Tài sản tự nhiên 1. Đất đai

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGUỒN SINH kế của NGƯỜI dân tại xã tân NHỰT HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP HCM (Trang 57 - 61)

3.1. Nguồn lực sinh kế 1. Nguồn nhân lực

3.1.3. Tài sản tự nhiên 1. Đất đai

Bảng 3.10. Diện tích đất sở hữu và thuê phân theo tình trạng kinh tế hộ

ĐVT: m2 Diện tích

Nhóm Nghèo Nhóm Trung bình Nhóm Giàu Bình

quân

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Bình quân

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Bình quân

Nhỏ nhất

Lớn nhất Tổng diện tích đất

sở hữu

1.801,

6 30 8.155

4.411,

2 66 29.966

12.057,

6 75 47.000

Diện tích đất ở 337,4 30 1.2 679,4 66,5 3.23 931,3 75 2900

Diện tích đất sản xuất

1.464,

2 0 8.047 3.731,8 0 29.200

10.481,

4 0 46.300

Diện tích đất thuê 37,7 0 2.000

1.055,

3 0 21.000 580,6 0 17.000

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Giữa 3 nhóm hộ giàu trung bình, nghèo trong mẫu điều tra tại xã Tân Nhựt, nhóm hộ nghèo có diện tích trung bình đất sở hữu thấp nhất với chỉ khoảng 1.800m2, thấp hơn khá nhiều diện tích đất bình quân của hộ trung bình gần 4.500 m2 và chỉ bằng khoảng 1/6 diện tích đất bình quân của hộ giàu. Về đất thuê, diện tích

đất trung bình thuê cao nhất thuộc nhóm hộ trung bình với bình quân hơn 1.000 m2. Nhóm hộ nghèo nếu có thuê, diện tích thuê cũng khá thấp chỉ bình quân khoảng 37,7 m2.

Qua bảng trên và qua kiểm định T-test thấy rằng có sự khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và giàu về diện tích đất bình quân sở hữu (phụ lục 15)

Qua bảng 3.10 thấy rằng diện tích đất đai sở hữu của hộ giàu khá cao, đây là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho hộ giàu đa dạng sinh kế nhiều hơn.

3.1.3.2. Mục đích sử dụng đất

Số mục đích sử dụng đất của hộ giàu đa dạng hơn hộ trung bình và hộ nghèo.

Cụ thể có hơn 90% hộ nghèo sử dụng đất đai chỉ cho 1 mục đích thì con số này cho hộ trung bình giảm đi gần 20% và hộ giàu giảm gần 60%. Trong khi đó, số hộ sử dụng đất đai từ 2 mục đích trở lên ở hộ nghèo chỉ chiếm nhỏ hơn 10% thì họ trung bình gần 29% và hộ giàu sắp xỉ 68%.

Bảng 3.11. Mục đich sử dụng đất đai phân theo nhóm hộ

Chỉ tiêu

Nhóm Nghèo

Nhóm Trung

bình Nhóm Giàu Tổng

Số hộ

Tỷ lệ

%

Số hộ

Tỷ lệ

%

Số hộ

Tỷ lệ

%

Số hộ

Tỷ lệ

% Số mục

đích sử dụng đất

1 mục đích 32 91,4 48 71,6 9 32,1 89 68,5

2 mục đích 2 5,7 10 14,9 11 39,3 23 17,7

3 mục đích 1 2,9 9 13,4 8 28,6 18 13,8

Tổng số hộ có đất

trong nhóm 35 100,0 67 100,0 28 100,0 130 100,0

Mục đích sử dụng đất

Trồng lúa 32 91,4 53 79,1 18 64,3 103 79,2

Rau màu 1 2,9 4 6,0 0 0,0 5 3,8

Cây ăn trái 2 5,7 3 4,5 3 10,7 8 6,2

Nuôi cá thịt 1 2,9 21 31,3 16 57,1 38 29,2

Chăn nuôi 2 5,7 7 10,4 7 25,0 16 12,3

Cho thuê 1 2,9 2 3,0 2 7,1 5 3,8

Xây nhà trọ 0 0,0 0 0,0 1 3,6 3 2,3

Buôn bán 0 0,0 4 6,0 4 14,3 8 6,2

Chưa làm gì 0 0,0 3 4,5 1 3,6 4 3,1

Khác 0 0,0 0 0,0 1 3,6 1 0,8

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Về mục đích sử dụng đất, có 32/35 hộ nghèo sử dụng đất để sản xuất lúa.

Ngoài ra các mục đích khác như trồng rau màu, chăn nuôi, nuôi cá…chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với không quá 6% hộ nghèo tham gia. Và hoàn toàn không có hộ nghèo nào sử dụng đất đai để xây nhà trọ hay làm nơi buôn bán. Trong khi đó, đối với hộ trung bình mục đích sử dụng đất của hộ dân đã đa dạng hơn mặc dù mức độ đa dạng còn nhỏ hơn những hộ giàu. % hộ trung bình canh tác lúa đã giảm xuống còn khoảng 79% nhưng các mục đích khác đã tăng dần như trồng rau, nuôi cá thịt, chăn nuôi và làm nơi buôn bán. Đối với hộ giàu, ngoài việc giảm mục đích sử dụng đất cho trồng lúa chỉ còn chiếm không quá 65%, thì những mục đích khác như trồng cây ăn trái, chăn nuôi, nuôi cá thịt, cho thuê đất, xây nhà trọ, sử dụng đất làm nơi buôn bán đã tăng lên cao nhất trong 3 nhóm.

Qua những phân tích trên thấy rằng mục đích sử dụng đất của hộ giàu đa dạng hơn hộ trung bình và hộ trung bình đa dạng hơn hộ nghèo.

3.1.3.3. Sự thay đổi đất đai của hộ dân điều tra Bảng 3.12. Sự thay đổi đất đai của hộ dân điều tra

Tình hình Thay đổi đất dai

Nhóm Nghèo

Nhóm

Trung bình Nhóm Giàu Tổng Số hộ Tỷ

lệ

%

Số hộ Tỷ lệ

%

Số hộ Tỷ lệ

%

Số hộ Tỷ lệ

%

Không thay đổi 44 83,0 53 62,4 19 61,3 116 68,6

Giảm 8 15,1 22 25,9 6 19,4 36 21,3

Tăng 1 1,9 9 10,6 3 9,7 13 7,7

Tăng và giảm 0 0,0 1 1,2 3 9,7 4 2,4

Tổng 53 100 85 100 31 100 169 100

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Trong vòng 5 năm qua từ 2005 đến 2010, trong 169 hộ dân điều tra có đến 116 hộ không thay đổi diện tích đất đai chiếm gần 69% hộ dân trong mẫu nghiên cứu (những hộ nghèo có tỷ lệ % hộ không thay đổi đất đai cao nhất trong 3 nhóm hộ), còn lại khoảng 31% có sự thay đổi. Trong đó giảm diện tích phổ biến hơn với gần 22% hộ dân giảm diện tích đất đai (nhóm hộ trung bình giảm diện tích đất đai

nhiều nhất vì chiếm 25,9% hộ trong nhóm, tiếp đến là nhóm hộ giàu với 21,3% và ít nhất là nhóm hộ nghèo với 15,1%). Về tăng diện tích đất đai và cùng lúc cả giảm, tăng diện tích chiếm khoảng 10%, chủ yếu xảy ra trong hộ trung bình (11%) và hộ giàu (gần 20%) trong khi ở nhóm hộ nghèo chỉ có 1/53 hộ (chiếm 1,9%) được tăng diện tích và hoàn toàn không có hộ nào đồng thời cả tăng và giảm diện tích.

Như vậy có thể thấy rằng sự biến động đất đai chủ yếu xảy ra ở hộ trung bình và hộ giàu. Riêng hộ nghèo có biến động diện tích thì chủ yếu vẫn là sự biến động giảm diện tích đất đai.

Hình 3.1. Lý do giảm diện tích đất đai

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Hình 3.2. Lý do tăng diện tích đất đai của hộ dân

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Hai hình 3.1 và 3.2 thể hiện lý do dẫn đến biến động đất đai ở từng nhóm hộ.

Đối với trường hợp giảm diện tích đất đai, trong cả ba nhóm hộ, giảm do quy hoạch và bán đất là những nguyên nhân chính nhưng theo nhận xét của trưởng ban nhân dân các ấp thì các hộ nghèo mặc dù có đất đai nằm trong khu quy hoạch hoặc bán đất đai nhưng diện tích không lớn nên số tiền họ nhận được không đáng kể, hơn nữa nhiều hộ sau đó không biết sử dụng số tiền đó để đầu tư, sản xuất kinh doanh, họ sử dụng chủ yếu cho chi tiêu gia đình nên vẫn tiếp tục nghèo. Về những lý do giảm diện tích còn lại, trong khi hộ giàu chỉ còn một lý do là chia cho con cái thì đối với hộ trung bình và nghèo, ngoài chia cho con cái họ còn cho thuê đất đai để người khác canh tác, sản xuất.

Trường hợp tăng diện tích đất đai, ở hộ nghèo chỉ có một lý do là do thuê đất. Ở hộ trung bình mặc dù thuê đất vẫn là lý do chính nhưng bên cạnh đó họ tăng diện tích đất còn do mua thêm và được thừa kế. Trong khi đó, đối với hộ giàu cả ba lý do mua thêm, thuê thêm đất đai và được thừa kế chiếm tỷ lệ ngang nhau.

Qua đó, có điều cần quan tâm khi nghiên cứu về sự thay đổi đất đai của hộ dân đó chính là việc hướng dẫn người dân có đất quy hoạch hoặc bán đất sử dụng tiền cho tái sản xuất, định hướng cho họ những hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư mang lại thu nhập cho gia đình hơn là chỉ sử dụng cho mục đích chi tiêu gia đình.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGUỒN SINH kế của NGƯỜI dân tại xã tân NHỰT HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP HCM (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w