VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
3.1 Các kiến nghị giải pháp pháp luật trợ cấp thôi việc
3.1.2 Về tổ chức thực hiện
Thứ nhất, công đoàn cơ sở tại Vietinbank- CN Nam Sài Gòn cần tổ chức định kỳ phổ biến các văn bản pháp luật đến người lao động, qua đó để người lao động hiểu rừ được cỏc quy định phỏp luật để bảo vệ chớnh mỡnh.
Thứ hai, nhà nước cần có biện pháp để quản lý việc thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc trong các doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường giám sát quá trình thực hiện pháp luật lao động, đặc biệt là chế độ trợ cấp thôi việc, tăng cường quản lý, nâng cao vai trò của Nhà nước trong vấn đề trợ cấp cho người lao động.
Trước hết, nhà nước cần cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ, Bộ tài chính, Bộ lao động thương binh xã hội cần có sự phối hợp đồng bộ, khoa học trong việc ban hành những văn bản liên quan đến chế độ trợ cấp thôi việc.
Hiện nay, mặc dù nhiều văn bản có hiệu lực pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc được ban hành ra để áp dụng vào thực tiễn trong phạm vi cả nước, Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác lập pháp về pháp luật lao động cần phải cân đối phù hợp giữa lợi ích người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý về pháp luật lao động nói chung và pháp luật về trợ cấp việc làm nói riêng như:
Nhà nước cần có chính sách hợp lý để kiểm tra, giám sát việc thực hiện trợ cấp thôi việc. Đồng thời truyền tải những thông tin mới nhất về pháp luật
lao động nói chung, trợ cấp thôi việc nói riêng đến với người lao động, người sử dụng lao động.
Ngoài ra, nhà nước cần thành lập một Ban chuyên làm công tác nghiên cứu, soạn tài liệu về vấn đề trợ cấp thôi việc. Vì hiện nay, rất nhiều nội dung thắc mắc về trợ cấp thôi việc được đề cập nhưng hướng trả lời còn mang tính chung chung. Người lao động cũng như người sử dụng lao động rất khó tiếp xúc với những tài liệu liên quan. Để có nền tảng tốt về pháp luật lao động, pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc, cần đưa nội dung vào chương trình giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp để định hướng quyền lợi cho người lao động sau khi thực hiện quan hệ lao động trong tương lai.
Giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới có những biến động mới, vấn đề lao động cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư. Để bắt nhịp với tiến trình hòa nhập lao động quốc tế, tận dụng nguồn lao động vốn có và bảo vệ quyền lợi cho lao động Việt Nam khi làm việc cho nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước cần xây dựng những quy định về chế độ trợ cấp thôi việc có tính chất lâu dài, bền vững đảm bảo hiệu lực thi hành khi có những biến động mới về việc làm.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động nói chung và trợ cấp thôi việc nói riêng. Điều này rất quan trọng vì nếu việc thông tin hiệu quả thì kéo theo ý thức thực hiện pháp luật lao động về trợ cấp lao động được thực hiện tốt hơn.
Song những tuyên truyền nêu trên phải được thực hiện bằng những hành động thiết thực như hưởng ứng ngày Quốc tế lao động nên lồng ghép vào chương trình giao lưu tìm hiểu về chế độ trợ cấp thôi việc, thường xuyên tổ chức các chuyện mục tư vấn, giải đáp thắc mắc vấn đề việc làm, trợ cấp thôi việc…trên các trang thông tin chuyên ngành và báo chí.
Đối với người sử dụng lao động, do pháp luật quy định ngân sách cho trả cho chế độ trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn của doanh nghiệp nên mấu chốt thực hiện quan trọng nhất vẫn là người sử dụng lao động. Để tác động tốt
đến đối tượng này cần tăng cường công tác tập huấn phổ biến quy định cho đại diện những người sử dụng lao động, tổ chức giao ban, đánh giá xét thi đua lấy tiêu chí thực hiện trợ cấp thôi việc đánh giá thành tích khi bình chọn những doanh nghiệp có đóng góp cho xã hội, doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật lao động, tặng cờ thi đua cho cá nhân, đơn vị vì có thành tích tốt trong vấn đề quản lý và thực hiện chế độ cho người lao động.
Thứ tư, nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động đối về pháp luật trợ cấp thôi việc. Một vấn đề cản trở khiến cho việc thực hiện trợ cấp thôi việc chưa được hiệu quả lại bắt nguồn từ chính những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của lĩnh vực này là người lao động và người sử dụng lao động. Chính việc chưa nắm bắt thông tin, nắm bắt không đúng quy định gây ra nhiều vấn đề nảy sinh khó giải quyết, làm rối ren khi cơ quan quản lý xử lý, làm việc.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần phải phải huy nêu cao tinh thần tự ý thức của người lao động và người sử dụng lao động. Tuyên truyền, giáo dục đội ngũ này nắm bắt được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong giải quyết chế độ việc làm khi chấm dứt quan hệ lao động.
Thứ năm, xây dựng và nâng cao năng lực của hệ thống thanh tra Nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về trợ cấp thôi việc.
Trước hết cần phải kiện toàn bộ máy thanh tra lao động, nâng cao chất lượng, tăng cường số lượng đội ngũ thanh tra về trợ cấp thôi việc ở các cấp cơ sở để đáp ứng yêu cầu với chức năng nhiệm vụ ngày càng tăng.
Tăng cường xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về trợ cấp thôi việc, xây dựng và hoàn thiện chế tài về xử lý vi phạm. Đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật về trợ cấp thôi việc.
Cần phối hợp thanh tra giữa các ban ngành với nhau để đảm bảo cho công tác thanh tra đạt hiệu quả và không bị chồng chéo gây khó khăn cho công tác thực hiện.
Như vậy, những phương hướng nêu trên về hoàn thiện pháp luật về trợ cấp thôi việc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ trợ cấp thôi
việc. Tuy nhiên, việc đưa vào áp dụng cần phải được cơ quan quản lý nghiên cứu kỹ, tăng cường công tác thực tiễn để trong quá trình sử đổi bổ sung, hoàn thiện quy định về chế độ trợ cấp thôi việc có tính chiến lược bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình, giúp Nhà nước quản lý được dễ dàng và có tính hệ thống.
Đặc biệt, Nhà nước khắc phục những hạn chế của trợ cấp thôi việc hiện hành sẽ giúp cho người lao động sau khi chấm dứt quan hệ lao động được hưởng quyền lợi chính đáng, có thêm một phần thu nhập trong quá trình tìm kiếm việc làm mới.