Nguồn lực xã hội

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGUỒN SINH kế của NGƯỜI dân tại xã tân NHỰT HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP HCM (Trang 61 - 68)

3.1. Nguồn lực sinh kế 1. Nguồn nhân lực

3.1.4. Nguồn lực xã hội

3.1.4.1. Tình trạng tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật, hội thảo

Theo báo cáo Sơ kết 4 năm chuyển đổi cơ cấu kinh tế của UBND xã Tân Nhựt, từ năm 2006 đến 2010 đã phối hợp với nhiều cơ quan đơn vị thành phố, huyện Bình Chánh tổ chức gần 100 lớp tập huấn KHKT, hội thảo, trình diễn mô hình…cho hơn 2000 người dân tham dự để người dân có cơ hội tiếp cận với KHKT mới, giống cây trồng vật nuôi mới và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần cải tạo thu nhập cho gia đình. Theo nhận xét của cán bộ phụ trách đề án tại địa phương thì nội dung các lớp tập huấn thường về kỹ thuật trồng rau, trồng dừa giống mới, nuôi cá, một số lớp tổ chức về kỹ thuật né rầy, giới thiệu các giống lúa mới. Do hiện tại nuôi cá và trồng rau chủ yếu tập trung

ở hai ấp 3 và 4 nên đa phần hộ dân tham gia là người dân ở hai ấp này. Ngoài ra có một số hộ dân ở các ấp còn lại có mô hình cũng được mời tham gia nhưng số lượng không nhiều. Từ những nhận xét của địa phương, để tìm hiểu về vấn đề này, mẫu điều tra phân tích về mức độ tham gia tập huấn của người dân trong 3 ấp điều tra và nhận thấy ở ấp 3 số lượng hộ tham gia tập huấn là cao nhất với 21/53 hộ dân (chiếm 39%) có tham gia tập huấn trong năm 2010, trong khi ở ấp 2 và ấp 6 con số này chỉ chiếm khoảng 28% cho cả 2 ấp. Tuy nhiên mức độ tham gia giữa các nhóm hộ giàu – trung bình – nghèo khác nhau trong từng ấp và giữa các ấp. Trong từng ấp, tỷ lệ hộ giàu tham gia luôn lớn hơn hộ trung bình và nghèo (ngoại trừ ấp 6 hộ trung bình và hộ giàu tham gia với mức độ không nhiều cách biệt). Khi so sánh giữa các ấp với nhau, tỷ lệ tham gia chia theo 3 nhóm hộ giàu – trung bình – nghèo ở ấp 3 đều lớn hơn 2 ấp còn lại. Qua đó, thấy rằng ấp 3 là ấp có hộ dân tham gia các lớp tập huấn, khoa học kỹ thuật nhiều nhất trong 3 ấp điều tra, giống như nhận xét của cán bộ địa phương. Tuy nhiên có thể có sự khác biệt trong việc tham gia tập huấn giữa các nhóm hộ giàu – trung bình và nghèo (xem phụ lục 8). Kết quả kiểm định Chi Square về mối quan hê giữa tình trạng kinh tế hộ và việc tham gia tập huấn cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa giữa tình trạng kinh tế hộ với việc tham gia tập huấn (Prob

= 0,000). Có thể đó là do những hộ giàu có thời gian nhiều hơn và họ an tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mô hình tập huấn phù hợp với họ nên mức độ tham gia tập huấn của họ nhiều hơn. Trong khi hộ nghèo thường không có nhiều thời gian để tập huấn và sản xuất của họ chủ yếu vẫn là cây lúa nên việc trồng trọt thường theo kinh nghiệm bản thân và hơn nữa các nội dung tập huấn thường về các các cây trồng vật nuôi họ ít sản xuất (phụ lục 16).

Qua những phân tích trên thấy rằng những lớp tập huấn thường có nội dung gắn với hoạt động sản xuất của hộ khá, giàu và đây cũng là đối tượng tham gia chủ yếu các lớp tập huấn, hội thảo. Nội dung tập huấn chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp, còn thiếu những buổi tập huấn trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp hay phi nông nghiệp, hay hội thảo về việc làm, cơ hội làm việc cho người công nhân – đối tượng chủ yếu trong các gia đình nghèo trên địa bàn xã Tân Nhựt.

3.1.4.2. Thành viên tham gia và mức độ ứng dụng tập huấn

Trong 53 hộ dân ở 3 ấp tham gia tập huấn hội thảo thì có đến 79,2% là chủ hộ tham dự và có đến 56,6% chủ hộ ứng dụng những nội dung đã tập huấn vào hoạt động sản xuất của gia đình (còn lại 22,6% chủ hộ không ứng dụng). Đối tượng tham dự chủ yếu thứ hai với 11,3% là vợ hoặc chồng chủ hộ với mức độ ứng dụng là 7,5% trong khi những trường hợp khác như con trai, con gái, và con dâu, cháu tham dự rất ít và không có trường hợp nào ứng dụng nội dung được tập huấn. Có trường hợp đặc biệt cả 2 vợ chồng cùng tham dự và ứng dụng.

Qua đó, thấy rằng nếu chủ hộ tham gia, hoặc cả 2 vợ chồng chủ hộ, hoặc là người vợ hay chồng của chủ hộ tham gia thì mức độ ứng dụng nội dung tập huấn sẽ cao hơn các đối tượng khác tham dự

Hình 3.3. Thành viên tham gia và mức độ ứng dụng tập huấn

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

3.1.4.3. Đánh giá về nội dung tập huấn và mức độ ành hưởng thu nhập

Trong 53/169 hộ dân có tham gia tập huấn thì có 35,8% hộ nhận xét nội dung tập huấn bình thường trong khi 64,2% hộ dân còn lại cho là phù hợp và không có hộ nào đánh giá nội dung không phù hợp với hoạt động sản xuất của gia đình

Qua đó thấy rằng đối tượng tham gia các lớp tập huấn thường là những hộ có mô hình sản xuất đúng với nôi dụng tập huấn, hội thảo. Và đây cũng là lý do những hộ nghèo ít tham gia tập huấn, do họ chưa có các mô hình, chưa sản xuất canh tác các nội dung đang tập huấn.

Các lớp tập huấn có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân, theo như nhận xét của 32/53 hộ dân tham gia tập huấn (chiếm 60,4%), do đó nếu những hộ nghèo tiếp cận với tập huấn thì có thể là một trong những cơ hội để họ thay đổi mức thu nhập hiện tại. Việc cần thiết là nội dung tập huấn cho hộ nghèo nên được thiết kế riêng, trước tiên phải hướng đến hoạt động sản xuất của họ, sau đó dần phân tích chuyển sang những mô hình khác mang lại thu nhập cao hơn để hộ dân thấy sự cần thiết và mức độ khả thi cũng như khả năng áp dụng mô hình mới. Đồng thời ngoài nội dung nông nghiệp các nội dung khác cần được hướng đến như cơ hội việc làm, lớp năng cao kỹ năng tay nghề cho các đối tượng lao động nghèo.

3.1.4.4. Lý do không tham dự tập huấn

Theo mẫu nghiên cứu có đến 116/169 (chiếm 68,6%) hộ dân không tham gia tập huấn. Hình 3.4 thể hiện các lý do không tham dự tập huấn hội thảo của hộ dân chia theo khu vực ấp. Tại ấp 2 hai lý do phổ biến làm người dân không tham gia tập huấn hội thảo là họ không quan tâm về tập huấn và làm chủ yếu theo kinh nghiệm bản thân. Bên cạnh đó, do không có thời gian để tham dự.

Trong khi đó, ở ấp 3 lý do mà người dân không tham gia cao nhất là do người dân làm theo kinh nghiệm bản thân. Ba lý do tiếp theo chiếm tỷ lệ 15,6%

trong trả lời của hộ dân là do họ không biết thông tin, không thấy có lợi ích gì và không quan tâm đến việc tập huấn.

Riêng ấp 6, ngoài lý do không có sản xuất nông nghiệp là lý do chính khiến hộ dân không tham dự hội thảo, tập huấn thì lý do quan trọng thứ hai là do họ

không biết thông tin và không được mời tham dự. Bên cạnh đó lý do không thấy có lợi ích gì và không có người tham gia chiếm đến 10,7% lý do không tham dự của các hộ dân tại đây.

Hình 3.4. Lý do không tham gia tập huấn

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Từ những tìm hiểu trên, đòi hỏi với mỗi ấp để người dân tham dự nhiều hơn cần có kế hoạch triển khai về thông tin tập huấn hội thảo khác nhau. Đối với ấp 2, ấp 3 cần phổ biến nhiều hơn về hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật mới so với kỹ thuật canh tác, sản xuất truyền thống cho người dân thấy được lợi ích của việc tập huấn và giới thiệu cụ thể những điển hình sản xuất có hiệu quả để họ thay đổi suy nghĩ và quan tâm đến việc tiếp cận thông tin KHKT cũng như bố trí thời gian tập huấn phù hợp để người dân có điều kiện tham dự. Riêng ấp 6 cần phổ biến thông tin về thời gian, địa điểm, nội dung tập huấn nhiều hơn để người dân có cơ hội nắm bắt thông tin và tham dự.

3.1.4.5. Tiếp cận thông tin của hộ dân

Bảng 3.13. Nguồn thông tin tổng hợp cho sinh kế hộ dân

Tiếp cận thông tin tổng hợp Số hộ % so với 169 hộ

Từ Thành phố 26 15,4

Từ đài truyền thanh huyện 71 42,0

Từ các phòng ban huyện 25 14,8

Từ UBND xã 82 48,5

Từ Đoàn, Hội xã 44 26,0

Từ Ban nhân dân, tổ, hội ở ấp 104 61,5

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Tại cả 3 ấp nguồn thông tin được cập nhật nhiều nhất là từ ban nhân dân ấp, tổ, hội ở ấp với hơn 61,5% hộ dân tiếp cận thông tin từ nguồn này. Hai nguồn thông tin tiếp theo là thông tin tuyên truyền từ UBND xã và đài truyền thanh huyện với hơn 40%. Các Đoàn, hội xã cũng góp phần cung cấp thông tin cho người dân nhưng mức độ còn thấp khoảng 26% hộ dân trong 169 hộ nhận thông tin.

3.1.4.6. Tham gia các hoạt động xã hội

Tìm hiểu về những điều kiện dẫn đến mức độ tiếp nhận thông tin khác nhau giữa các nhóm hộ, nhận thấy rằng hầu như nhóm hộ nghèo ít tham gia các hoạt động như họp tổ, họp ấp, họp xã, chia sẻ khó khăn trong sản xuất hay tham gia các sự kiện văn hóa thể thao hơn nhóm hộ trung bình và giàu. Và xét trong từng nhóm hộ, họp tổ là hoạt động được hầu hết hộ dân trong các nhóm tham gia nhiều nhất với ít nhất 88,7% hộ nghèo và đến 97,6% hộ trung bình tham gia. Ngoài ra họp ấp là hình thức phổ biến thứ hai trong tham gia các hoạt động tại địa phương của cả 3 nhóm hộ.

Tham gia họp ở xã là hoạt động khá phổ biến đối với hộ giàu, và gần 50% hộ trung bình cũng tham gia trong khi chưa đến 10% hộ nghèo đến xã dự họp.Và khi có khó khăn, muốn trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất thì đối tượng tham gia nhiều nhất vẫn là những hộ giàu, trung bình. Có thể nhờ những hoạt động này mà mức độ nắm thông tin của hộ giàu, hộ trung bình nhiều hơn so với hộ nghèo, và khi có khó khăn họ cũng có cơ hội để tìm ra giải pháp nhanh hơn hộ nghèo (bảng 5.14)

Bảng 3.14. Mức độ tham gia các hoạt động xã hội Mục tham gia Nhóm nghèo

Nhóm trung

bình Nhóm giàu Số

người

Tỷ lệ %

Số người

Số người

Tỷ lệ %

Số người

Họp tổ 47 88,7 83 97,6 29 93,5

Họp ấp 32 60,4 69 81,2 25 80,6

Họp xã 5 9,4 39 45,9 20 64,5

Họp trao đổi kinh nghiệm,

khó khăn trong sản xuất 21 39,6 40 47,1 18 58,1

Tham gia sự kiện văn hóa

thể thao 2 3,8 8 9,4 6 19,4

Nguồn: Khảo sát và tính toán tồng hợp

Đồng thời, qua bảng 3.14 thấy rằng, mặc dù các hoạt động kinh tế, họp tổ ấp khá phổ biến nhưng việc tham gia các sự kiện văn hóa thể thao của cả 3 nhóm hộ còn khá hạn chế. Đây là mặt giải trí tinh thần cho người dân, cũng là cơ hội để người dân giao lưu trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nên thời gian tới, hoạt động này cần được đẩy mạnh hơn để đời sống tinh thần hộ dân ngày càng được đa dạng và phong phú hơn. Có thể kết hợp hình thức văn hóa văn nghệ với giao lưu giữa hộ dân các ấp để từ đó thu hút hơn sự tham gia của người dân địa phương.

3.1.4.7. Tham gia các tổ chức, đoàn hội Bảng 3.15. Tham gia các tổ chức, đoàn hội

Tổ chức tham gia Nhóm nghèo Nhóm trung bình Nhóm giàu Số hộ Tỷ lệ

% Số hộ Tỷ lệ

% Số hộ Tỷ lệ %

Ban quản lý ấp 1 1,9 6 7,1 3 9,7

Hội người cao tuổi 5 9,4 24 28,2 11 35,5

Hội nông dân 6 11,3 24 28,2 18 58,1

Hội phụ nữ 5 9,4 16 18,8 9 29,0

Đoàn thanh niên 1 1,9 10 11,8 2 6,5

Hội Cựu chiến binh 1 1,9 2 2,4 4 12,9

Hội chữ thập đỏ 1 1,9 4 4,7 2 6,5

CLB Khuyến nông 1 1,9 6 7,1 3 9,7

Tổ hợp tác 0 0,0 3 3,5 6 19,4

Tổ chức khác 0 0,0 1 1,2 2 6,5

Tổng 53 100,0 85 100,0 31 100,0

Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp

Bảng 3.15 thể hiện ba tổ chức phổ biến nhất đối với 3 nhóm hộ là hội nông dân, hội người cao tuổi và hội phụ nữ xã mặc dù có sự tham gia khác nhau giữa hộ dân trong 3 nhóm hộ. Nhóm hộ giàu vẫn là nhóm hộ tham gia các tổ chức nhiều nhất, và thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo.

Từ những phân tích về nguồn lực xã hội thấy rằng, nhóm hộ nghèo không những ít tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội nhiều nhất, mà còn là nhóm ít tiếp cận các nguồn thông tin nhất, ít tham gia các lớp hội thảo tập huấn nhất.

Nguồn lực xã hội là một trong những yếu tố quan trọng trong sinh kế hộ dân, là một trong những nhân tố tạo cơ hội cho người dân tiếp cận thông tin bên ngoài và có thể chủ động thay đổi hoạt động sản xuất, thay đổi quan niệm, nhận thức hộ từ đó góp phần thay đổi tình trạng kinh tế hộ. Khác với nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực xã hội có thể tăng cường một cách chủ động. Do đó, đây là một trong những khía cạnh cần quan tâm trong chiến lược xây dựng sinh kế bền vững cho hộ dân ngoại thành.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NGUỒN SINH kế của NGƯỜI dân tại xã tân NHỰT HUYỆN BÌNH CHÁNH – TP HCM (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w