Hoạt động sản xuất, chi tiêu của hộ dân 1. Hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGUỒN SINH kế của NGƯỜI dân tại xã tân NHỰT HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP HCM (Trang 78 - 84)

3.3.1.1. Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp Bảng 3.22. Thu nhập phân theo nhóm hộ

ĐVT: Triệu/năm

Chỉ tiêu Nhóm

Nghèo

Nhóm Trung bình

Nhóm Giàu Tổng thu nhập từ nông nghiệp của cả nhóm 200,3 1.068,3 1.964,6 Tổng thu nhập từ phi nông nghiệp của cả nhóm 1.511,6 5.718,52 4.827,1 Tổng thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp 1.711,9 6.786,83 6.791,74

Bình quân thu nhập hộ 32,3 79,8 219,1

Bình quân thu nhập đầu người 6,99 16,63 48,86

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Mẫu điều tra được thực hiện với 53 hộ nghèo và nhóm hộ giàu chỉ bằng 0,58 lần hộ nghèo, tuy nhiên tổng thu nhập của nhóm hộ này lại gấp gần 4 lần tổng thu nhập của nhóm hộ nghèo (thu từ nông nghiệp của hộ giàu gấp gần 10 lần thu nhập nông nghiệp từ hộ nghèo, thu từ phi nông nghiệp gấp 3,1 lần). Về mức thu nhập bình quân hộ, hộ giàu gấp 6,7 lần hộ nghèo và gấp 2,7 lần hộ trung bình. Riêng mức thu nhập bình quân đầu người, nếu so với tiêu chí nghèo nhỏ hơn 12 triệu/người/năm của thành phố thì nhóm hộ nghèo tại xã có thu nhập bình quân đầu người chỉ hơn một nửa so với tiêu chí của thành phố, trong khi nhóm trung bình chỉ cao hơn 4 triệu/người/năm (nếu so sánh với chỉ tiêu tương đối thì nhóm này nằm giữa nhóm 1 và nhóm 2 theo 5 mức phân chia thu nhập của thành phố năm 2010).

Tuy nhiên nhóm giàu có thu nhập khá cao và nằm giữa khoảng nhóm 4 và nhóm 5 (2 nhóm giàu nhất trong 5 nhóm thu nhập của thành phố năm 2010)

Thông qua kiểm định T-Test thấy sự khác biệt đáng kể về thu nhập giữa 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và giàu (phụ lục 18 và 19)

3.3.1.2. Mô hình sản xuất nông nghiệp

Từ mẫu điều tra đối với nhóm hộ nghèo thấy rằng độc canh cây lúa là mô hình sản xuất chủ yếu của nhóm hộ nghèo (với hơn 79% hộ nghèo sản xuất). Ngoài ra có một số hộ nuôi heo kết hợp với trồng lúa để tăng thu nhập gia đình. Bên cạnh đó, hộ nghèo cũng đã đa dạng hơn các mô hình sản xuất nông nghiệp như trồng lúa – nuôi bò, nuôi cá – heo, hoặc nuôi heo – trồng rau, trồng cây ăn trái…mặc dù tỷ lệ hộ nghèo sản xuất các mô hình này còn khá ít.

Đối với nhóm hộ trung bình, tỷ lệ độc canh cây lúa đã giảm xuống (47% hộ trung bình độc canh lúa, thấp hơn hộ nghèo 32%) và tăng lên các mô hình kết hợp với cây lúa như lúa heo, lúa – cá, lúa – cá – heo. Hơn nữa khoảng 20% hộ trung bình nuôi cá heo. Qua đó, thấy rằng mô hình sản xuất nông nghiệp của nhóm trung bình đa dạng hơn so với nhóm hộ nghèo mặc dù vẫn còn khuynh hướng gắn sản xuất kết hợp cây lúa với cây trồng vật nuôi khác

Riêng nhóm hộ giàu, độc canh cây lúa đã giảm đáng kể ở nhóm hộ này (chỉ còn 22% hộ giàu độc canh cây lúa). Bên cạnh đó là sự gia tăng của mô hình lúa- cá

– heo đến 22%. Đồng thời mô hình lúa – cá và nuôi cá thịt đều chiếm tỷ lệ trên 10%

trong nhóm hộ này.

Hình 3.10. Mô hình sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Hình trên cũng thể hiện trong các mô hình sản xuất nông nghiệp của hộ giàu thì cá và heo đã được kết hợp để sản xuất nhiều hơn so với nhóm hộ trung bình và nghèo.

3.3.1.3. Cơ cấu thu nhập nông nghiệp

Thu nhập của hộ nghèo và trung bình vẫn chủ yếu từ cây lúa (hộ trung bình là 48,8% và hộ nghèo là 65,6%), riêng hộ giàu thu nhập chủ yếu lại từ nuôi cá chiếm 61,5%. Lúa vẫn chiếm tỷ lệ thứ hai trong cơ cấu thu nhập của hộ giàu tuy Mô hình nông nghiệp hộ nghèo Mô hình nông nghiệp hộ trung bình

Mô hình nông nghiệp hộ giàu

nhiên chỉ chiếm 15,2%. Heo thịt chiếm tỷ lệ gần 20% trong thu nhập nông nghiệp của hộ nghèo và cũng đứng vị trí thứ ba trong hai nhóm hộ trung bình và hộ giàu.

Hình 3.11. Cơ cấu thu nhập nông nghiệp

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Như vậy, lúa, cá và heo là 3 loại cây trồng vật nuôi tạo nên thu nhập nông nghiệp chủ yếu của cả 3 nhóm hộ tuy nhiên với những tỷ lệ khác nhau ở từng nhóm 3.3.1.4. Cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp

Hình 3.12. Cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Trong cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp của hộ nghèo thì thu nhập từ làm công nhân chiếm gần 50%, tiếp theo là thu từ các nguồn khác như làm mướn, đương bao, se nhang, chạy xe ôm, người thân cho hay mua bán phế liệu. Đây thường là các nguồn thu mang lại thu nhập thấp và không ổn định.

Riêng đối với nhóm hộ trung bình, tỷ lệ thu nhập từ công nhân đã giảm xuống và tăng lên thu nhập từ các nghề thợ như thợ hồ, thợ sửa xe, uốn tóc và buôn bán, công nhân viên nhà nước và đã xuất hiện thu nhập từ tiền gửi ngân hàng và có người làm công nhân viên công ty với mức lương ổn định và cao hơn công nhân.

Đối với nhóm hộ giàu, nguồn thu đóng góp cao nhất vào thu nhập phi nông nghiệp là tiền gửi ngân hàng và buôn bán (21,2% thu nhập từ gửi ngân hàng và 19,1% thu nhập từ buôn bán). Hơn nữa các nguồn thu từ làm công nhân viên nhà nước, công nhân viên công ty, lái xe, vận tải đã tăng lên khi so sánh vói nhóm hộ nghèo và trung bình. Đồng thời thu từ công nhân và các nghề thợ đã giảm đáng kể.

Từ những phân tích trên nhận thấy rằng nguồn thu phi nông nghiệp của hộ dân trong mẫu điều tra rất đa dạng với các ngành nghề trong đó nhóm hộ giàu gắn với những ngành phi nông nghiệp mang lại nguồn thu cao và ổn định hơn hai nhóm hộ còn lại.

3.3.2. Chi tiêu

Bảng 3.23. Chi tiêu phân theo nhóm hộ

ĐVT: Triệu/năm

Chỉ tiêu Nhóm

Nghèo Nhóm

Trung bình Nhóm Giàu

Tổng chi tiêu 1.843,26 5.549,54 4.052,58

Chi tiêu bình quân hộ 34,78 65,29 130,73

Chi tiêu bình quân đầu người 7,52 13,60 29,16

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Khi phân tích về chi tiêu ở 3 nhóm hộ thì nhóm hộ giàu là nhóm hộ chi tiêu nhiều nhất, bình quân khoảng 130 triệu/năm, gấp hơn 3,5 lần chi tiêu trung bình của nhóm hộ nghèo và gấp 2 lần so với chi tiêu của nhóm hộ trung bình. Khi so sánh với bình quân chi tiêu của thành phố trong năm 2010 thì nhóm hộ nghèo ở xã chi tiêu thấp hơn chi tiêu bình quân chung của nhóm chi thấp nhất ở thành phố (0,63

triệu/người/tháng so với 0,882 triệu/người/tháng của nhóm 1), nhóm trung bình tại xã chi khoảng 1,13 triệu/người/tháng nằm trong khoảng chi tiêu của nhóm 1 và nhóm 2 theo 5 mức chi tiêu của thành phố (nhóm 2 chi 1,45 triệu/người/tháng) Riêng nhóm hộ giàu nằm trong khoảng chi tiêu của nhóm 3 và nhóm 4 (2,43 triệu/người/tháng so với 1,9 triệu/người/tháng của nhóm 3 và 2,5triệu/người/tháng của nhóm 4). Như vậy có thể thấy mặt bằng chung chi tiêu của người dân điều tra tại xã chi tiêu thấp hơn mức chi tiêu chung của thành phố theo từng nhóm chi tiêu tương ứng.

Mặc dù chi tiêu bình quân mỗi năm khá ít, nhưng nhóm hộ nghèo vẫn chi tiêu nhiều hơn thu nhập bình quân 2,5 triệu/năm. Để cân đối khi thiếu hụt nhiều hộ nghèo vay, mượn người thân, vay các đoàn, hội, tổ chức để chi tiêu, sau đó hộ lại có nhu cầu vay các nguồn khác để trả cho các khoản vay trước. Đây cũng là một trong những lý do làm hộ nghèo còn lẩn quẩn trong vòng nghèo khó.

Nhóm hộ trung bình, sau khi cân đối chi tiêu, mỗi năm hộ còn dư khoảng 14,5 triệu (bình quân khoảng 1,2 triệu/tháng). Số tiền này khá nhỏ cho họ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì thế như hộ nghèo, họ vẫn có nhiều nhu cầu vay vốn để một phần trang trãi sinh hoạt và đầu tư sản xuất.

Riêng với nhóm hộ giàu, chi tiêu bình quân trong năm của hộ có xu hướng thấp hơn thu nhập bình quân hàng năm (thấp hơn 88,4 triệu) nên hộ có khả năng tự cân đối thu chi. Vì thế hộ khi có nhu cầu vay vốn thường để đầu tư mở rộng sản xuất để nâng cao hơn nữa thu nhập của gia đình.

- Cơ cấu chi tiêu của hộ

Hình 3.13 thể hiện cơ cấu chi tiêu của các nhóm hộ. Trong khi nhóm hộ giàu và trung bình có chi tiêu khác như mua sắm tài sản sinh hoạt, tài sản sản xuất, chi may mặc, vui chơi, giải trí… chiếm tỷ lệ lớn nhất thì đối với nhóm hộ nghèo chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày như cá thịt, gạo…chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi tiêu của họ.

Hình 3.13. Cơ cấu chi tiêu của hộ

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Cũng theo hình trên, nếu như hộ trung bình và giàu ít phải chi tiêu cho thuốc men thì ở nhóm hộ nghèo tỷ lệ này cao hơn. Và chi tiêu cho việc học, hộ nghèo cũng là nhóm hộ chiếm tỷ lệ cao nhất khi so sánh với hai nhóm còn lại.

Qua cơ cấu chi tiêu chủ yếu của các nhóm hộ, thấy rằng dù thuộc nhóm hộ nào, hộ dân trong mẫu điều tra cũng chi tiêu trong nhiều khía cạnh tuy nhiên có sự khác nhau về tỷ lệ cơ cấu từng hạng mục chi tiêu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGUỒN SINH kế của NGƯỜI dân tại xã tân NHỰT HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP HCM (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w