Khung phân tích sinh kế bền vững

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGUỒN SINH kế của NGƯỜI dân tại xã tân NHỰT HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP HCM (Trang 23 - 26)

1.1. Cơ sở lý thuyết 1 Sinh kế hộ gia đình

1.1.1.3. Khung phân tích sinh kế bền vững

Khung phân tích sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó khăn hoặc tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời, khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan với nhau như thế nào trong những bối cảnh cụ thể. DFID đã đưa ra khung sinh kế bền vững với các thành phần như sau:

Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững

h

- Các cú sốc - Các khuynh hướng - Tính thời vụ

Ảnh hưởng và các nguồn tiếp cận

Chính sách, cơ quan, thủ tục

Chiến lược sinh kế

-Tăng thu nhập

- Tăng phúc lợi

- Giảm rủi ro - Cải thiện an toàn lương thực - Sử dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyênthiên nhiên

Nguồn lực sinh kế Tình huống

dễ bị tổn thương

Kết quả thu nhập H: Nguồn nhân lực S: Nguồn lực xã hội N: Nguồn lực tự nhiên P: Nguồn vật chất F: Nguồn lực tài chính

H

N P F

S

Cơ quan - Các cấp chính quyền - Thành phần tư nhân

- Luật - Chính sách - Văn hóa - Cơ quan Cách tiếp cận

Các thành phần của khung phân tích sinh kế gồm:

- Khả năng dễ bị tổn thương:

Khả năng dễ bị tổn thương là môi trường bên ngoài mà trong môi trường đó sinh kế con người và các tài sản sẵn có của họ bị ảnh hưởng cơ bản, vừa tích cực vừa tiêu cực, bởi những xu hướng, sự thay đổi đột ngột hoặc tính mùa vụ - mà họ hạn chế được hoặc không thể nào kiểm soát được.

Các yếu tố trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương

+ Xu hướng: Xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột trong việc sử dụng, xu hướng kinh tế trong nước và thế giới, những xu hướng cai trị (bao gồm chính sách, những xu hướng kỹ thuật)

+ Các cú sốc: thay đổi về sức khỏe con người, thay đổi tự nhiên, thay đổi kinh tế, xung đột, thay đổi về sức khỏe vật nuôi, cây trồng.

+ Tính thời vụ: biến động giá cả, sản xuất, sức khỏe, những cơ hội việc làm Những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi

- Nguồn lực sinh kế Nguồn: DFID, 1999.

Bao gồm: Nguồn nhân lực (H), nguồn lực xã hội (S), nguồn lực tự nhiên (N), nguồn lực vật chất (P) và nguồn lực tài chính (F).

+ Nguồn nhân lực

Đây là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn lực con người thể hiện kĩ năng, kiến thức, năng lực để lao động và cùng với sức khỏe tốt giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động sẵn có; yếu tố này thay đổi tùy theo số lượng người trong hộ, kĩ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe, v.v…

Nguồn nhân lực được nâng cao bởi đầu tư trong giáo dục và huấn luyện cũng như được nâng cao bởi những kỹ năng được yêu cầu thông qua việc theo đuổi một hoặc nhiều nghề nghiệp

+ Nguồn lực xã hội

Có nhiều tranh luận về định nghĩa nguồn lực xã hội nhưng theo DFID (1999), nguồn lực xã hội là các tiềm lực xã hội mà con người đưa ra để theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu sinh kế này được phát triển thông qua các mạng lưới, các mối liên hệ liên kết với nhau, tính đoàn hội, hợp tác của các nhóm chính thức; và mối quan hệ được thực hiện dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi, và ảnh hưởng lẫn nhau.

+ Nguồn lực tự nhiên

Nguồn lực tự nhiên là khái niệm dùng để chỉ về nguồn tài nguyên cung cấp các nguồn lực và dịch vụ có ích cho sinh kế. Các yếu tố trong nguồn lực này rất đa dạng, bao gồm cả những hàng hóa vô hình như không khí, hệ sinh thái đến những tài sản hữu hình như đất, nước…

+ Nguồn lực vật chất

Bao gồm cơ sở hạ tầng căn bản và các hàng hóa sản xuất cần thiết để hỗ trợ cho sinh kế người dân (cơ sở hạ tầng như là kênh rạch, đường sá, nhà ở, hệ thống cung cấp điện, nước, nhà vệ sinh, các phương tiện tiếp cận thông tin để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, các phương tiện sản xuất như là công cụ, máy móc và

các phương tiện khác giúp con người hoạt động với năng suất cao) Trong tài sản vật chất thì các nhân tố làm cho sinh kế của con người trở nên đa dạng hơn là cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống cung cấp điện và nước.

+ Nguồn lực tài chính

Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi, có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công hay không các tài sản khác. Nguồn tài chính chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn tài chính cơ bản, đó là nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn vào thường xuyên.

Nguồn vốn sẵn có bao gồm tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, vật nuôi, khoản vay tín dụng,…Nguồn vốn vào thường xuyên gồm trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhượng từ nhà nước hoặc các khoản tiền gửi.

Chiến lược sinh kế

Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc lâu dài của người dân để kiếm sống. Nó thể hiện mức độ đa dạng cũng như kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình.

Kết quả sinh kế

Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng do các chiến lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, nhận được phúc lợi nhiều hơn, giảm rủi ro, đảm bảo cao hơn mức an toàn thực phẩm và sử dụng một cách bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGUỒN SINH kế của NGƯỜI dân tại xã tân NHỰT HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP HCM (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w