So sánh trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp theo quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về pháp luật về trợ cấp thôi việc thực trạng áp dụng tại vietinbank (Trang 26 - 30)

KHÁI QUÁT VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC VÀ PHÁP LUẬT TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.3 So sánh trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp theo quy định pháp luật

Trong trường hợp này chúng ta cũng nên tìm hiểu về trợ cấp mất việc, vì dưới góc độ nào đó thì trợ mất việc bao gồm cả trợ cấp thôi việc vừa là khoản tiền ý nghĩa bồi thường, bù đắp thiệt thòi cho người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương đình chỉ hợp đồng.

Trợ cấp mất việc là trợ cấp cho người lao động bị thôi việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ khiến cho người lao động chưa đến hạn hoặc chưa đến lúc chấm dứt hợp đồng đã bị mất việc một cách bị động.

Như vậy, chúng ta hãy so sánh giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm để thấy sự khác biệt giữa hai loại trợ cấp này khi người lao động chấm dứt HĐLĐ

Giống nhau:

Là hai loại trợ cấp thông thường mà người sử dụng lao động phải trả khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đã làm việc thường xuyên từ từ đủ 12 tháng trở lên.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp.

Nếu người sử dụng lao động và người lao động cùng tham gia đóng bảo hiểm trong thời gian làm việc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp do Cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả thay cho trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm và người sử dụng lao động sẽ không phải trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc kể từ ngày người sử dụng lao động và người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời

gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Tiền lương để tính trợ cấp là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.

Thời hạn chi trả: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày trong trường hợp được pháp luật cho phép.

Khác nhau:

Tiêu chí so

sánh

Trợ cấp thôi việc Trợ cấp mất việc

Nguồn chi trả

Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.

Căn cứ pháp lý

Người sử dụng lao động và người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012.

Do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ.

Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng

tài sản của doanh nghiệp

Điều 49 Bộ luật Lao động 2012.

Mức trợ cấp

Mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp (nếu có)

Mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

Bộ luật lao động năm 2012 đã quy định chi tiết về trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc, qua đó giúp cho người lao động, người sử dụng lao động có những căn cứ pháp lý để thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ các bên.

CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRỢ CẤP THÔI VIỆC TẠI

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về pháp luật về trợ cấp thôi việc thực trạng áp dụng tại vietinbank (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w