ĐỘNG TRONG TIẾN TRèNH CễNG NGHIỆP HểA – HIỆN ĐẠI HểA
1.4 Kinh nghiệm về CDCCLĐ của một số nước trên thế giới và các địa phương trong nước
1.4.1 Kinh nghiệm CDCCLĐ của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới
* Chuyển dịch CCLĐ ở Hàn Quốc
Quá trình phát triển kinh tế ở Hàn Quốc luôn đi cùng với việc phát triển công nghiệp quy mô nhỏ theo hình thức vệ tinh ở nông thôn phục vụ cho các tập đoàn lớn ở đô thị. Nhờ vây, Hàn Quốc không chỉ giải quyết được bài toán về kinh tế mà cả bài toán về công bằng xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp đã thu hút một lượng lớn lao động nông thôn ra thành thị, giải quyết cơ bản tình trạng thất nghiệp trong nông thôn. Chính sách chuyển dịch lao động Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào:
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Phong trào làng mới (Saemaul Undong) xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã được triển khai rất thành công ở Hàn Quốc. Phát triển công nghiệp nông thôn dựa vào phát triển các nhà máy vệ tinh cho các tập đoàn kinh tế. Đây chính là sự kết nối giữa nông thôn và thành thị theo nguyên tắc thành thị phát triển sẽ đem đến sự phồn thịnh cho nông thôn. Đầu tư của chương trình làng mới được tập trung vào xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng nhằm giúp hình thành các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời làm tăng năng xuất nông nghiệp, làm ổn định đời sống của người dân làm nông nghiệp, không tạo ra các mâu thuẫn khi lao động được rút sang hoạt động phi nông nghiệp.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn
Ngay những năm đầu của thập kỷ 60, Hàn Quốc đã có chính sách khuyến khích phát triển phi nông nghiệp ở nông thôn để thu hút lao động nông nhàn, trong đó chính sách tập trung vào khuyến khích các hoạt động chế biến nông sản. Chính phủ cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật đối với các hoạt động tạo việc làm phi nông nghiệp và việc tổ chức sản xuất theo hình thức hợp tác.
- Hỗ trợ tài chính cho lao động nông thôn
Hàn Quốc thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính cho những người lao động ở nông thôn tở độ tuổi trên 65 nhượng bán hoặc cho thuê đất. Chương trình này bắt đầu vào năm 1997 và mang tên là “chi trả hưu non”, theo đó, những nông dân trên 65 tuổi nếu có mong muốn buôn bán hoặc cho thuê đất trên 5 năm thì sẽ được nhận một khoảng tiền tổng cộng là 2,9 KRW cho 1m2 đất (tương đương 3.000 USD/ha).
Thực hiện hỗ trợ tín dụng cho lao động trẻ nhằm chống lại xu hướng già hóa lực lượng lao động nông nghiệp và khuyến khích chuyên môn hóa, theo đó, hàng năm sẽ lựa chọn khoảng 1.000 lao động nông nghiệp dưới 35 tuổi và cho cơ hội tiếp nhận khoản vốn vay ưu đãi với mức tối đa là 200 triệu
KRW (tương đương khoảng 75.000 USD) khi họ bắt đầu tham gia hoạt động nông nghiệp.
- Hỗ trợ đầu tư phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp Trung tâm nghiên cứu và xúc tiến phát triển Nông nghiệp (ARPC) được thành lập năm 1995 để đảm nhận hỗ trợ nghiên cứu và triển khai (R&D) trong nông nghiệp. Kinh phí cho hoạt động này là 391 tỷ KRW (tương đương 358 triệu USD) và hàng năm tăng thêm 6,4% (cao hơn mức tăng ngân sách quốc gia 4,1%/năm).
Ngoài ra, Hàn Quốc còn đầu tư vào chương trình hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp với ngân sách là 12 tỷ KRW (tương ứng 12,6 triệu USD) năm 2005 và 20 tỷ KRW (tương ứng 20,9 triệu USD năm 2006) nhằm mục đích phát triển hệ thống liên vùng kết nối giữa nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các ngành công nghiệp và chính quyền địa phương nhằm giúp nông dân tiếp cận nhanh nhất với dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và marketing.
* Chuyển dịch CCLĐ của Đài Loan
Một số giải pháp chủ yếu của Đài Loan trong quá trình CDCCLĐ:
- Hỗ trợ sản xuất Nông nghiệp
Đài Loan đã sử dụng 1/3 số vốn viện trợ tái thiết của Mỹ vào phát triển nông thôn, chủ yếu là phát triển khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho nông dân và cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, nông nghiệp Đài Loan tăng trưởng với mức trung bình 4,5%/năm, chủ yếu nhờ thâm canh tăng năng xuất bằng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhưng không tăng thêm vật tư nông nghiệp. Để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động, Đài Loan thực hiện chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp để tạo thêm việc làm cho người lao động.
- Thực hiện chính sách công nghiệp nông thôn
Đài Loan tập trung phát triển ngành nghề nông thôn và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Chính quyền Đài Loan áp dụng chính sách quy hoạch công nghiệp, hạ tầng nông thôn, chuyển các nhà máy từ đô thị về nông thôn và khuyến khích phát triển dịch vụ để tạo việc làm cho cư dân nông thôn. Các doanh nghiệp thủ công và công nghiệp nông thôn được hỗ trợ tín dụng, công nghệ, được chính quyền bảo trợ ký kết hợp đồng với nông dân để thu mua nguyên vật liệu và tiêu thụ nông sản.
* Chuyển dịch CCLĐ của Thái Lan
Chuyển dịch CCLĐ luôn được Thái Lan chú trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sau đây là một số giải pháp chủ yếu được triển khai thực hiện trong CDCCLĐ của Thái Lan:
- Chuyển dịch từ hoạt động thuần nông sang công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
Chính phủ Thái Lan đưa ra một số chương trình hành động nhằm vào:
Tạo việc làm thông qua thay đổi và cơ cấu lại hệ thống sản xuất nông nghiệp;
mở rộng hoạt động công nghiệp và dịch vụ; đa dạng hóa nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và gắn kết nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
- Chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch nông thôn
Chú trọng phát triển du lịch nông thôn dựa vào lợi thế về da dạng văn hóa, truyền thống và nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực nông thôn. Hiện tại, du lịch nông thôn được phát triển theo 05 hướng: du lịch nghỉ dưỡng; du lịch gắn với tìm hiểu văn hóa, lịch sử và khảo cổ; du lịch sinh thái gắn với bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, di trì giá trị nhân văn và giá trị xã hội truyền thống của người dân địa phương; du lịch gắn với người dân làng, chia sẻ những lợi ích kinh tế và các lợi ích khác; du lịch nông học, có thể nhìn, quan sát và
thực hành các hoạt động nông nghiệp truyền thống, nhưng các hoạt động này không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của vùng.
- Đào tạo lao động nông thôn nhằm nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm Trọng tâm của chính sách nhằm vào: đào tạo lại lao động phục vụ sản suất nông nghiệp; đào tạo ngành phi nông nghiệp, nhất là chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái; đào tạo các kỹ năng marketing và buôn bán nông nghiệp quy mô nhỏ; hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp nông thôn vừa và nhỏ nhằm thu hút lực lượng lao động.
* Chuyển dịch CCLĐ của Trung Quốc
Trung Quốc có dân số trên 1,3 tỷ người, là quốc gia dẫn đầu thế giới về dân số và lao động. Trước khi tiến hành đổi mới kinh tế (năm 1978), cơ cấu lao động ở quốc gia này rơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm đổi mới, đến nay Trung Quốc đã thực hiện được cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với cơ cấu kinh tế, cụ thể: 60% lao động nông nghiệp và 40% lao động công nghiệp và dịch vụ. Để có được điều đó, Trung Quốc đã thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng đầu tư cho giáo dục, chú trọng hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động, điều chỉnh cơ cấu giáo dục phù hợp với mục tiêu phát triển các ngành nghề kinh tế;
- Ban hành chính sách phân bố lại lao động dân cư để hạn chế tối đa sự gia tăng dân số ở các đô thị lớn, phát triển các đô thị vừa và nhỏ, tăng cường kiểm soát dòng người di chuyển từ nông thôn ra thành thị;
- Triển khai xây dựng các thị trấn nông thôn, phát triển công nghiệp tại các thị trấn để thu hút lao động nông thôn, phát triển ngành nghề truyền thống để sử dụng lao động tại chỗ;
- Xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế tại các huyện, một mặt thực hiện công nghiệp hóa nông thôn, mặt khác thu hút lao động nông thôn vào làm việc;
- Phát triển đa dạng và toàn diện các ngành nông lâm ngư nghiệp và các nghề phụ khác nhằm tạo ra sự dịch chuyển mạnh mẽ CCLĐ ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp. Đồng thời, căn cứ trên cơ sở quan hệ giữa lao động, đất đai và tính chất của thời vụ sản xuất nông nghiệp mà tiến hành tính toán, di chuyển lao động nông nghiệp lúc nông nhàn sang sản xuất lâm nghiệp và làm các nghề phụ khác.
- Khuyến khích phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp ở nông thôn. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng ít vốn, kỹ thuật đơn giản, sử dụng ít nhân công và nhất là linh hoạt, rất dễ dàng thay đổi cơ cấu sản xuất trước những biến động bất lợi của thị trường.
- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học trong trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, đồng thời thực hiện thủy lợi hóa, cơ khí hóa và hóa học hóa.
- Phát triển các khu công nghiệp cùng với quá trình đô thị hóa nhằm di chuyển một bộ phận lao động dư thừa ở nông thôn vào các thành phố lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước phân công lại lực lượng lao động xã hội.
- Đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động sang các nước trên thế giới nhằm từng bước giảm sức ép về giải quyết việc làm trong nước, đồng thời góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
1.4.2 Kinh nghiệm CDCCLĐ của một số địa phương trong nước
* Chuyển dịch CCLĐ ở tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là địa phương trong thời gian qua có sự chuyển dịch mạnh mẽ về CCKT, điều này kéo theo sự chuyển dịch về CCLĐ. Cùng với quá trình đô thị hóa, trên địa tỉnh đã đang hình thành hàng loạt các khu, cum công
nghiệp, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, điều này dẫn đến việc lao động nông thôn thiếu việc làm, tình trạng dư thừa lao động này tất yếu dẫn đến nhu cầu chuyển đổi nghề, là nhân tố quan trọng trong CDCCLĐ ở địa phương. Trước thực tế đó, tỉnh Quảng Bình thực hiện các giải pháp sau:
- Giảm và sử dụng hiệu quả lao động nông nghiệp bằng cách chuyển từ lao động thuần nông, giản đơn cho năng suất thấp sang các công việc, ngành nghề, loại hình sản xuất có giá trị kinh tế cao như phát triển kinh tế trang trại.
- Nâng cao chất lượng lao động nông thôn thông qua công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho nông dân, nâng cao học vấn, trang bị trình độ chuyên môn kỹ thuật, hiểu biết thị trường cho lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt là lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.
- Phát triển loại hình lao động phi nông nghiệp bằng cách đẩy mạnh đầu tư, khuyến khích các hộ dân chuyển sang làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, chú trọng đến việc bảo tồn, duy trì và mở rộng các làng nghề truyền thống tại nông thôn nhằm thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
* Chuyển dịch CCLĐ ở thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố lớn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, là địa phương có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đô thị hóa mạnh, trong những năm gần đây của thành phố dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong quan hệ lao động, CDCCLĐ ở nông thôn, đồng thời việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất trong sản xuất các doanh nghiệp cũng dẫn đến hàng vạn lao động dôi dư, tạo sức ép về lao động – việc làm ngày càng lớn. Trước tình hình đó, Đà Nẵng đã triển khai các giải pháp sau:
- Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Đây là một trong những biện pháp nhằm tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công
nghiệp thu hút từ các ngành nghề khác chuyển sang, nhất là lao động nông thôn nhằm đẩy mạnh CDCCLĐ từ nông – lâm – ngư nghiệp sang công nghiệp – xây dựng – thương mại, dịch vụ.
- Bên cạnh việc đầu tư cho phát triển các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh như vận tải đường sắt, cảng biển, sân bay quốc tế, tài chính và đặc biệt là du lịch. Đà Nẵng đã đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong khu vực này nhằm tận dụng và phát huy lợi thế so sánh trong chiến lược đầu tư và phát triển.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, ưu tiên đầu tư phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến thủy hải sản. Ban hành các chính sách khuyến khích học nghề, đặc biệt đối với lực lượng lao động nông nghiệp trước đây.
- Chú trọng phát triển các cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp, gắn với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo nghề trình độ cao để đáp ứng cho khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời phổ cập nghề cho số lao động đại trà có trình độ thấp.
* Chuyển dịch CCLĐ ở tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ. Lực lượng lao động ngày càng tăng về cả quy mô và chất lượng, nguồn lao động. Trong đó, đội ngũ cán bộ khoa học không ngừng lớn mạnh, là động lực cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi.
Cùng với sự CDCKT, CCLĐ của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực, số lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ ngày càng tăng, số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm dần.
Hằng năm, Quảng Ngãi đã giải quyết việc làm khoảng 36.500 lao động. Để có được những thành quả đó, thành phố đã tiến hành các giải pháp sau:
- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển mạnh các vùng, ngành, lĩnh vực kinh tế có khả năng thu hút nhiều lao động, chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế dịch vụ, công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
- Thực hiện phân công lại lao động xã hội, chuyển bộ phận lao động có thu nhập thấp sang phát triển một số ngành nghề có thu nhập cao trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ.
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua đào tạo và dạy nghề.
Việc dạy nghề trong doanh nghiệp gắn với doanh nghiệp được phát huy. Thiết lập mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với các cơ sở dạy nghề, giữa nhà nước -dạy nghề - tư vấn – giới thiệu việc làm – doanh nghiệp.
- Ban hành các chính sách khuyến khích người lao động học nghề, ưu tiên hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ có lao động trong vùng di dời, giải tỏa.
1.4.3 Một số kinh nghiệm CDCCLĐ đối với huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi Trên cơ sở nghiên cứu về CDCCLĐ của quốc tế và các địa phương trong nước, căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong CDCCLĐ đối với huyện Ba Tơ, cụ thể như sau:
- Phải đánh giá đúng thực trạng lao động, việc làm ở địa phương và văn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là định hướng CDCCKT để tiến hành các giải pháp thực hiện quá trình CDCCLĐ;
- Phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống, đồng thời du nhập một số nghề mới nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn;
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cải thiện hệ thống giáo dục, cơ sở dạy nghề, mở rộng quy mô loại hình đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là cho lao động nông thôn;
- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động nhằm tạo nguồn thu ngoại tệ, tăng tích lũy vốn để phục vụ cho đầu tư sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động;
- Tăng cường đầu tư máy móc hiện đại, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm nghiệp, chuyển đổi mô hình cây trồng, vật nuôi mới, mở rộng mô hình kinh tế trang trại … nhằm tăng năng xuất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời góp phần làm giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
- Tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thu hút đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, chú trọng phát triển du lịch tham quan các di tích lịch sử, du lịch sinh thái, văn hóa dân tộc, văn hóa ẩm thực.
Tóm lại, CDCCLĐ là một nội dung quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước, là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá quá trình CDCCKT và mức độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng, phù hợp với CCKT sẽ làm đòn bẫy để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm CDCCLĐ có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn, giúp địa phương rút ra được những kinh nghiệm trong bố trí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực lao động trên địa bàn để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội.