3.1. Nguồn lực sinh kế 1. Nguồn nhân lực
3.1.2. Nguồn lực vật chất 1. Nhà ở
Từ mẫu điều tra thấy rằng 100% hộ giàu có nhà kiên cố, trong khi với nhóm hộ trung bình thì nhà kiên cố và nhà cấp 4 chiếm gần 99% và chỉ có hơn 1% hộ còn nhà tạm. Tuy nhiên đối với hộ nghèo thì nhà cấp 4 và nhà tạm chiếm gần 91%, có rất ít chỉ khoảng 9% hộ dân nghèo có nhà kiên cố.
Bảng 3.8. Tình trạng nhà ở
Tình trạng nhà
Nhóm Nghèo Nhóm Trung
bình Nhóm Giàu
Số hộ Tỷ lệ
% Số hộ Tỷ lệ
% Số hộ Tỷ lệ
%
Nhà kiên cố 5 9,4 48 56,5 31 100
Nhà cấp 4 34 64,2 36 42,4 0 0
Nhà tạm 14 26,4 1 1,2 0 0
Tổng 53 100 85 100 31 100
Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp
Như vậy ta có thể thấy rằng đối với những hộ giàu, có điều kiện để họ xây dựng nơi ở khang trang và yếu tố an cư lạc nghiệp có thể là một trong những nhân tố để họ an tâm cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, những hộ nghèo còn khó khăn về nhà ở, nhà ở còn nhiều tạm bợ, một phần không nhỏ tạo nên những lo lắng cho cuộc sống của người nghèo.
3.1.2.2. Tài sản sản xuất
Bảng 3.9. Tài sản sản xuất của hộ phân theo nhóm hộ
Chỉ tiêu
Nhóm Nghèo Nhóm Trung
bình Nhóm Giàu Tổng
Số hộ Tỷ lệ
% Số hộ Tỷ lệ
% Số hộ Tỷ lệ
% Số hộ
Tỷ lệ
%
Máy cày 0 0,0 5 5,9 1 3,2 6 3,6
Máy suốt 0 0,0 2 2,4 1 3,2 3 1,8
Bình xịt 28 52,8 29 34,1 10 32,3 67 39,6
Kho chứa 0 0,0 0 0,0 2 6,5 2 1,2
Máy bơm nước 9 17,0 20 23,5 15 48,4 44 26,0
Chuồng trại 7 13,2 17 20,0 11 35,5 35 20,7
Nhà trọ 0 0,0 0 0,0 3 9,7 3 1,8
Xe tải, xe khách 0 0,0 0 0,0 3 9,7 3 1,8
Xe ba gác 0 0,0 1 1,2 0 0,0 1 0,6
Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp
Tài sản sản xuất là một trong những yếu tố hỗ trợ cho hộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình. Trong khi những hộ giàu có nhà trọ hoặc xe tải xe khách hoặc máy cày, máy suốt tạo ra nguồn thu cho kinh tế hộ thì ngược lại những hộ nghèo chỉ có máy bơm, chuồng trại chăn nuôi để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của họ nhưng tỷ lệ những hộ có tài sản này trong nhóm nghèo vẫn thấp hơn khi so sánh với nhóm trung bình, nhóm giàu. Riêng về có bình xịt, nhóm nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất do nó gắn liền với hoạt động sản xuất lúa của nhóm – hoạt động phổ biến hơn khi so sánh với 2 nhóm trung bình và giàu.
Ba loại tài sản sản xuất phổ biến nhất cho cả ba nhóm hộ là bình xịt thuốc, máy bơm nước và chuồng trại (từ 20% đến gần 40% hộ điều tra có những loại tài sản này) và thiếu phương tiện để hoạt động sản xuất kinh doanh cho nhóm hộ nghèo
là những nhận xột cú thể nhỡn thấy rừ khi phõn tớch về tài sản sản xuất của 3 nhúm hộ theo mẫu điều tra.
3.1.2.3. Tài sản sinh hoạt
Trong khi những tài sản sản xuất góp phần tạo nên thu nhập của hộ, thì tài sản sinh hoạt một phần thể hiện mức sống của hộ, hộ có cuộc sống tiện nghi hay còn nhiều thốn thiếu
Trong các loại tài sản sinh hoạt chủ yếu của hộ, ngoại trừ xe đạp thì nhóm hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất khi so sánh với 2 nhóm hộ còn lại, các loại tài sản còn lại thì hộ giàu đều chiếm tỷ lệ cao nhất và tiếp theo là hộ trung bình, hộ nghèo luôn chiếm tỷ lệ thấp nhất. Nhìn chung hầu như tivi, điện thoại di động, quạt máy, bếp gas, xe máy là những tài sản phổ biến trong đời sống người dân kể cả hộ giàu hay nghèo. Chỉ riêng những tài sản như máy giặt, máy tính thì sự phổ biến còn tập trung chủ yếu ở hộ giàu (trên 65%) và một phần hộ trung bình (dưới 30%) trong khi hộ nghèo những tỷ lệ này dưới 6% (phụ lục 6).
Như vậy thấy rằng những hộ khá giả, giàu có thì có nhiều điều kiện mua sắm các trang thiết bị sinh hoạt để phục vụ cho cuộc sống thêm tiện nghi nhiều hơn những hộ nghèo.
3.1.2.4. Các tài sản thiết yếu khác
Hộ giàu không chỉ có điều kiện về tài sản sản xuất, tài sản sinh hoạt mà trong các tài sản thiết yếu khác họ cũng chiếm ưu thế. Về điện nước, 100% hộ dân có điện sinh hoạt; riêng nước sinh hoạt, nước giếng khoan và nước mưa là 2 nguồn nước phổ biến nhất với hộ nghèo, bên cạnh đó 17% hộ thuộc nhóm nghèo vẫn sử dụng nước ao hồ. Đối với hộ trung bình và hộ giàu mặc dù nước giếng khoan vẫn là nguồn nước phổ biến nhất cho cả 2 nhóm hộ nhưng nước mưa đã không còn được sử dụng phổ biến như trong nhóm hộ nghèo, mà thay vào đó là sự phổ biến của nước máy. Và không có hộ nào trong nhóm giàu sử dụng nước ao hồ. Còn hộ trung bình có sử dụng nước ao hồ nhưng chỉ có khoảng 7% số hộ sử dụng
Về vật liệu đun nấu, gas và củi được sử dụng phổ biến giữa các nhóm hộ dù có tỷ lệ khác nhau. Nhóm nghèo mặc dù vẫn sử dụng gas với tỷ lệ hơn 70% nhưng
củi được dùng nhiều hơn với hơn 90%. Trong khi con số này ở nhóm trung bình và giàu cao hơn về gas và thấp hơn về sử dụng củi trong đun nấu. Song song đó, rơm rạ, lá cây vẫn còn được sử dụng trong cả 3 nhóm hộ để giảm bớt chi tiêu của hộ tuy nhiên tỷ lệ hộ sử dụng rơm rạ giảm dần từ hộ nghèo hơn 28% đến hộ trung bình và nghèo chỉ còn 12,9%.
Hiện nay tỷ lệ nhà tắm kiên cố tại xã khá cao, và riêng mẫu điều tra con số này chiếm hơn 75% cho cả 3 nhóm hộ. Về nhà vệ sinh đúng chuẩn ngoại trừ nhóm hộ nghèo tỷ lệ này còn thấp chỉ có 34% hộ trong nhóm đầu tư xây dựng, 2 nhóm hộ còn lại chiếm tỷ lệ khá cao hơn 78% cho hộ trung bình và 100% hộ giàu đã xây dựng. Điều này chứng tỏ rằng càng ngày người dân càng quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh gia đình sạch sẽ và đang hướng dần đến xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm đúng chuẩn. Tuy nhiên đối với hộ nghèo, những con số này chưa cao, do đó khi xây dựng những chương trình về vệ sinh, nước sạch, môi trường nông thôn, đối tượng cần quan tâm trước hết là những hộ nghèo vì đây là nhóm hộ chiếm tỷ lệ thấp nhất trong việc xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh đúng chuẩn (phụ lục 7).
3.1.3. Tài sản tự nhiên