ĐỘNG TRONG TIẾN TRèNH CễNG NGHIỆP HểA – HIỆN ĐẠI HểA
1.2 Các nhân tố cơ bản tác động đến CDCCLĐ .1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế quyết định tốc độ CDCCKT và CDCCLĐ.
Bởi lẽ khi kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, nó đòi hỏi tốc độ chuyển dịch lao động cũng phải tăng cao để cung cấp lao động cho các ngành, các vùng kinh tế nhằm đẩy nhanh tăng trưởng và CDCCKT. Ngược lại, khi tăng trưởng kinh tế cao, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để CDCCLĐ theo trình độ, theo ngành vùng kinh tế nhanh hơn do CDCCKT và do tốc độ phát triển kinh tế đòi hỏi và quyết định.
1.2.2 Năng xuất lao động trong nông nghiệp
Ở Việt Nam, CDCCLĐ chủ yếu là chuyển lao động nông nghiệp ở nông thôn sang phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các khu công nghiệp, ở thành thị. Ngoài ra, có một bộ phận nhỏ vẫn ở nông thôn, chuyển từ lao động nông nghiệp sang phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ … ngay tại nông thôn.
Để thực hiện được sự chuyển dịch đó, năng suất lao động nông nghiệp phải nâng cao, trước hết là lao động trồng trọt và chăn nuôi … Chỉ khi năng suất lao động trong trồng trọt, chăn nuôi được nâng cao, sản suất đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội với một lượng lao động ít hơn trước, lúc đó cho phép giải phóng một bộ phận lao động cung cấp cho các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ … thì việc CDCCLĐ mới thực hiện được.
1.2.3 Khoa học công nghệ
Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong xã hội, có tác động rất lớn đến chuyển dịch CCLĐ. Việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất làm cho năng xuất lao động tăng lên, nâng cao thu nhập, góp phần tích lũy, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân. Đây chính là tiền đề vật chất để chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, thúc đẩy chuyển dịch CCKT và CCLĐ ở nông thôn. Vì vậy, khi các công ty, doanh nghiệp … tích cực cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất đều tạo ra năng suất lao động cao, thu được lợi nhuận cao, thu nhập của người lao động tăng lên, thu hút lao động xã hội, tạo nên sự CDCCLĐ cả về số lượng và chất lượng.
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, sự phát triển của một quốc gia, vùng lãnh thổ phụ thuộc vào nguồn lực con người có trình độ chuyên môn và tay nghề cao là chủ yếu thay vì dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên như trước đây. Kinh tế tri thức xuất hiện và phát triển, chuyển từ việc sử dụng nguồn lực vật chất sang nguồn lực trí tuệ và làm thay đổi tính chất của lao động. Điều này dẫn đến tỷ trọng của lao động trực tiếp giảm mạnh và lao động được đào tạo chuyên sâu, lao động gián tiếp và dịch vụ tăng cao. Nhận thức được vấn đề này, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI đã khẳng định: Phát triển, nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo, chất lượng nguồn lực, phát triển khoa học công nghệ và kinh tế tri thức, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [9].
1.2.4 Các yếu tố về kinh tế hộ gia đình
- Yếu tố đất đai: Đất đai sản xuất nông nghiệp tác động lớn đến quá trình CDCCLĐ, chủ yếu phụ thuộc vào quy mô đất và việc cấp đất cố định cho hộ gia đình. Nếu quy mô đất còn ít thì người lao động có xu hướng chuyển dịch lao động sang các ngành khác càng cao, trong trường hợp này đất đai là yếu tố
“đẩy” đối với quá trình chuyển dịch lao động. Việc cấp đất cố định cho từng hộ gia đình, một mặt có tác dụng làm cho nông nhân yên tâm hơn với sản xuất nông nghiệp, làm giảm khả năng chuyển dịch lao động sang các ngành phi nông nghiệp, mặt khác nó tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng tốt hơn để đa dạng hóa sang hoạt động phi nông nghiệp.
- Yếu tố thu nhập trong nông nghiệp
Thu nhập trong nông nghiệp của hộ gia đình có thể là lực cản của người nông dân chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, nghĩa là nếu thu nhập nông nghiệp cao thì người nông dân sẽ ít chuyển sang các ngành phi nông nghiệp hơn. Nhưng điều đó cũng có thể là lực đẩy, vì thu nhập nông nghiệp cao hơn sẽ tạo điều kiện cho người nông dân đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh sang các ngành phi nông nghiệp.
- Yếu tố nhân khẩu của hộ gia đình:
Sự tác động của yếu tố nhân khẩu của hộ gia đình đến CDCCLĐ thể hiện ở quy mô hộ gia đình và tỷ lệ số người ăn theo trên tổng số người làm việc. Quy mô hộ gia đình là lực đẩy đối với CDCCLĐ. Với những hộ gia đình có quy mô lớn, có điều kiện hơn về lao động nên có thể dễ dàng chuyển dịch lao động. Quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với sức ép về việc làm lớn hơn cho hộ gia đình, điều này buộc hộ gia đình phải đa dạng hóa
sang các hoạt động phi nông nghiệp. Tương tự, số người ăn theo là tỷ lệ giữa tổng nhân khẩu của hộ gia đình chia cho số lao động thực tế đang làm việc, tỷ lệ này càng lớn thì sức ép chuyển dịch càng cao. Bên cạnh đó, dân số tăng nhanh cũng có thể là một thách thức đối với việc thúc đẩy việc làm vì nhu cầu việc làm sẽ tăng, nguồn cung lao động lúc này sẽ dư thừa, điều này gây áp lực lớn đối với việc tạo việc làm.
- Yếu tố về sức ép chi tiêu của hộ gia đình
Nhu cầu về chi tiêu tiền mặt đóng vai trò thúc đẩy hộ gia đình tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp. Ở góc độ khác, nó là yếu tố thu hút, thể hiện sức hấp dẫn về thu nhập tiền mặt của hoạt động phi nông nghiệp đối với hộ nông dân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kể cả khi thu nhập của nông nghiệp ngang bằng với thu nhập phi nông nghiệp thì thu nhập của phi nông nghiệp do chủ yếu thể hiện bằng tiền mặt vẫn có sức hấp dẫn đối với người nông dân.
1.2.5 Đặc điểm và trình độ người lao động
- Tuổi của người lao động: Tuổi của người lao động có tác động đến quá trình CDCCLĐ, thể hiện ở chỗ: Người trẻ tuổi có khả năng chuyển đổi nghề lớn hơn. Tuy nhiên, độ tuổi của người lao động chỉ có tác động lớn đến loại hình lao động làm thuê hơn là lao động tự làm quy mô hộ gia đình. Vì vậy, nếu các chính sách về tạo việc làm tập trung đối tượng người lao động ở độ tuổi trẻ sẽ có tác động đến CDCCLĐ nông thôn.
- Giới tính người lao động: Tác động của yếu tố giới tính người lao động đối với CDCCLĐ thể hiện ở chỗ: Nam giới thường có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ giới và đối với hầu hết các loại hình lao động.
Tuy nhiên, đối với loại hình lao động tự làm quy mô hộ gia đình ít có sự phân biệt về giới tính trong CDCCLĐ.
- Về nhận thức người lao động: . .Ở vùng nông thôn, vấn đề huyết thống và gia tộc đóng vai trò rất quan trọng, nhiều gia đình có đến ba bốn thế hệ cùng chung sống, lối sống gắn kết gia đình – họ tộc – làng xã đã ăn sâu vào nhận thức của người dân, người đàn ông trong gia đình chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, họ tộc … Những yếu tố nói trên ảnh hưởng đến việc CDCCLĐ ở nông thôn, vì người lao động (đặc biệt là lao động nam) ngại thay đổi địa bàn làm việc, mặc dù thu nhập mang lại của công việc mới có thể cao hơn nhiều lần so với thu nhập nông nghiệp tại nông thôn.
Ngoài ra, quan niệm “trọng nam, khinh nữ” cũng có ảnh hưởng đến CDCCLĐ. Hiện nay, vẫn có nơi hạn chế cho con gái học lên trình độ cao hoặc học thêm nghề. Có nơi chỉ truyền nghề gia truyền cho con trai, không truyền cho con gái, điều này đã hạn chế việc phát triển các ngành nghề thủ công, nghề thầy thuốc chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của dân tộc, làm ảnh hưởng đến tốc độ CDCCLĐ theo giới tính, theo một số ngành nghề nhất định.
- Về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ:
CDCCLĐ là quá trình chuyển một bộ phận lao động đang làm những công việc quen thuộc nhiều năm với năng suất lao động thấp sang công việc mới với năng suất lao động cao hơn, có thể vẫn ở nơi đó hoặc đến nơi mới.
Do vậy, để chuyển sang công việc mới, yêu cầu người lao động phải có trình độ văn hóa, chuyên môn nhất định để tiếp thu được quy trình, phương pháp sản xuất, thao tác, tác động của công việc mới. Người có trình độ văn hóa càng cao, chuyên môn cũ càng gần với chuyên môn mới, thì thuận lợi cho công việc mới. Người có trình độ văn hóa thấp hơn, chuyên môn không gần với ngành nghề mới cần phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trong một thời gian nhất định, với chương trình học phù hợp.
Về vấn đề này, nhìn chung, người lao động ở thành thị, khu công nghiệp có lợi thế hơn người lao động ở nông thôn, vùng xa xôi, hẻo lánh. Do đó, chuyển dịch lao động ở thành thị sang các ngành công nghiệp, dịch vụ … khá thuận lợi.
1.2.6 Các yếu tố về cộng đồng
- Các chính sách của Nhà nước: Vai trò quản lý của Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với CDCCLĐ. Thông qua các chính sách cụ thể, Nhà nước tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thúc đẩy CDCCLĐ. Theo đó, các chính sách về phát triển kinh tế nói chung và CDCCKT nói riêng đều có tác động lớn đến CDCCLĐ. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước không chỉ có vai trò thúc đẩy mà còn có vai trò định hướng cho quá trình CDCCLĐ. Trong đó, phải kể đến một số chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, đầu tư, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ …, sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời đẩy nhanh tốc độ CDCCLĐ.
- Cơ sở hạ tầng của địa phương: Tác động của cơ sở hạ tầng ở địa phương đối với CDCCLĐ thể hiện: Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém, làm hạn chế cho đầu tư, sản xuất kinh doanh chậm phát triển, gây khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gây ra những tác động tiêu cực đối với thị trường lao động. Vì vậy, những chính sách của Nhà nước thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở ở nông thôn và cả ở thành thị, cùng với nó là tốc độ đô thị hóa đều có tác động tích cực đến CDCCLĐ.
- Yếu tố công nghiệp hóa, đô thị hóa của địa phương: Sự tác động của yếu tố công nghiệp hóa, đô thị hóa đối với CDCCLĐ thể hiện: Tiến trình CNH, HĐH gắn liền với việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng, nâng cao năng suất lao động và mức sống của người dân. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công
nghệ sẽ làm đa dạng hóa hóa các loại hình sản suất, phát triển các ngành sản xuất cả về số lượng và chất lượng, tạo ra sự đa dạng các loại hình lao động và nâng cao chất lượng lao động trong các ngành, các vùng kinh tế. Công nghiệp hóa tạo điều kiện phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, làm cho CCKT thay đổi mạnh mẽ do sự biến đổi của phương thức sản xuất, sự thay đổi của CCKT tất yếu dẫn đến sự thay đổi CCLĐ trong nền kinh tế.
Quá trình đô thị hóa, một mặt làm giảm diện tích nông nghiệp, nhu cầu lao động trong nông nghiệp giảm dần; mặt khác, do sự phát triển về kết cấu cơ sở hạ tầng cộng với xu hướng tâm lý của người lao động và việc dư thừa lao động nông nghiệp dẫn đến xu hướng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và do đó sẽ tác động đến CDCCLĐ.