốt. Tuy nhiên, do chi phối bởi nhiều công việc nên chưa thường xuyên kiểm tra mốc địa giới ngoài thực địa.
II.1.3 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Vịêc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được sự chỉ đạo của UBND Quận 2, phòng TN-MT Quận 2 đã phối hợp với chi nhánh trung tâm điều tra quy hoạch đất đai tại TP.HCM xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm (2006 – 2010) phường Bình An, Quận 2.
Hiện đã hoàn chỉnh báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010, bản đồ kế hoạch sử dụng đất, và báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; và lập các bảng biểu chỉ tiêu sử dụng đất từng năm kế hoạch.
Đánh giá chung: Nhìn chung Quận 2 nói chung và Phường Bình An nói riêng đã hoàn thành tốt việc xin tư vấn, triển khai thực hiện các dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong từng thời kỳ. Điều đó là tiền đề cho việc đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; khắc phục tình trạng quy hoạch chạy theo dự án nhằm sử dụng và khai thác hợp lý, hiệu quả, có khoa học quỹ đất mà địa phương quản lý.
II.1.4 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Phường Bình An thực hiện kế hoạch đầy đủ và kịp thời kế hoạch thống kê hàng năm và kiểm kê 5 năm 1 lần. Thông tư 28 của Bộ TN-MT quy định hệ thống biểu mẩu kiểm kê nhiều và phức tạp hơn; hệ thống chỉ tiêu phân loại đất có khác nhiều so với kỳ kiểm kê năm 2000.
Toàn Phường đã có bản đồ địa chính số và file sổ dã ngoại nên công tác thống kê, kiểm kê năm 2005 – 2007 có phần thuận lợi hơn trong khâu xử lý, tổng hợp số liệu, biểu mẫu.
Công tác thống kê đất đai được tiến hành hàng năm đúng theo quy định của pháp luật. Về kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2005 đến nay đã chính thức đưa số liệu, tài liệu bản đồ vào sử dụng. Nhìn chung chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao dần, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai không khớp giữa các năm từng bước được hạn chế.
Nguồn tài liệu gồm có:
Bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1:1000 và 1:500 có tất cả 43 tờ, Hệ thống sổ dã ngoại do Sở TN–MT cung cấp.
File tổng hợp diện tích loại đất theo địa giới hành chính Phường cung cấp thông tin về diện tích của từng tờ bản đồ địa chính theo từng mục đích sử dụng.
Heọ thoỏng bieồu maồu kieồm keõ naờm 2000, 2005.
Số liệu về tình hình cấp GCNQSDĐ do Phòng TN-MT cung cấp.
*Đánh giá chung công tác:
- Thuận lợi
Bản đồ địa chính nhìn chung đáp ứng tốt cho công tác kiểm kê, thống kê.
Phường đã có bản đồ số địa chính tạo điều kiện thuận lợi cho khâu đối soát.
Toàn bộ khâu xử lý, tổng hợp số liệu đều được thực hiện trên file số thuận lợi cho việc chỉnh sửa, xử lý.
- Khó khăn:
Tài liệu bản đồ sau khi đối soát phải giao lại cho Sở TN-MT nên gặp khó khăn khi cần kiểm tra lại.
Hệ thống phân loại theo quy định mới có nhiều chỉ tiêu không tương đồng với chỉ tiêu cũ, gây ra nhiều khó khăn khi so sánh biến động qua 2 kỳ kiểm kê.
Bản đồ địa chính ghi thông tin loại đất còn chưa chính xác.
II.1.5 Công tác lập và quản lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính:
a. Bản đồ địa chính:
Phường Bình An, Quận 2 đã hoàn thành công tác đo đạc và lập Bản đồ địa chính, đo mới năm 2002, đã đưa Bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1:1000, 1:500 và 1:200 (tính đến ngày 01/01/2005) vào sử dụng. Toàn Phường có tất cả là 43 tờ phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tất cả đều được xây dựng từ mạng lưới toạ độ địa chính Quốc gia, đo đạc bằng phương pháp toàn đạc điện tử nên độ chính xác rất cao.
Mức độ biến động trên các tờ Bản đồ địa chính tương đối rất nhiều, do một phần phường Bình An nằm trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
b. Heọ thoỏng hoà sụ ủũa chớnh:
Hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai gồm sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dừi biến động đất đai. Cỏc loại sổ này được cấp theo thụng tư và khụng đồng bộ với nhau, sổ địa chính và sổ cấp giấy theo mẫu số 9/ĐK ban hành tại thông tư 29/2004 của Bộ TN-MT. Sổ theo dừi biến động đất đai theo mẫu số 4 ban hành tại thông tư 1990/2001/TT-TCĐC của Bộ TN-MT.
Sổ địa chính của phường Bình An được lưu giữ tại phòng TN-MT Quận 2, gồm 3 cuốn và đang được theo dừi cập nhật chỉnh lý biến động thờm.
Sổ mục kờ của Phường và sổ theo dừi biến động Phường đang làm.
Việc cấp giấy chứng nhận do Phòng TN-MT thực hiện cho toàn Quận, Phường chỉ nhận hồ sơ và gửi về cho Phòng TN-MT, hoặc người dân gửi đơn trực tiếp tại Phòng TN-MT, do đó Phường không có sổ cấp giấy chứng nhận, điều này gây khó khăn cho việc cho việc nắm bắt thông tin về tình hình cấp giấy chứng nhận ở Phường, khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
II.1.6 Tình hình cập nhật chỉnh lý biến động đất đai ở phường Bình An:
1.Công tác đo ngoại nghiệp:
Chủ yếu là các hồ sơ tách nhập thửa là cần phải cập nhật chỉnh lý trên bản đồ, có thể sử dụng các phương tiện khác nhau như thước dây, thước thép, máy kinh vĩ quang học, máy toàn đạc điện tử,… và áp dụng các phương pháp đo đạc khác nhau như là: dóng thẳng hàng, dựng đường vuông góc, giao hội góc, giao hội cạnh, toàn đạc… để thực hiện đo đạc cập nhật chỉnh lý biến động đất đai trên Bản đồ địa chính.
Khi đã có số liệu đo đạc bản đồ hiện trạng vị trí khu đất biến động, đây là cở sở để cập nhật chỉnh lý nội nghiệp trên Bản đồ địa chính.
2. Chỉnh lý nội nghiệp sau đo đạc:
Phòng TN-MT Quận 2 thực hiện chỉnh lý biến động dựa trên sơ đồ hiện trạng vị trí thửa đất biến động, hồ sơ biến động đã được UBND Quận cho phép.
Phương pháp đánh số thửa cập nhật:
- Trường hợp nhập thửa: Nhập nhiều thửa thành một thì số thửa mới được chọn là một trong các số thửa bị nhập, các số thửa khác bỏ đi. Để tránh tình trạng chỉnh sửa nhiều lần trong sổ bộ địa chính, việc chọn số thửa giữ lại dựa treõn nguyeõn taộc ửu tieõn nhử sau:
o Thửa có cùng tên chủ sử dụng.
o Cùng loại đất.
o Diện tích lớn nhất.
Các số thửa bỏ đi phải ghi chú đầy đủ trong bảng liệt kê số thửa thêm bớt trên từng tờ bản đồ địa chính.
- Trường hợp chiết thửa, thêm thửa được tiến hành qua các giai đoạn:
o Đánh số thửa: Do cán bộ địa chính Phường hoặc do đơn vị đo thực hiện. Số được đánh theo thứ tự: thửa gốc trước phân triết + dấu gạch ngang + soá 1,2,3…
o Đánh số thửa chính thức: Hiện nay, cho số thửa chính thức được quy định như sau: Cấp thành phố, Chính phủ giao cho Trung tâm kiểm định Bản đồ và Tư vấn vấn địa chính; cấp quận huyện giao cho Phòng TN-MT hay phòng Quản lý Đô thị thực hiện.