Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 64)

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRèNH CễNG NGHIỆP HểA, HIỆN ĐẠI

2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

* Địa lý, địa hình

- Về địa lý: Ba Tơ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm tỉnh lỵ 60 km về phía Tây Nam; có chung đường biên giới với 03 huyện thuộc 03 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Bình Định) và 04 huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi;

là cửa ngừ nối liền cỏc tỉnh duyờn hải miền Trung với Tõy Nguyờn bằng con đường huyết mạch từ Đông sang Tây (Quốc lộ 24); là 01 trong 62 huyện nghèo của cả nước được hưởng Chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

- Về địa hình: Ba Tơ có đặc điểm chung của vùng miền núi ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi, có độ cao từ 300 m – 1.800 m so với mặt nước biển. Có nhiều núi hiểm trở, mật độ sông suối cao với hướng chảy từ Tây sang Đông và theo hướng Bắc Nam tạo nên độ chia cắt mạnh, phần lớn

địa hình là rừng núi ít bằng phẳng, độ dốc cao thấp đột biến, quá trình xói mòn, rửa trôi tương đối lớn. Tuy nhiên do mật độ sông suối cao nên đã hình thành những triền đất ven sông có địa hình tương đối bằng phẳng.

- Về hành chính; Toàn huyện có 20 xã, thị trấn (trong đó, có 08 xã, thị trấn thuộc khu vực II, với 20 thôn, tổ dân phố thuộc vùng đặt biệt khó khăn và 12 xã thuộc khu vực III); dân số toàn huyện hiện có 12.575 hộ dân với 55.662 người. Trong đó 10.528 hộ dân (45.851 người) là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Hre chiếm 82,37%, còn lại là dân tộc Kinh và một số ít dân tộc khác.

* Khí hậu, thủy văn

- Về khí hậu: Mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng duyên hải Nam Trung bộ và bị chi phối bởi điều kiện địa hình phía Đông dãy Trường Sơn với những đặc trưng chủ yếu: Nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, lượng mưa khá lớn. Nhiệt độ trung bình trong năm là 250 C, tháng lạnh nhất trong năm trung bình nhiệt độ 180 C, lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm. Tổng số giờ nắng bình quân 2050 giờ/năm, xấp xỉ trung bình cả nước 2.115 giờ nhưng phân bố không đồng đều, cao nhất là vào tháng 7, tháng 8, thấp nhất là vào tháng 11, tháng 12 hàng năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 3.125 mm, lượng mưa cao nhất 5.120 mm ,từ tháng 9 đến tháng 11 lượng mưa chiếm từ 75% - 80% lượng mưa cả năm nên thường gây ra lũ ống, lũ quét. Ngược lại, về mùa khô, từ tháng 3 đến tháng 8 thường gây ra hạn hán.

- Về thuỷ văn: Có 02 con sông lớn chảy qua là sông Liên và sông Re.

Sông Liên có chiều dài 97 km, sông Re có chiều dài 156 km, các nguồn nước dùng để tưới tiêu chủ yếu từ các khe suối, đập bỗi; huyện có hai hồ chứa nước dùng để tưới tiêu: hồ chứa nước Núi Ngang ở xã Ba Liên có diện tích mặt

nước khoảng 24.000m2; hồ chứa nước Tôn Dung ở thị trấn Ba Tơ có diện tích mặt nước khoảng 15.600m2.

Nhìn chung khí hậu Ba Tơ tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn, tập trung vào một vài tháng trong năm, cùng với địa hình phức tạp và có độ dốc lớn nên hàng năm diện tích bị xói mòn do dòng chảy của các con sông lớn, khó khắc phục được. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp của huyện nhà

* Tài nguyên, thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên 113.669,52 ha chiếm 22,06%

tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó: đất đang sử dụng vào các mục đích là 65.482,72 ha, đát sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 18.287,65 ha; mật độ dân cư thưa 48,95 người/km2 sống tập trung tại thị trấn Ba Tơ và xã Ba Vì, Ba Động.

- Tài nguyên nước: huyện có nguồn nước dồi dào, mật độ sông, suối lớn cùng với lượng mưa trung bình khoảng 4.122,5mm sẽ cho lượng nước dồi dào, đủ khả năng cung cấp nước cho yêu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Tài nguyên rừng: Toàn bộ rừng tự nhiên của huyện là rừng gỗ đa chủng loại; rừng trồng sản xuất, cây trồng đa dạng đáp ứng yêu cầu sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều lợi thế phát triển đa dạng hóa các loại sản phẩm, tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy phát triển du lịch góp phần vào CDCCKT của huyện theo hướng tích cực, hợp lý.

- Tài nguyên khoáng sản: Do địa hình là vùng cao, có hai con sông lớn chảy qua và có nhiều suối nên có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp xây dựng và dịch vụ

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (giá so sánh năm 2010) là 14,9%, trong đó: Nông, lâm nghiệp tăng 5,7%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 37,64%; thương mại dịch vụ tăng 31,56%. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 1.044,99 tỷ đồng, tăng gấp 1,74 lần so với năm 2011 (năm 2011 tổng giá trị sản xuất là 598,73 tỷ đồng); bình quân thu nhập đầu người năm 2015 là 18,76 triệu đồng/người tăng gấp 1,564 lần so với năm 2011 (năm 2011 thu nhập bình quân đầu người 11,9 triệu đồng/người/năm).

Cơ cấu kinh tế năm 2015 so với năm 2011: Tỷ trọng nông - lâm nghiệp giảm từ 72,5% xuống 51,88%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,32% lên 25,93%; thương mại - dịch vụ tăng từ 12,18% lên 22,19%.

Lĩnh vực dịch vụ: Phát triển đa dạng với nhiều loại hình hoạt động, nhiều thành phần kinh tế tham gia, thị trường từng bước được mở rộng. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu gồm dịch vụ thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá, nhà hàng và do cá nhân đảm nhận là chủ yếu.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế của huyện Ba Tơ năm 2011 và năm 2015

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp liên tục tăng trưởng đã góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện. Năm 2015 giá trị sản xuất của ngành (giá so sánh năm 2010) đạt 231,71 tỷ đồng, tăng gấp 1,77 lần so với năm 2011 (giá trị sản xuất năm 2011 là 131,05 tỷ đồng). Tỷ trọng giá trị sản suất của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng trong tổng giá trị sản suất của huyện tăng từ 12,18% năm 2011 lên 22,19% năm 2015.

Ngoài ra, huyện có 02 nhà máy băm dăm ở cụm công nghiệp xã Ba Động, nhà máy đá - tạo hình tại cụm công nghiệp thị trấn Ba Tơ, nhà máy sản xuất và chế biến ván ghép thanh nguyên liệu giấy tạo việc làm ổn định hàng năm cho khoảng từ 400 - 450 nhân công lao động ở địa phương.

- Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ năm 2015 (so sánh năm 2010), đạt 270,76 tỷ đồng, tăng gấp 2,95 lần so với năm 2011 (năm 2011 giá trị sản xuất 91,72 tỷ đồng).

Huyện đã xây dựng Đề án phát triển Du lịch 2011-2015, định hướng đến 2020; tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp các di tích lịch sử - văn hóa; xây dựng các điểm du lịch đề nghị đưa vào tuyến du lịch chung của tỉnh; tham gia các hoạt động nhằm giới thiệu hình ảnh con người, quê hương Ba Tơ đến với bạn bè trong và ngoài nước

- Sản xuất nông nghiệp hướng đến giá trị và hiệu quả kinh tế, trong đó phát triển mạnh cây nguyên liệu đem lại giá trị kinh tế cao; xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực và đạt được kết quả ban đầu.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Tơ phát triển ổn định và mở rộng diện tích theo hướng sản xuất hàng hoá; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bê tông hoá kênh mương nội đồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất, chất lượng các loại cây trồng đều tăng.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2015 (giá so sánh năm 2010) đạt 541,73 tỷ đồng:

+ Năng suất lúa từ 45,58 tạ/ha/năm 2011 lên 52 tạ/ha/năm 2015. Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 25.858 tấn. Lương thực bình quân đầu người tăng từ 396kg/người/năm 2011 lên 460 kg/người/năm 2015,

+ Cây mía: Sản lượng bình quân giai đoạn 2011 - 2015, năng suất 516 tạ/ha/năm; dự kiến niên vụ 2014 - 2015 đạt 52.231 tấn; doanh thu đạt 41.748,8 triệu đồng/năm.

+ Cây keo: Bình quân từ năm 2011 - 2015 trồng 4.773,42 ha/năm, khai thác 4.579,7 ha/năm, sản lượng 350.512m3/năm, doanh thu đạt 320 tỷ đồng.

Độ che phủ rừng tăng từ 66,4% năm 2011 lên 70% năm 2015, giá trị sản xuất đất lâm nghiệp bình quân đạt 70 triệu đồng/ha/chu kỳ, tăng 40 triệu đồng so với năm 2011.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới được tuyên truyền, đẩy mạnh, nhiều cách làm hay đã được nhân rộng. Đã phê duyệt 19/19 Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Đến nay có 02 xã (Ba Chùa và Ba Động) được phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm xã; có 01 xã (Ba Động) thuộc nhóm 3 (đạt 10 - 14 tiêu chí), 02 xã (Ba Chùa, Ba Cung) thuộc nhóm 4 (đạt 5 - 9 tiêu chí) và 16 xã còn lại thuộc nhóm 5 (dưới 5 tiêu chí).

* Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

- Cơ sở hạ tầng được tăng cường xây dựng, nâng cấp mở rộng, bảo đảm kết nối từ trung tâm huyện về trung tâm các xã đảm bảo lưu thông bốn mùa và đấu nối với cỏc đầu mối giao thụng cửa ngừ bằng hệ thống giao thụng đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông thông suốt, an toàn. Sở giao thông vận tải tỉnh đã hoàn thành nâng cấp tuyến quốc lộ 24B theo cấp kỹ thuật (tuyến nối liền các tỉnh duyên hải miền trung với các tỉnh tây nguyên) để

chuẩn bị thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng. Nhờ có sự đầu tư bằng nguồn vốn 30a, giảm nghèo, nông thôn mới, ngân sách địa phương đầu tư mở mới nhiều tuyến đường và nâng cấp, nhựa hoá, cứng hoá nhiều km đường (Bê tông xi măng 78,2km/283m; đường đất 204,9km/283km).

- Nhiều công trình hạ tầng trên địa bàn huyện đã triển khai và đưa vào khai thác, sử dụng như: kè chống sạt lở suối Tài Nằng dài hơn 3,5 km, hệ thống đèn đường chiếu sáng dài hơn 3 km, hệ thống cấp nước sinh hoạt ..;

một số tuyến đường được đầu tư, nâng cấp: Trần Toại, 30/10 .. hoàn chỉnh và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho 03 khu dân cư trên địa bàn thị trấn…; đã đưa vào khai thác và sử dụng chợ liên xã Khu đông (xã Ba Liên, Ba Động, Ba Thành), 20/20 xã, thị trấn sử dụng hệ thống lưới điện quốc gia, đã hình thành và đầu tư vào cụm công nghiệp thị trấn Ba Tơ với quy mô 1,8ha

= 2,8536 tỷ đồng (bê tông xi măng, vỉa hè, hệ thống điện chiếu sáng, tường rào, cổng ngừ).

Bảng 2.1 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Ba Tơ năm 2015

Stt Chỉ tiêu

Số lượng (20 xã, thị

trấn)

Tỷ lệ

% 1

2 3 4 5 6 7

Số xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã Số xã, thị trấn kết nối internex

Số xã có trường Mầm Non

Số xã, thị trấn có trường tiểu học & THCS Số xã, thị trấn dùng điện thắp sáng quốc gia Số xã, thị trấn có trạm Y tế

Số xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh và phát lại truyền hình

20 20 20 20 02 20 20

100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Ba Tơ năm 2015

* Dân số và lao động

Huyện hiện có 12.575 hộ dân với 55.662 người. Trong đó 10.528 hộ dân (45.851 người) là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Hre chiếm 82,37%, còn lại là dân tộc Kinh và một số ít dân tộc khác. Mật độ dân thưa 48,95 người/km2 sống tập trung tại thị trấn Ba Tơ và xã Ba Vì, Ba Động.

Độ tuổi lao động toàn huyện có 31.322 lao động trong độ tuổi, chiếm 56,272% tổng dân số. Trong đó, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp: 22.495 người chiếm tỷ lệ 71,82%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: 3.696 người, chiếm tỷ lệ 11,8%; lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: 5.131 người, chiếm tỷ lệ 16,38%.

2.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

* Về thuận lợi

- Với điều kiện tự nhiên của huyện Ba Tơ có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển đa dạng kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế trang trại, trồng cây công nghiệp làm nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành kinh tế khác của tỉnh, như: cây keo làm nguyên liệu giấy – ván ghép thanh và gỗ tái sinh, sắn công nghiệp, cây mía cho sản xuất đường … tạo nhiều việc làm cho người dân trong huyện.

- Huyện Ba Tơ có diện tích tự nhiên 113.669,52 ha chiếm 22,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ngãi, có điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – lâm nghiệp – dịch vụ để tiến tới chuyển dịch CCLĐ.

- Đất đai chưa khai thác sử dụng còn nhiều, do đó có thể khai hoang tăng diện tích ở vùng có điều kiện. Tận dụng lợi thế lớn về đất đai, nhất là diện tích chưa sử dụng và đất đồi núi có thể chuyển đổi và mở rộng để trồng cây công nghiệp và một số loại cây ăn quả khác gắn với việc phát triển kinh tế trang trại, các ngành nghề chế biến các sản phẩm từ gỗ như đồ gỗ mỹ nghệ,

ván ép thanh, ngành nghề làm chổi và dịch vụ vận tải giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, CCKT chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để chuyển dịch CCLĐ, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp.

* Khó khăn

- Kinh tế chủ yếu vẫn còn thuần nông nên người dân chỉ biết chuyên môn hoá vào một loại công việc gây khó khăn lớn cho người dân khi chuyển đổi nghề nghiệp. Một số diện tích đất sản xuất nghèo chất dinh dưỡng, độ mùn thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế … nên năng suất sản xuất và năng suất một số loại cây trồng và vật nuôi chưa cao.

Đất chưa sử dụng chủ yếu là đất trống đồi núi trọc có độ dốc cao, nên khả năng giữ nước kém, lượng mưa phân bổ không đồng đều nên thường bị hạn hán vào mùa hè và lũ quét vào mùa mưa gây lỡ đất.

- Chi phí các yếu tố sản xuất đầu vào trong nông nghiệp cao, trong khi vốn của người dân cho sản xuất còn hạn chế làm họ khó mở rộng sản xuất và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên thiếu việc làm thường xuyên.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là các tuyến đường giao nội vùng (chủ yếu là đường đất, số km đường bộ được nhựa hoá – bê tông hoá chỉ chiếm 28%), đường dân sinh chưa đủ khả năng phục vụ cho sự phát triển cao, nhất là vào mùa mưa thường hay sụt, lún gây khó khăn, trở ngại lớn cho nhu cầu đời sống nhân dân làm hạn chế đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Là huyện giáp ranh với các huyện thuộc tỉnh Tây Nguyên nên chịu tác động thời tiết khắc nghiệt, mùa hè gió Tây – Nam khô nóng gây bất lợi cho việc phát triển nông nghiệp, phòng cháy rừng. Mùa mưa thường tập trung vào

một số tháng nên lượng mưa lớn, thường bị lốc xoáy, lũ quét gây xói mòn nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

2.2. Tình hình CDCCLĐ huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w