Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGUỒN SINH kế của NGƯỜI dân tại xã tân NHỰT HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP HCM (Trang 42 - 45)

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội 1. Đặc điểm kinh tế

2.1.2. Đặc điểm xã hội 1. Dân số

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội

- Giao thông

Các tuyến đường chính như Trần Đại Nghĩa, Thế Lữ, Trương Văn Đa hầu như được mở rộng nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lưu thông buôn bán. Ngoài ra tuyến đường Cao tốc TP.HCM – Trung Lương đi qua xã Tân Nhựt với chiều dài 1.984 m. cũng tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội. Bên cạnh đó, xã đã đầu tư nâng cấp, mở rộng 79,013 km đường liên ấp, liên xã, nội đồng tạo nhiều thuận lợi giao thông.

- Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn xã tương đối chằng chịt, phân bố đều trên các ấp. Đây là điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, tưới tiêu và nuôi trồng thuỷ sản. Thời gian qua một số hệ thống kênh rạch tại xã bị bồi lắng đã được nạo vét, tuy nhiên vẫn còn một số chưa được nạo vét đồng thời chất thải từ khu công nghiệp Lê Minh Xuân đổ vào cống kênh C vẫn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của người dân trong xã.

- Điện

Xã có hệ thống điện hạ thế dài khoảng 65 km, chủ yếu nằm dọc theo các tuyến đường, hiện tại chỉ có 13 hộ ở các ấp, đang sử dụng điện quốc gia nhưng chưa có đồng hồ riêng, do các hộ này nằm tách biệt cách xa đường dây hạ thế, còn lại 99,8% hộ dân sử dụng trực tiếp từ lưới điện quốc gia.

Hiện nay, trên địa bàn xã hệ thống đèn chiếu sáng dọc theo các tuyến đường còn hạn chế cụ thể như tuyến đường Thế Lữ, đường Trương Văn Đa…

- Trường học

Hiện tại trên địa bàn xã có 1 trường mẫu giáo (1 điểm chính và 4 điểm phụ), 2 trường tiểu học (có 2 điểm chính và 3 điểm phụ), 1 trường trung học cơ sở giúp cho học sinh trong xã có điều kiện học tập thuận tiện, tuy nhiên chưa có trường cấp 3, nhiều học sinh trong xã phải đến địa phương khác khá xa xã để học tập.

- Khu văn hoá

Các điểm sinh hoạt văn hoá văn nghệ thường diễn ra tại trụ sở Văn phòng của các ấp hoặc nhà dân. Hiện nay xã có 1 điểm văn hoá liên xã (Tân Nhựt, Lê Minh Xuân, Bình Lợi) nằm đối diện Khu di tích Láng Le – Bàu Cò, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân 3 xã. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức để phục vụ nhu cầu giải trí, giao lưu của người dân. Điều này hạn chế việc phát huy truyền thống của địa phương cũng như giao lưu văn hoá, văn nghệ trên địa bàn xã.

- Chợ

Trên địa bàn xã có một chợ được thành lập từ năm 2005 với 60 sạp, 21 Kiốt nhưng chỉ mới hơn 10 sạp hoạt động buôn bán chủ yếu phục vụ các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày của người dân như rau, cá, thịt. Số lượng người dân mua tại xã rất hạn chế chỉ một số hộ ở khu vực gần chợ (người dân ở tổ 9 ấp 6, tổ 2 ấp 2). Tuy nhiên trên địa bàn xã có nhiều điểm buôn bán nhỏ lẻ dọc các tuyến đường. Ngoài ra, có khoảng 127 điểm kinh doanh quán nước, ăn uống nằm rải rác trên địa bàn các ấp trong xã.

- Bưu điện

Xã hiện có 01 bưu điện văn hóa. Tuy nhiên hệ thống thông tin liên lạc, trang thiết bị còn rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc cho người dân trong xã (người dân thường đến Bưu điện Huyện Bình Chánh hoặc Bưu điện Chợ Đệm – thuộc xã Tân Túc để giao nhận, trao đổi thư từ, bưu phẩm)

- Nhà ở dân cư nông thôn

Tổng số nhà ở trên 5.864 căn, diện tích xây dựng ước tính khoảng trên 50.000 m2, trong đó: có khoảng 40% nhà kiên cố còn lại là nhà cấp 4. Hiện nay trên địa bàn xã nhà tạm bợ còn khoảng 300 căn, chiếm khoảng 5,11%. (Đề án nông thôn mới của UBND xã Tân Nhựt, 2009)

Theo lãnh đạo địa phương phần lớn dân cư sinh sống ở đây từ nhiều đời, nhà ở xây dựng theo kiểu tự phát, không theo quy hoạch do đó làm ảnh hưởng đến mỹ quan tại xã.

- Y tế

Mặc dù trang thiết bị y tế hiện nay tại Trạm y tế xã còn thiếu tuy nhiên đang được đầu tư xây dựng đạt chuẩn để phục vụ cho người dân trong xã. Tỷ lệ y, bác sĩ tại Trạm gồm 3 bác sĩ, 1 y sĩ, 3 y tá, 1 hộ sinh, phục vụ cho hơn 20.000 người dân.

- Môi trường

Theo báo cáo Ủy ban nhân dân xã, hiện nay trên địa bàn xã có: 5.218/ 5.864 hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh môi trường nông thôn vẫn còn hạn chế, vì vậy cấp chính quyên cần vận động nhân dân, quan tâm hơn nữa nhằm đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng.

Vấn đề môi trường được các cấp chính quyền và người dân trong xã quan tâm tuy nhiên Tân Nhựt giáp khu công nghiệp Lê Minh Xuân, ngoài ra trên địa bàn xã nhiều công ty, xí nghiệp chưa đảm bảo xử lý chất thải vệ sinh môi trường (tỷ lệ cơ sở sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn môi trường: khoảng 60% - báo cáo Ủy ban nhân dân xã) nên một số kênh, rạch đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn xã

- Tình hình trật tự xã hội, an ninh trên địa bàn xã khá ổn định. Tuy nhiên, do xã gần KCN Lê Minh Xuân hơn nữa có nhiều công ty xí nghiệp được xây dựng trên địa bàn xã (chủ yếu ấp 2, ấp 6) nên dân nhập cư phát triển nhanh, dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội trên địa bàn xã như trộm cắp.

2. 2. Ảnh hưởng một số chương trình trọng điểm đến sinh kế người dân - Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.

- Đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương đi qua địa bàn xã hơn 19km - Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2012

Những chương trình dự án trên đã tạo điều kiện cho kinh tế văn hóa xã hội tại xã phát triển. Nhiều nguồn vốn được đầu tư vào xã để nâng cấp đường, chuyển

đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của người dân, đất ruộng được quy hoạch làm đường cao tốc, một số nông hộ chuyển sang mua bán kinh doanh…Tuy nhiên bên cạnh đú, những khú khăn trong đời sống người dõn ngày càng rừ nột, mất đất ruộng, chưa có nhiều tay nghề cao, thiếu kỹ năng vào làm nhà máy, xí nghiệp; điều kiện lao động vất vả, lương thấp. Nhiều hộ mức sống tăng lên nhưng nhiều hộ dân sinh kế rất khó khăn. Phân tích sinh kế và tìm giải pháp cho người dân trong giai đoạn này rất cần thiết để có thể đưa ra những chính sách những chương trình hỗ trợ, từ đó tạo điều kiện cho người dân nâng cao mức sống và thu nhập gia đình

2.3. Khả năng dễ bị tổn thương tại xã theo khung phân tích sinh kế của DFID

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGUỒN SINH kế của NGƯỜI dân tại xã tân NHỰT HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP HCM (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w