GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về pháp luật về trợ cấp thôi việc thực trạng áp dụng tại vietinbank (Trang 58 - 63)

1. Tên, địa chỉ của đơn vị thực tập

TÊN ĐƠN VỊ: NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CN NAM SÀI GềN

Địa chỉ: 23 Nguyễn Hữu Thọ, P Tân Hưng, Quận 7, TP HCM 2. Sơ nét về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của đơn vị.

Tổng quan về Ngân hàng Vietinbank

Tên gọi chính thức: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Tên viết tắt: Vietinbank

Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Giấy phép thành lập số:142/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 03/07/2009

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số 0100111948 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 03/07/2009 và thay đổi lần thứ 10 vào ngày 29/04/2014.

Quá trình hình thành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- CN Nam Sài Gòn.

Tên gọi: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-CN Nam Sài Gòn Ngày khai trương: 06/04/2009

Trụ sở đặt tại: 23 Nguyễn Hữu Thọ, P Tân Hưng, Quận 7, TP HCM Ngày 6/4/2009 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam(Vietinbank) chính thức khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh Nam Sài Gòn tại số 1425-1427 khu phố Mỹ Toàn 2, đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 19/3/2010 tại Tp. Hồ Chí Minh, VietinBank – Chi nhánh Nam Sài Gòn và VietinBankSC cùng Công ty Novaland – chủ đầu tư dự án Sunrise City đã ký kết hợp đồng mua bán trụ sở làm việc tại Trung tâm thương mại cao cấp Sunrise City trên tổng diện tích 1300m2 để tiến hành việc chuyển trụ sở làm việc hiện tại.

3. Lĩnh vực hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị.

Lĩnh vực kinh doanh của Vietinbank là hoạt động tài chính ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với Luật của các tổ chức tín dụng.

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh:

Phòng bán lẻ:

Tổ chức và quản lý đội ngũ phát triển kinh doanh và bán hàng đối với sản phẩm khách hàng cá nhân: tín dụng, huy động vốn, thẻ, ngân hàng, điện tử.

Thiết lập và phát triển các kênh phân phối.

Xây dựng, phát triển và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng.

Tổ chức việc phát triển, duy trì quan hệ khách hàng cá nhân.

Đảm bảo quá trình tuân thủ hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng nhà nước, Vietinbank, pháp luật….

Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp Giám đốc trong quản lý, điều hành tổ chức kinh doanh của Vietinbank.

Thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp phù hợp với Ngân hàng Nhà nước và Vietinbank.

Phòng kế toán:

Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của Ban giám đốc.

Tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng quy chế, chế độ theo quy định hiện hành.

Phòng tiền tệ kho quỹ:

Thực hiện nhiệm vụ quản lý, xuất nhập và bảo quản an toàn tuyệt đối Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành và các tài sản khác trong kho quỹ tại chi nhánh.

Thực hiện các nghiệp vụ quản lý, lưu thông tiền tệ, cung ứng tiền mặt cho các Tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước trên địa bàn.

Tổ chức việc kiểm tra chấp hành chế độ an toàn kho quỹ của các Tổ chức tín dụng, các tổ chức có hoạt động ngân hàng.

Phòng tổ chức hành chính:

Đảm bảo tham mưu hiệu quả công tác tổ chức bộ máy nhân sự, hoạch định nguồn nhân lực, quản lý nhân sự tại chi nhánh.

Đảm bảo điều kiện, trang thiết bị, kỹ thuật và cơ sở vật chất cho hoạt động của chi nhánh, tổ chức các hoạt động hành chính khác.

4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị.

Bộ máy quản lý tại chi nhánh được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến-chức năng. Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban của chi nhánh và các phòng ban có các chức năng riêng biệt để giúp việc cho Giám đốc. Giám đốc trực tiếp quản lý phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng tổ chức-hành chính, tổ tổng hợp.

Dưới giám đốc có 2 phó giám đốc, được phân công nhiệm vụ:

- Phó giám đốc 1: phụ trách phòng bán bẻ và 4 phòng giao dịch.

- Phó giám đốc 2: phụ trách phòng kế toán và phòng Tiền tệ kho quỹ.

5. Những nhận xét sơ bộ của sinh viên về đơn vị thực tập.

Toàn bộ người lao động tại Ngân hàng Vietinbank nói chung và Người lao động tại Vietinbank- CN Nam Sài Gòn nói riêng điều được Ban lãnh đạo quan tâm tạo môi trường làm việc năng động chuyên nghiệp cùng với các chế

độ đãi ngộ xứng đáng về lương, thưởng tương ứng với năng suất lao động và quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được đảm bảo bằng Hợp đồng lao động được ký kết dựa trên sự thỏa thuận của hai bên theo đúng quy định pháp luật hiện hành, điều đó làm cho người lao đông tại chi nhánh yên tâm công tác và cống hiến cho Vietinbank.

Tuy nhiên Vietinbank-CN Nam Sài Gòn là một chi nhánh của hệ thống ngân hàng Vietinbank nên chính sách về con người, lao động, tuyển dụng…

điều được trụ sở chính có văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến mất tính chủ động tại chi nhánh, và thực tế triển khai cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến quyền lợi cho người lao động bị chậm trễ làm mất lòng tin ở người lao động.

6. Tóm tắt về vị trí và nội dung công việc được phân công tại đơn vị, những việc sinh viên đã thực hiện trong thời gian thực tập tại nơi thực tập.

Trong quá trình thực tập tại phòng Tổ chức hành chính Vietinbank- CN Nam Sài Gòn tác giả có cơ hội tiếp xúc các văn bản nội bộ của Vietinbank được cụ thể hóa theo Pháp luật lao động. Được sự giúp đỡ của các anh chị tại đơn vị thực tập tác giả đã thực hiện các công việc như tính trợ cấp thôi việc cho người lao động, thực hiện chốt sổ BHXH khi người lao động nghỉ việc.

Từ đó tác giả có thể tổng hợp và so sánh các quy định nội bộ của đơn vị so với quy định của pháp luật

7. Những vấn đề pháp lý phát sinh từ đơn vị mà sinh viên đánh giá là có thể dùng để nghiên cứu và viết báo cáo khóa luận thực tập tốt nghiệp của mình.

Trong quá trình công tác và thực tế nghiên cứu đề tài pháp luật về trợ cấp thôi việc tại Vietinbank- CN Nam Sài Gòn, tác giá nhận thấy còn nhiều bất cập trong việc người lao động và người sử dụng lao trong việc chi trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ người lao động chưa thỏa đáng dẫn đến quyền lợi của hai bên không được giải quyết. Tuy nhiên pháp luật đã có những quy định cho những trường hợp cụ thể nhưng khi áp dụng tại thực tế

thì cả người lao động và người sử dụng lao động điều gặp phải những khó khăn. Vì vây tác giả muốn có những giải pháp để các bên thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về pháp luật về trợ cấp thôi việc thực trạng áp dụng tại vietinbank (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w